Đức Giáo hoàng: Cung cấp vũ khí cho Ukraine phòng vệ là chính đáng về đạo đức
Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô (Francis) hôm thứ Năm (15/9) cho biết việc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine là chính đáng về mặt đạo đức để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga.
Phát biểu với các phóng viên trên chiếc máy bay trở về sau chuyến đi kéo dài 3 ngày tới Kazakhstan, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô kêu gọi Kyiv cởi mở các cuộc đối thoại cuối cùng, mặc dù điều đó có thể “khó chịu” vì điều này sẽ gây khó khăn cho phía Ukraine.
Cuộc chiến ở Ukraine do Nga xâm lược vào ngày 24/2, đã cung cấp bối cảnh cho chuyến thăm của Giáo hoàng tới Kazakhstan, nơi ông tham dự một đại hội của các nhà lãnh đạo tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới.
Trong một cuộc họp báo dài 45 phút trên không, một phóng viên đã hỏi Đức Giáo hoàng rằng liệu việc các nước gửi vũ khí đến Ukraine có hợp lý về mặt đạo đức hay không.
“Đây là một quyết định chính trị có thể chấp nhận được về mặt đạo đức, nếu nó được thực hiện theo các điều kiện của đạo đức”, Đức Giáo hoàng nói.
Đức Giáo hoàng giải thích các nguyên tắc về “Chiến tranh chính nghĩa” của Giáo hội Công giáo La Mã, cho phép sử dụng tỷ lệ vũ khí sát thương để tự vệ chống lại một quốc gia xâm lược.
“Tự vệ không chỉ là chính đáng mà còn là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước. Ai mà không tự bảo vệ mình, không bảo vệ cái gì thì không yêu cái đó. Những người bảo vệ cái gì thì chính là yêu cái đó”, Đức Giáo hoàng nói.
Giải thích về sự khác biệt giữa việc cung cấp vũ khí cho quốc gia khác là vi phạm đạo đức hay vô đạo đức, Đức Giáo hoàng nói:”Có thể là vô đạo đức nếu có ý định kích động thêm chiến tranh, hoặc bán vũ khí hoặc bán phá giá vũ khí mà (một quốc gia) không còn cần nữa. Động cơ phần lớn là yếu tố đáp ứng tính đạo đức của hành động này”.
Đức Giáo hoàng, người lần thứ hai trong chuyến công du quốc tế đã ngồi thông suốt cuộc họp báo thay vì đứng vì bệnh đau đầu gối kéo dài, đã được hỏi liệu Ukraine có nên đàm phán với quốc gia đã xâm lược mình hay không và liệu Ukraine có nên vạch “lằn ranh đỏ” tùy vào các hoạt động của Nga để có thể từ chối đàm phán hay không.
Đức Giáo hoàng nói: “Việc đối thoại với các quốc gia đã gây ra chiến tranh luôn luôn khó khăn… rất khó nhưng không nên bỏ qua”.
Đức Giáo hoàng nói: “Tôi sẽ không loại trừ đối thoại với bất kỳ thế lực nào đang có chiến tranh, ngay cả khi đó là với kẻ xâm lược. … Đôi khi quý vị phải thực hiện những đối thoại kiểu như thế này. Điều đó rất khó chịu nhưng phải được thực hiện”, Ngài nói.
Giáo hoàng đã sử dụng từ tiếng Ý “puzza” (bốc mùi hoặc hôi thối), tương đương với từ “bịt mũi” trong tiếng Anh để mô tả làm điều gì đó mà người ta không muốn làm.
Đức Giáo hoàng nói: “Đối thoại luôn là một bước tiến về phía trước, với một bàn tay dang rộng. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ đóng cánh cửa hợp lý duy nhất dẫn đến hòa bình”.
“Đôi khi họ (kẻ gây hấn) không chấp nhận đối thoại. Thật đáng tiếc. Nhưng luôn cần phải đối thoại, hoặc ít nhất là đề nghị. Và điều này có lợi cho những người đề nghị”, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh.
