Mỹ đẩy nhanh chuyển giao hệ thống phòng không cho Ukraine sau động thái của Nga
Sau khi Nga tiến hành không kích các thành phố của Ukraine nhằm trả đũa vụ nổ trên cầu Crimea, phía Mỹ đã đẩy nhanh chuyển giao vũ khí cho Ukraine, theo hãng tin CNN.
Cụ thể, Mỹ đang tăng tốc vận chuyển 2 hệ thống phòng không tiên tiến cho Ukraine trong bối cảnh Tổng thống Volodymyr Zelenskiy yêu cầu phương Tây tăng cường việc cung cấp vũ khí tân tiến hơn để đối phó với Nga.
Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố rằng tập đoàn Raytheon của Mỹ sẽ đẩy nhanh tiến độ lắp ráp các đơn vị Hệ thống Tên lửa Đất đối không Tiên tiến Quốc gia (NASAMS) bằng cách sử dụng các bộ phận hiện có thay vì chế tạo mới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang ký hợp đồng để sản xuất nhiều bộ phận khác trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine.
Lầu Năm Góc cho hay trong một tuyên bố đưa ra hôm 11/10 vừa qua: “Chúng tôi đang sử dụng một số công cụ để chuyển tiền và hoàn thành quá trình ký hợp đồng một cách nhanh chóng. Chúng tôi tập trung vào tốc độ và đây là một ví dụ về khả năng làm việc nhanh chóng với ngành này để đẩy nhanh quá trình giao vũ khí”.
Tổng thống Zelensky đã nói rằng phòng không là ưu tiên hàng đầu của Ukraine trong cuộc chiến chống lực lượng Nga. Lời kêu gọi này càng trở nên cấp thiết sau khi Nga tấn công tên lửa Ukraine trong những ngày gần đây để trả đũa vụ nổ trên cầu Crimea.
Trong cuộc điện đàm ngày 10/10 với ông Zelensky, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cần thiết cho Ukraine, trong đó có cả các hệ thống phòng không tiên tiến. Tuyên bố của Nhà Trắng không nêu rõ ông Biden đang nói về hệ thống nào, nhưng cuộc điện đàm cho thấy Mỹ đang chịu áp lực phải cung cấp các hệ thống phòng không và chống tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine.
NASAMS, do Kongsberg Defense và Aerospace của Na Uy phát triển, là một trong những hệ thống phòng không được sử dụng rộng rãi nhất của NATO và là hệ thống bảo vệ khu vực Washington. Theo Lầu Năm Góc, hệ thống này sẽ được chuyển giao trong vòng vài tuần.
Phan Anh
Indonesia tiến hành điều tra vụ việc hơn 20 trẻ em tử vong do tổn thương thận cấp
Ngày 12/10, Bộ Y tế Indonesia cho biết rằng cơ quan này sẽ phối hợp với các nhà điều tra thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để tiến hành điều tra các trường hợp tổn thương thận cấp khiến hơn 20 trẻ em tại thủ đô Jakarta tử vong trong năm nay, theo hãng tin Reuters.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi giới chức Gambia cho hay có gần 70 trẻ em đã qua đời do tổn thương thận cấp sau khi uống siro hạ sốt có thành phần paracetamol được bán trong nước. Theo Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm quốc gia Indonesia (BPOM), các loại siro trên không được đăng ký tại nước này.
Bộ Y tế Indonesia cho biết đang liên hệ với các chuyên gia từ WHO đang điều tra các trường hợp tử vong ở Gambia, đồng thời phối hợp với Hiệp hội Nhi khoa Indonesia (IDAI) và một bệnh viện ở thủ đô Jakarta để thành lập nhóm công tác để điều tra vụ việc. Theo cơ quan này, tới nay có 40 trẻ em trên cả nước đã bị suy thận cấp, nhưng không cho biết thời gian các ca bệnh này được báo cáo lần đầu. Các phát hiện ban đầu cho thấy khả năng nhiễm độc có thể là nguyên nhân gây bệnh, nhưng hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
Từ tháng 7 vừa qua, các bác sĩ tại Gambia đã phát hiện một số trẻ em có các triệu chứng suy thận sau khi sử dụng một loại siro có thành phần paracetamol được bán trên thị trường để hạ sốt. Hồi tháng trước, nhà chức trách Gambia bắt đầu mở cuộc điều tra về vụ việc và xác định tổn thương thận cấp là nguyên nhân dẫn đến 69 trẻ em tử vong.
