Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh ngày càng siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chỉ cần một số ít ca nhiễm xuất hiện là lập tức phong tỏa, kiểm soát diện rộng khiến người dân điêu đứng.
Cộng đồng Hoa Quả Viên ở Quý Dương, Quý Châu đã bị phong tỏa gần 10 ngày, nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm trong cộng đồng bị thiếu hụt và giá cả đã tăng gấp nhiều lần.
Ông Chương đến từ Quý Châu nói với các phóng viên của Sound of Hope rằng, “một cây bắp cải cắt thành 4 phần, mỗi hộ gia đình được một phần tư; một số hộ chỉ được nhận một lá. Một số người đã không ăn trong vài ngày. Có một gia đình có một đứa trẻ khoảng 3, 4 tuổi, mấy ngày nay chưa được ăn gì, hàng cứu trợ không được phân phát mà bị đem đi bán lại, những sự việc như thế này khiến người dân thiếu thốn lương thực và nhu yếu phẩm, tâm lý hoang mang.”
Một người dân ở Hoa Quả Viên, Quý Dương cũng cho biết: “Gia đình chúng tôi gồm 6 người, 2 con nhỏ trong đó một cháu 3 tuổi. Sắp hết sữa bột và chúng tôi không biết sẽ mua ở đâu”, theo Sound Of Hope.
Cuối tuần trước, cư dân Quý Dương đã tụ tập để yêu cầu cộng đồng gỡ phong tỏa, nhưng không thành công. Sau đó, chính quyền lại đưa cảnh sát vũ trang đến để duy trì sự ổn định, video liên quan được tài khoản Twitter @tw_tomy_ đăng tải hôm 12/9.
Tài khoản @ComeAndGo8964 đã đăng tải đoạn video hôm 13/9 và nói thêm rằng: “Cảnh sát tiến vào Quý Dương trong tình trạng thiết quân luật”.
Đoạn video tương tự do cư dân mạng @tw_tomy_ đăng tải cho thấy cảnh sát ở quận Nam Minh, Quý Dương, đã được huy động toàn bộ lực lượng, chặn ở cửa các tòa nhà của khu dân cư Hoa Quả Viên, nơi được mệnh danh là khu dân cư lớn nhất châu Á với 400.000 cư dân trong 300 tòa nhà. Họ đã hành động suốt đêm vào tối ngày 12/9. Tình hình thật đáng sợ.
Một cư dân của một khu dân cư ở Quý Dương đã chia sẻ một thông báo trong khu dân cư của mình, cho biết Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc sẽ cử một tổ công tác đến Quý Dương để giám sát, đồng thời tăng cường kiểm soát và chặn các cửa ra vào của tòa nhà, sẽ có cảnh sát vũ trang canh gác ở cửa và cư dân không được bước chân ra khỏi nhà.
Được biết, một số lượng lớn nhân sự cũng đã được điều động từ các nơi khác đến để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh ở Quý Dương. Một video khác cũng cho thấy cách khử trùng ở đây kiểu rất khủng bố.
Một cư dân mạng khác ở Quý Dương tiết lộ rằng cảnh sát cũng tham gia kiếm tiền từ việc phòng chống dịch, cư dân mạng chế giễu rằng cảnh sát có thêm một nghề mới: nghề bán rau.
Tờ NTDTV cho biết, Vào ngày 10 tháng 9, nhiều cộng đồng ở Quý Dương không những không phân phối thực phẩm và vật dụng cho người dân mà còn bán nhu yếu phẩm với giá cao. Cư dân của nhiều khu dân cư đổ xô xuống lầu để cướp vật tư vào đêm hôm đó. Sau sự việc này, hơn 100 cư dân bị bắt giữ. Tối ngày 11/9, cơ quan chức năng đã cử người đến bao vây toàn bộ khu dân cư để tăng cường kiểm soát.
Hiện tại, cư dân của cộng đồng Hoa Quả Viên ở Quý Dương đã phản ánh rằng tình hình nạn đói vẫn chưa được cải thiện, trong khi cổng của tòa nhà lại bị chặn, có thể nói là tuyệt vọng:
“Hoa Quả Viên làm sao để mua rau? Đã bị đóng cửa hơn mười ngày, hàng hóa hết sạch, có tiền cũng không mua được rau. Quản lý Hoa Quả Viên để làm cái gì! Bây giờ không ra khỏi cửa, hễ ra khỏi cửa là bị đưa đi cách ly, đi chết đi!!!”
“Chúng tôi đã được minh chứng bằng cái giá của sự chết đói, chúng tôi không thể hoàn toàn tin vào những gì chính phủ nói! Cho đến nay, chúng tôi chỉ nhận được vài cái bánh trung thu và một hộp cơm trưa!”
“Tôi ngay từ đầu cũng tin tưởng chính phủ của chúng ta, nói rằng chúng ta có đủ vật tư, nhân dân không phải lo lắng…. Người dân chúng tôi không có yêu cầu quá cao đối với phủ, chúng tôi chỉ muốn tiếp tục được sống mà thôi“.
Người dân địa phương cho biết, đến ngày 11/9, nguồn cung cấp lương thực vẫn không được cải thiện, hàng trăm người đã tập trung ở dưới lầu để chờ mua bắp cải .
Những cư dân đói khát, tức giận đã từ tầng trên ném đá xuống nhắm vào các nhân viên phòng chống dịch đang mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng ở dưới lầu.Một thành phố khác ở Trung Quốc là Y Lê, ở Tân Cương, đã bị phong tỏa hơn một tháng. Những thông điệp xót xa được công chúng gửi đến cho thấy nguồn cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm tại địa phương không đủ, người bệnh hoặc phụ nữ mang thai không có cách nào để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tuy nhiên, chính quyền không giải quyết vấn đề, mà giải quyết người nêu ra vấn đề. Cụ thể, vào ngày 12 tháng 9, các nhà chức trách ở khu tự trị Y Lê Kazakh đã nói rằng họ đã bắt giữ 6 “kẻ tung tin đồn trên Internet”. Trong đó, 5 cư dân mạng đã bị tạm giữ hành chính, và 1 người bị lập hồ sơ để điều tra, nhằm uy hiếp và bịt miệng cư dân mạng.
Mặt khác, thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, đã bước vào ngày thứ 10 bị siết chặt phong tỏa khi chỉ có 8 ca nhiễm. Bí thư Thành ủy Nội Giang Trâu Tử Kính thông báo rằng thành phố đã “bước vào trạng thái thời chiến căng thẳng” và yêu cầu công dân “bám sát các thông tin cập nhật liên quan từ các kênh chính thức có thẩm quyền”, kiểm soát chặt chẽ ngôn luận trực tuyến.
Theo CNA của Đài Loan, Đài Á Châu Tự do (RFA) gần đây cho biết, hơn 90% các tỉnh thành của Trung Quốc đã bước vào trạng thái “quản lý tĩnh”.Một số người tin rằng thảm họa thứ cấp do dịch bệnh không phải là một thảm họa tự nhiên, mà hoàn toàn là một thảm họa nhân tạo, và thảm họa nhân tạo này sẽ không kết thúc với thông báo chính thức rằng “dịch bệnh đã được kiểm soát một cách hiệu quả.”