Thanh Hải
Tổng giám đốc WHO Tedros nói dịch bệnh sắp kết thúc, ĐCSTQ chặn tin
Thứ Tư (14/9), trong một cuộc họp báo trực tuyến, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) “đang tiến rất gần” đến sự kết thúc. Điều này đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục vẫn đang sống trong “zero COVID”.
Ông Tedros cho biết, tuần trước số người chết trên toàn cầu do COVID là thấp nhất kể từ tháng 3/2020, đây có thể là bước ngoặt trong đợt bùng phát trên toàn cầu đã kéo dài nhiều năm.
#世衛組織:#中共病毒 大流行結束在望
— 澳洲大紀元 (@epochtimesau) September 15, 2022
世界衛生組織總幹事譚德塞週三(9月14日)表示,中共病毒的全球大流行,已經結束在望。
世界衛生組織總幹事 #譚德塞:「我們從來沒有處於比現在更好的局面來結束這一(中共病毒)大流行。雖然還沒實現,但結束已經在望。」 pic.twitter.com/4WnC8FNWSc
(Nội dung tweet: “Hôm thứ Tư (14/9), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO cho biết, đại dịch virus Trung Cộng toàn cầu sắp kết thúc. Tổng Giám đốc WHO: ‘Chúng ta chưa bao giờ ở vị trí tốt hơn, để chấm dứt đại dịch (COVID) này. Dù vẫn chưa thành hiện thực, nhưng sự kết thúc đã ở ngay trước mắt.’”)
Ông Tedros so sánh tình hình dịch bệnh hiện tại với những vận động viên chạy marathon đang tiến gần về đích. “Chúng ta chưa chạm tới ngưỡng kết thúc đại dịch COVID-19 nhưng cũng đang tiến rất gần tới điều đó”. Ông tin rằng hiện giờ thế giới đang ở thời điểm tốt nhất để khắc phục dịch bệnh, các quốc gia cần tiếp tục kiên trì chống dịch.
Số người bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán trên khắp thế giới tiếp tục giảm trong nhiều tuần. Trong báo cáo hàng tuần về tình hình dịch bệnh, WHO cho biết, số người chết trên toàn cầu vượt quá 11.000 người trong tuần qua, giảm 22%; các ca mắc mới là 3,1 triệu người, giảm 28%. Tính đến ngày 11/9 năm nay, hơn 605 triệu người trên toàn thế giới đã bị nhiễm COVID, số người tử vong vượt quá 6,4 triệu người.
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã nới lỏng các quy định, Trung Quốc Đại Lục vẫn đang tiến hành chính sách phòng chống dịch “zero COVID” khắc nghiệt nhất thế giới.
Chính sách kiểm soát dịch bệnh “zero-COVID” của chính quyền ĐCSTQ đã trở thành thảm họa cho đất nước này, là thử thách tàn khốc đối với sinh kế của người dân. Nỗi ám ảnh tâm lý mà chính sách này mang lại sẽ đeo bám qua nhiều thế hệ người Trung Quốc.
ĐCSTQ liên tục tiến hành xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn, khiến hàng trăm triệu người buộc phải kiểm tra axit nucleic cứ 2 – 3 ngày/lần hoặc, hoặc thậm chí hàng ngày.
Ngày 28/7, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp Bộ Chính trị và nêu rõ “phải kiên định tuân thủ ‘Zero-COVID’, khi thấy dấu hiệu ca nhiễm phải lập tức phong tỏa ngăn chặn để kịp thời kiểm soát, không được buông lỏng”.
Ông Viên Cung Di, nhà bình luận Hồng Kông cho biết, ông Tập Cận Bình sẽ bám lấy “zero COVID” đến cùng, trước khi tái đắc cử tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Đồng thời, ông Tập cũng sử dụng điều này để kiểm tra lòng trung thành của các quan chức ĐCSTQ.
