Lam Giang
Một báo cáo nội bộ bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) kết luận rằng, ‘Trung Quốc chứ không phải Mỹ, mới là bên hưởng lợi cuối cùng từ các khoản đầu tư nghiên cứu của chính phủ nước này’.
“Theo lý thuyết, Washington đang chi hàng tỷ USD tiền thuế mỗi năm để đạt được sự thống trị về mặt công nghệ trước ĐCSTQ, nhưng người hưởng lợi cuối cùng của nỗ lực đó có thể lại chính là…Trung Quốc”, Thượng nghị sĩ Joni Ernst (Cộng hòa-Iowa) nói với The Epoch Times hôm 28/9.
“Đó là kết luận gây sốc sau một cuộc đánh giá của Bộ Quốc phòng (DoD) phát hiện ra rằng, Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ được phát triển ở Hoa Kỳ bằng cách khai thác các chương trình Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp Nhỏ (Small Business Innovation Research – SBIR) và Chuyển giao Công nghệ Doanh nghiệp Nhỏ (Small Business Technology Transfer – STTR)”.
Đảng Cộng hòa bang Iowa đã mô tả chi tiết quá trình mà các nỗ lực nghiên cứu này mang lại lợi ích cho ĐCSTQ.
Bà Ernst nói: “Quá trình này diễn ra như sau: các công ty Mỹ nhận hỗ trợ phát triển từ tiền thuế của người dân Mỹ để phát triển công nghệ từ DOD và các cơ quan khác được Trung Quốc tuyển dụng, từ đó họ tiếp tục công việc tại các tổ chức có liên kết với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)”.
“Công ty Mỹ sau đó bị giải thể, và thế là các nghiên cứu và tài sản trí tuệ được trả bằng tiền thuế của người dân Mỹ, nay đã được chuyển giao cho một công ty con ở Trung Quốc. Cứ như vậy, những tài sản do người Mỹ tạo ra sẽ được khéo léo chuyển ra nước ngoài cho đối thủ hàng đầu của chúng ta, và chúng ta – chính những người đóng thuế ở Mỹ đang tài trợ cho nỗ lực này”.
Chìa khóa của quá trình này là khả năng thu thập tài sản của các nhân viên tình báo Trung Quốc trong các công ty thực hiện nghiên cứu được tài trợ bởi tiền thuế của Mỹ, theo bà Ernst. Bà cũng trích dẫn một ví dụ trong báo cáo nhưng chưa được công khai.
“Ví dụ, một nhà nghiên cứu và những người đồng sáng lập của một công ty đã giải thể đã nhận được bốn khoản tài trợ để phát triển công nghệ cho tàu vũ trụ và máy bay không người lái. Họ đã được chính phủ Trung Quốc tuyển dụng và hiện đang làm việc cho các tổ chức có liên kết với cơ quan quốc phòng của ĐCSTQ”, bà nói.
Kết quả là “hàng chục triệu USD tiền thuế của Mỹ được dùng để chi trả cho việc phát triển các công nghệ khác, bao gồm băng thông rộng, máy dò nguy cơ sinh học, năng lượng mặt trời, thiết kế cho các thiết bị quân sự và dược phẩm, tất cả đã được chuyển giao cho Trung Quốc”.
Bà Ernst cho biết trong tuyên bố rằng, bà sẽ trao Giải thưởng Squeal mới nhất của mình cho tất cả các cơ quan chính phủ Mỹ đã cho phép các công ty có “giao dịch kép” này mang những đột phá vốn thuộc về Mỹ sang Trung Quốc.
Bà Ernst không hề đơn độc trong vấn đề này. Hồi đầu năm nay, Thượng nghị sĩ Rand Paul (Cộng hòa-Kentucky) đã nói rằng, ông sẽ phản đối việc tái chứng nhận chương trình SBIR trừ khi nó được đảm bảo an toàn trước những nỗ lực của Trung Quốc nhằm lật đổ chương trình.
Một phát ngôn viên của ông Paul yêu cầu giấu tên, nói với tờ Defense News vào tháng 6 rằng, “Hiện đang có những rủi ro nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ khi Trung Quốc tiếp tục đánh cắp công nghệ do chương trình này tạo ra”.
“Ông Paul sẽ không ủy quyền lại chương trình này, trừ khi có những cải cách nhằm tăng cường tính bảo mật cho nghiên cứu và ngăn chặn hành vi lạm dụng của những kẻ xấu móc túi người dân Mỹ, với cái giá là các doanh nghiệp nhỏ sở hữu công nghệ mới nổi có thể tiếp cận giải thưởng SBIR”, vị phát ngôn viên cho hay.
Lo ngại về tính dễ bị tổn thương của các nỗ lực nghiên cứu công nghệ của Hoa Kỳ không phải là điều mới mẻ. Đặc biệt là khi chương trình SBIR phải đối mặt với một tương lai không mấy chắc chắn, mặc dù trên thực tế đây là một trong những nỗ lực quan trọng như vậy.
“Mặc dù không được nhiều người biết đến, nhưng SBIR đã giúp các doanh nghiệp nhỏ tiến hành nghiên cứu và phát triển ở giai đoạn đầu, có rủi ro cao bằng cách phân bổ cho các doanh nghiệp nhỏ một phần cố định (3,2%) trong chi tiêu Nghiên cứu và phát triển (R&D) hàng năm của các cơ quan liên bang”, ông Charles Wessner và ông Sujai Shivakumar đã viết trong một báo cáo gần đây, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CISIS) xuất bản.
“Mười một cơ quan chính phủ khác nhau được yêu cầu tham gia vào chương trình, và DOD chiếm hơn một nửa chi phí, tương đương với khoảng 1,7 tỷ USD so với tổng chi phí của liên bang Mỹ hàng năm khoảng 3,2 tỷ USD”, ông Wessner và ông Shivakumar cho hay.
“Chương trình này độc nhất ở chỗ, nó tập trung vào việc thúc đẩy sự sáng tạo và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ trong việc giải quyết các nhu cầu cấp bách của chính phủ và xã hội về quốc phòng, y tế, năng lượng, không gian và kỹ thuật”.
Lam Giang