Tuần trước, WHO đã thông báo 4 sản phẩm siro trị ho và cảm lạnh của công ty dược phẩm Maiden gồm Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup chứa một lượng lớn diethylene glycol và ethylene glycol. Các chất này có thể khiến người dùng gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu,… thậm chí dẫn tới tử vong.
Phan Anh
Israel đạt được thỏa thuận biên giới hàng hải lịch sử với Lebanon
Israel và Lebanon đã đồng ý một dự thảo thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ về quyền kiểm soát một vùng biển phía đông của Biển Địa Trung Hải.
Tổng thống Lebanon Michel Aoun (phải) cùng Thủ tướng Lebanon Najib Mikatiâ (trái) sau khi thỏa thuận biên giới trên biển giữa Lebanon và Israel được ký kết tại Beirut, Lebanon vào ngày 11/10/2022. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Lãnh đạo của hai nước bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ được cơ quan thẩm quyền hai nước phê chuẩn, qua đó giải quyết các vùng đặc quyền kinh tế và ranh giới hàng hải của họ, nơi mỗi nước sẽ có độc quyền khai thác tài nguyên. Đáng chú ý, cho đến nay, Israel và Lebanon vẫn chưa có quan hệ chính thức trực tiếp.
Khu vực tranh chấp bao gồm mỏ dầu khí Karish và khu vực hứa hẹn có mỏ dầu khí Qanaa. Israel cho biết, họ sẽ bắt đầu khai thác dầu khí từ mỏ Karish và xuất khẩu sang châu Âu.
Theo tờ The New York Times, Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein, người đã giúp môi giới cho thỏa thuận này, nhận định rằng có thể mất “vài năm” trước khi khí đốt đến tay người tiêu dùng châu Âu, nhưng ông nhấn mạnh rằng “nó gửi một thông điệp rất quan trọng đến Nga” trong bối cảnh Moscow đã sử dụng nguồn cung năng lượng để gây sức ép lên EU.
Trong một thông báo, Tổng thống Lebanon Michel Aoun lưu ý, thỏa thuận này, được Hoa Kỳ bảo đảm, “đáp ứng các yêu cầu của họ và bảo vệ quyền của Lebanon đối với tài sản thiên nhiên này.”
Thủ tướng Israel Yair Lapid ca ngợi, đây là một “thành tựu lịch sử” sẽ củng cố an ninh của Israel, bơm hàng tỷ đô la vào nền kinh tế Israel và đảm bảo sự ổn định cho biên giới phía bắc của chúng tôi.
Thỏa thuận này vẫn phải đối mặt với những thách thức chính trị và pháp lý ở Israel. Thủ tướng Lapid sẽ triệu tập một cuộc họp nội các an ninh, sau đó là một cuộc họp đặc biệt của chính phủ vào ngày 12/10.
Các quan chức Lebanon tuyên bố họ sẽ phê chuẩn thỏa thuận này, nhưng cảnh báo rằng điều đó không có nghĩa là họ sẽ ký bất kỳ “hiệp ước” nào với Israel và thỏa thuận này không phải là một bước để tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia, về cơ bản vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
CNN đưa tin, tuần trước, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati giải thích, một thỏa thuận “sẽ giúp chúng ta tránh khỏi một cuộc chiến rõ ràng trong khu vực.”