Bài phát biểu của ông Tedros đã gây chú ý với cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục. Thông tin ông Tedros cho rằng việc kết thúc của đại dịch gần ngay trước mắt, làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng vào thứ Tư (14/9). Hầu hết các bình luận đã bị chặn hoặc bị xóa ngay sau đó.
Một số cư dân mạng chế nhạo chính sách “zero COVID” của ĐCSTQ: “Cả lớp đã được nghỉ học, nhưng bạn từng đứng đầu vẫn đang học bù.”
Có cư dân mạng châm biếm ĐCSTQ mưu lợi từ đại dịch: “Làm sao có thể kết thúc được? Công cuộc chống dịch của đất nước tôi đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp chống dịch cũng đang bùng nổ.”
Một số cư dân mạng nói rằng tin tức này đang bị ĐCSTQ kiểm duyệt và có thể bị xóa chỉ trong vài giây.
Có người cho rằng bài phát biểu của ông Tedros đã phá tan nhiều “tin đồn” thổi phồng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Nhiều cư dân mạng chế nhạo rằng ĐCSTQ có thể lặp lại những thủ đoạn cũ của mình, sử dụng những vụ bê bối của người nổi tiếng, nhằm chuyển hướng sự chú ý của người dân trong nước. Một số người nói, phải chăng lần này ĐCSTQ đã thất bại trong việc mua chuộc WHO?
Bình Minh
Trung Quốc phản đối mạnh mẽ dự luật hỗ trợ quân sự Đài Loan của Mỹ
Hôm 15/9 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố phản đối mạnh mẽ sau khi một ủy ban thuộc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có điều khoản thúc đẩy gia tăng hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, theo hãng tin Reuters.
Động thái trên của Trung Quốc diễn ra sau khi Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 14/9 thông qua dự luật Chính sách Đài Loan 2022.
Dự luật này sẽ tiếp tục được đưa ra bỏ phiếu ở Thượng viện, Hạ viện. Nếu lưỡng viện Mỹ thông qua, nó sẽ cần Tổng thống Mỹ ký duyệt để trở thành luật.
Theo hãng tin Reuters, nếu được cả cơ quan lập pháp và tổng thống Mỹ đồng thuận, dự luật sẽ tăng cường hoạt động hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Đài Loan, như chi 4,5 tỷ USD hỗ trợ an ninh hòn đảo trong 4 năm.
Bà Mao Ninh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo, nếu dự luật trở thành luật, nó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Bà cho rằng dự luật mới phát đi một tín hiệu sai lầm nghiêm trọng tới các lực lượng ly khai đòi độc lập cho Đài Loan.
“Trung Quốc phản đối mạnh mẽ dự luật, nhấn mạnh rằng chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ kiên quyết thúc đẩy tái thống nhất hoàn toàn đất nước”, bà Mao Ninh tuyên bố.
Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan leo thang dồn dập trong thời gian qua sau sự kiện Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới thăm Đài Loan hồi đầu tháng trước, khiến Trung Quốc tăng cường các hoạt động tập trận quân sự lớn quanh hòn đảo.
Mỹ đang cân nhắc các phương án trừng phạt Trung Quốc để ngăn chặn nước này xâm lược Đài Loan, trong khi Liên minh châu Âu cũng phải chịu áp lực ngoại giao từ Đài Bắc để làm điều tương tự, theo nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận.
Các nguồn tin cho biết, sự cân nhắc của Washington và cuộc vận động hành lang của Đài Bắc đối với các phái viên EU đều đang trong giai đoạn đầu – có thể coi là phản ứng trước những lo ngại đang gia tăng về một cuộc xâm lược của Trung Quốc khi căng thẳng quân sự leo thang ở eo biển Đài Loan.
Trong cả 2 trường hợp, mục đích là áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài các biện pháp vốn đã được áp dụng ở phương Tây nhằm hạn chế một số thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các công nghệ nhạy cảm như chip máy tính và thiết bị viễn thông.
Phan Anh