Thỏa thuận biên giới hàng hải giữa Israel và Lebanon không ảnh hưởng đến biên giới trên bộ giữa hai nước, nhưng có khả năng sẽ làm giảm căng thẳng về an ninh và kinh tế. Các chuyên gia an ninh dự đoán, thỏa thuận có thể làm giảm căng thẳng giữa Israel với nhóm chiến binh Hezbollah ở Lebanon, vốn đã đe dọa sẽ tấn công các tài sản khí đốt tự nhiên của Israel ở Địa Trung Hải
Theo hãng tin AP, Tiến sĩ Yoel Guzansky, giảng viên nghiên cứu chính của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel, cho rằng: “Nó [thỏa thuận] có thể giúp tạo ra và tăng cường khả năng răn đe lẫn nhau giữa Israel và Hezbollah.”
Hai bên đã gây chiến với nhau vào năm 2006 và Israel coi Hezbollah là mối đe dọa quân sự trực tiếp nhất của mình.
Gia Huy (Theo Newsweek)
Nga đưa tập đoàn Meta vào danh sách khủng bố
Hôm 11/10 vừa qua, cơ quan giám sát tài chính Nga Rosfinmonitoring đã xếp tập đoàn Meta của Mỹ vào danh sách những tổ chức cực đoan và khủng bố, theo tờ TASS.
Cụ thể, trên trang web chính thức, Rosfinmonitoring cho biết tập đoàn công nghệ Mỹ trên đã bị liệt vào danh sách những tổ chức cực đoan và khủng bố với tên gọi đầy đủ là Meta Platforms Inc.
Theo TASS, vào tháng 3 vừa qua, Tòa án quận Tverskoy của thủ đô Moscow đã phán quyết 2 mạng xã hội Instagram và Facebook (thuộc sở hữu của tập đoàn Meta) là các nền tảng hoạt động cực đoan và cấm hoạt động trên toàn lãnh thổ Nga.
Toà án Tversky đã ra phát quyết trên nhằm đáp trả việc tập đoàn Meta tạm thời cho phép người dùng ở Ukraine kêu gọi các hành vi bạo lực nhằm vào quân đội Nga sau khi Moscow phát động cuộc tấn công nhắm vào Ukraine hồi tháng 2. Bên cạnh 2 nền tảng trên, ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Meta vẫn được phép hoạt động tại Nga.
Trước đó, Chính phủ Nga đã mở cuộc điều tra hình sự đối Meta khi coi đây là một tổ chức cực đoan.
Ở một diễn biến khác, hồi tháng trước, Meta cho biết hiện đang xem xét liệu có khôi phục tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump trên nền tảng truyền thông xã hội này hay không, khi quyết định đình chỉ ban đầu sắp hết thời hạn.
Giá đốc điều hành Meta, ông Nick Clegg cho biết: “Chúng tôi đã rất cởi mở. Việc đình chỉ tạm thời đó kéo dài 2 năm cho đến đầu tháng Một. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các dấu hiệu mà chúng tôi nên xử lý về những gì chúng tôi cho rằng có thể hoặc không ảnh hưởng đến các nguy cơ gây hại trong thế giới thực”. Nếu Meta cho phép ông Trump quay trở lại nền tảng thì quyết định này sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 1/2023.
Ông Clegg nhấn mạnh rằng Meta đang cân nhắc các lựa chọn của họ dựa trên những ảnh hưởng đối với thế giới bên ngoài.
Phan Anh
TQ có thể sử dụng tiền kỹ thuật số để né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ
Các quan chức Trung Quốc coi “tiền tệ kỹ thuật số” như một bức tường thành chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây qua các cuộc khủng hoảng, theo một giám đốc gián điệp người Anh.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang học được những bài học từ cuộc xung đột đó,” Giám đốc GCHQ Jeremy Fleming nhận xét trong một bài giảng về an ninh tại Viện nghiên cứu quân chủng liên hợp Hoàng gia.
GCHQ (Government Communications Headquarters) là một tổ chức an ninh chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo cho chính phủ Anh và các lực lượng vũ trang của họ, cũng là một trong những cơ quan tình báo điện tử hàng đầu thế giới.
Các quan chức phương Tây hy vọng cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine sẽ không thúc đẩy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động cuộc chiến nhằm vào Đài Loan, một quốc đảo dân chủ có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Fleming nhấn mạnh, Bắc Kinh đang theo đuổi các khả năng công nghệ cao nhằm duy trì sự kiểm soát đối với người dân Trung Quốc, cũng như vô hiệu hóa các lợi thế kinh tế và quân sự của phương Tây.
“Việc kiểm soát [người dân] cũng là một động lực chính cho Bắc Kinh khi họ tìm cách xây dựng một loại tiền kỹ thuật số tập trung,” ông nhận định hôm 11/10. “Trong tương lai, nó cũng có thể cho phép Trung Quốc né tránh một phần các loại trừng phạt quốc tế hiện đang được áp dụng đối với chế độ của Putin ở Nga. Không nghi ngờ gì nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang học được các bài học từ cuộc xung đột đó.”
Sự đổi mới về tiền tệ như vậy có thể bổ sung cho bộ công nghệ mà theo ông góc nhìn của Fleming, đã phản ánh mong muốn của Trung Quốc trong việc xác lập vị trí đặc quyền trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời củng cố khả năng giám sát và quân sự của nước này. Ông chỉ ra, các vệ tinh Beidou, “đối thủ thay thế cho mạng lưới GPS được thiết lập” của Trung Quốc, có thể như một tài sản tiềm năng cho sự kiểm soát của chính quyền cộng sản cả nước ngoài và trong nước.
Giám đốc GCHQ nói thêm: “ĐCSTQ đã sử dụng mọi đòn bẩy để buộc các công dân và doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng nó – và khiến nó trở thành hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đến hơn 120 quốc gia trên thế giới. Nếu nhìn nhận theo động cơ mà tôi mô tả, quý vị có thể thấy đó là một phần của chiến lược phối hợp. Nhiều người tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống chống lại vệ tinh mạnh mẽ, với giả thuyết từ chối các quốc gia khác tiếp cận không gian trong trường hợp xảy ra xung đột. Điều lo ngại là công nghệ này có thể được sử dụng để theo dõi các cá nhân.”
Diễn biến của cuộc chiến Nga – Ukraine đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi trong những tháng gần đây. Chẳng hạn, Nhật Bản lo ngại sự thành công của Nga sẽ là động lực để Trung Quốc hoặc Triều Tiên lên kế hoạch chi tiết về cách xâm lược quốc gia láng giềng vốn không được trang bị vũ khí hạt nhân, qua việc sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Các cuộc tranh luận còn cấp bách hơn sau khi Trung Quốc không ngừng tiến hành các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan nhằm đáp trả chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Bắc.
Mới đây, trong bài phát biểu kỷ niệm ngày Quốc Khánh Đài Loan, Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố: “Tôi muốn khẳng định rõ ràng với chính quyền Bắc Kinh rằng đối đầu vũ trang hoàn toàn không phải là một lựa chọn cho hai bên. Chỉ có tôn trọng cam kết của người dân Đài Loan về chủ quyền, dân chủ và tự do của chúng tôi mới có thể có nền móng để nối lại sự tương tác mang tính xây dựng giữa hai bên eo biển Đài Loan.”
Ông Fleming ca ngợi khả năng phục hồi của Ukraine trước sự xâm lược của Nga như một minh chứng phần nào cho thấy tính hiệu quả của “công nghệ mạng và thiết bị tiên tiến” của phương Tây. Nhưng ông cũng bày tỏ quan ngại về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.
Ông giải thích: “Khi nói đến công nghệ, các hành động có động cơ chính trị của nhà nước Trung Quốc là một vấn đề ngày càng cấp bách mà chúng ta phải thừa nhận và giải quyết. Đó là bởi vì họ đang thay đổi định nghĩa về an ninh quốc gia thành một khái niệm rộng hơn nhiều. Công nghệ không chỉ trở thành một lĩnh vực cho cơ hội, cho cạnh tranh và cho sự hợp tác – nó trở thành một chiến trường để kiểm soát, định giá trị và gây ảnh hưởng.”
Minh Ngọc (Theo Washington Examiner)
Công nghệ Trung Quốc mang đến một “mối đe dọa to lớn” đối với Tự do
Người đứng đầu của Cơ quan tình báo nước Anh cho biết sẽ cáo buộc chính quyền Trung Quốc sử dụng các phương tiện kinh tế và công nghệ để trấn áp các chính kiến bất đồng ở trong nước và bắt buộc họ tuân thủ ở nước ngoài.
Theo một bản ghi chú vừa được công bố, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và đặt ra “một mối đe dọa lớn đối với tất cả chúng ta”, Jeremy Fleming – Giám đốc Trụ sở Truyền thông Chính phủ Vương quốc Anh (GCHQ) cho biết.
Theo báo cáo, Fleming sẽ nói với một cuộc họp của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia rằng ĐCSTQ, tổ chức cai trị Trung Quốc như một quốc gia độc đảng, đã tìm cách “định hình hệ sinh thái công nghệ toàn cầu” thông qua việc thao túng tiền kỹ thuật số và sử dụng các hệ thống vệ tinh săn mồi.
Được biết, GCHQ là một trong ba cơ quan tình báo chính của Anh, cùng với MI5 và MI6.
“ĐCSTQ tìm cách đảm bảo lợi thế của mình thông qua quy mô và thông qua kiểm soát”, Fleming cho biết.
“Điều này có nghĩa là họ nhìn thấy cơ hội để kiểm soát người dân Trung Quốc hơn là tìm cách hỗ trợ và giải phóng tiềm năng của công dân của họ. Họ coi các quốc gia là đối thủ tiềm năng hoặc các quốc gia khách hàng tiềm năng, bị đe dọa, hối lộ hoặc ép buộc”.
Dựa trên nhu cầu kiểm soát người dân Trung Quốc và tấn công lối sống phi cộng sản này là một “cảm giác sợ hãi”, Fleming cho biết, bao gồm cả nỗi sợ hãi to lớn của ĐCSTQ đối với chính người dân Trung Quốc.
“Và chúng ta đang thấy rằng nỗi sợ hãi diễn ra thông qua sự thao túng của các hệ sinh thái công nghệ làm nền tảng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta — từ việc giám sát công dân của chính nó và hạn chế quyền tự do ngôn luận đến ảnh hưởng đến các hệ thống tài chính và các lĩnh vực mới”. Fleming sẽ trình bày trong cuộc họp tới.
Ông Fleming cũng dự kiến sẽ cảnh báo rằng giới lãnh đạo ĐCSTQ đang tìm cách phân mảnh cơ sở hạ tầng của internet để kiểm soát nhiều hơn đối với dân số trên toàn thế giới.
Những bình luận đó dường như lặp lại cảm xúc của các báo cáo trước đây cho thấy chế độ này đang cố gắng xây dựng “thế giới công nghệ” khác biệt của riêng mình với các công nghệ, chính sách và thực tiễn của mình.
Ông Fleming cũng sẽ nói về vấn đề cách các nhà chức trách ĐCSTQ đang sử dụng tiền kỹ thuật số để rình mò các giao dịch của người dùng và tận dụng các hệ thống vệ tinh BeiDou để từ chối các quốc gia khác truy cập vào dữ liệu dựa trên không gian.
Ông sẽ kêu gọi các công ty và nhà nghiên cứu phương Tây tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ và phát triển các giải pháp thay thế cho công nghệ Trung Quốc, điều mà Fleming sẽ lập luận mang đến “chi phí ẩn”.
Nhất Tín, theo The Epoch Times