Nam Sơn
Tổng thống Ukraina Zelensky được cho là đã ký một sắc lệnh từ chối đàm phán với ông Putin sau khi ông Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh ở phía nam Ukraina vào Nga. Việc không đàm phán với ông Putin đã trở thành một đạo luật của Ukraina và đã được pháp luật hóa. Cuộc chiến tranh Nga-Ukraina dường như sẽ là ngòi nổ cho những xung đột leo thang của Nga, Mỹ và các nước phương tây. Ukraina đã thúc đẩy cuộc chiến sang một giai đoạn khốc liệt hơn.
Theo một nghĩa nào đó, cuộc chiến đã bước vào giai đoạn quyết tử. Bởi vì đối với ông Putin, ông không thể thất bại trong cuộc chiến này. Trong nhiều năm, Điện Kremlin đã dày công vun đắp hình ảnh ông Putin, khuyến khích công chúng Nga tin rằng chừng nào ông còn nắm quyền thì họ sẽ an toàn.
Konstantin Remchukov, chủ sở hữu và tổng biên tập của tờ báo Nga Nezavisimaya Gazeta, tin rằng: “Nhận thức của ông Putin đã dẫn dắt toàn bộ diễn tiến của cuộc xung đột này.”
“Ông ấy là nhà lãnh đạo độc tài của một cường quốc hạt nhân. Ông ấy là nhà lãnh đạo không bị thách thức ở đất nước này. Ông ấy tin rằng cuộc chiến này là vô cùng quan trọng. Không chỉ cho ông ta. Mà còn cho tương lai của nước Nga, vì vậy Nga không thể thua trong cuộc chiến này.”
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ không từ bỏ cuộc chiến để giành lại lãnh thổ đã mất vào tay Nga, Kyiv cho biết quân đội của họ đã tiến đến bờ đông sông Oskil, đe dọa lực lượng chiếm đóng của Nga ở Donbass. Vượt qua Oskil sẽ đánh một dấu mốc quan trọng khác trong cuộc phản công của Ukraina ở khu vực đông bắc Kharkiv. Con sông này chảy về phía nam đến sông Siversky Donets, qua Luhansk, một trong hai tỉnh ở vùng Donbass do Nga kiểm soát.
Ông Zelensky khẳng định rằng Ukraina sẽ giành chiến thắng trước Nga và mang lại tự do cho người dân nước này.
Ông nói: “Bằng cách đánh bại [Nga], chúng tôi có thể đáp trả tất cả những kẻ thù xâm lấn Ukraina, xâm phạm quyền của những người đã sống, những người đang sống và những ai sẽ sống trên đất của chúng ta. Thế giới sẽ thấy rằng người Ukraina không mất nhân tính trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Kẻ thù có thể tấn công vào các thành phố của chúng ta, nhưng không bao giờ làm mất đi phẩm giá của chúng ta” – ông Zelensky nhấn mạnh.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraina Valerii Zaluzhnyi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các binh sĩ vì sự cống hiến của họ, ông nói: “Chúng ta đã ngăn chặn sự tấn công dữ dội của kẻ thù và kết thúc huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội Nga”.
Khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến
Một báo cáo cho biết, ông Zelensky gần đây đã yêu cầu Mỹ và NATO thực hiện đòn tấn công phủ đầu nhằm ngăn chặn Nga phát động chiến tranh hạt nhân. Có nhận định cho rằng: “Kể từ tháng 9, trên chiến trường Nga-Ukraina, quân đội Nga đã phải hứng chịu một loạt thất bại thảm hại. Trong bối cảnh hệ thống chính trị gần như độc tài của Nga, tham nhũng thể chế, tham nhũng chính trị đã trực tiếp làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga, việc giành chiến thắng trong cuộc chiến này bằng các phương tiện thông thường dường như là không thể”.
Vì vậy, trong hoàn cảnh này, khi trên chiến trường Nga có xu hướng thất bại, ông Putin và Nga có khả năng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, đây sẽ là một sự kiện rất có thể xảy ra. Ông Zelensky rõ ràng nhận thấy điều này, vì vậy ông hy vọng rằng Hoa Kỳ hoặc NATO có thể đi đầu trong việc phát động các cuộc tấn công chống lại Nga, tước bỏ khả năng phát động chiến tranh hạt nhân của Nga. Nhưng các chuyên gia nhận định, Hoa Kỳ và NATO không thể đưa ra quyết định như vậy. Bởi ngay từ đầu cuộc chiến, Mỹ và NATO đã thận trọng để tránh xung đột trực tiếp với Nga. Một khi Nga gục ngã trên chiến trường thông thường, việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để cứu vãn thất bại là lựa chọn rất có thể xảy ra.
Nguyên nhân chiến thắng của Ukraina trên chiến trường
Ukraina đã tiến hành huy động toàn diện đất nước, chính là cả nước đã bước vào tình trạng chiến tranh. Bởi vì đây là một cuộc chiến tranh vệ quốc, và đó là một nguyên nhân gốc rễ bên trong khiến Ukraina có thể giành chiến thắng trên chiến trường trong thời gian gần đây. Hoa Kỳ, NATO và Liên minh châu âu đã cung cấp hỗ trợ quân sự cực kỳ có giá trị cho Ukraina. Hỗ trợ quân sự bao gồm cả vũ khí thiết bị, đào tạo quân lính và hỗ trợ tình báo trong điều kiện chiến tranh thông tin. Vì vậy, Ukraina đã cho thấy họ có một lợi thế lớn trên chiến trường.
Về phía Nga, ông Putin chỉ mới thực hiện cái gọi là động viên cục bộ. Động viên một phần cũng chỉ huy động được 300.000 quân. Hơn nữa, 300.000 lính mới khi nào có thể ra chiến trường vẫn còn là một câu hỏi. Thêm nữa, dù mới chỉ huy động một phần nhưng đã có một số lượng lớn người Nga đã bỏ đất nước và trốn nghĩa vụ quân sự, đây là một hiện tượng cực kỳ tiêu cực.
Trong bối cảnh như vậy, hiện tại Nga chỉ còn khả năng nhân lúc mùa đông đến, lợi dụng điều kiện tất cả các con sông ở đồng bằng Ukraina đều tiến vào thời kỳ đóng băng, tiến hành các đột kích với quy mô lớn. Nếu Nga thậm chí không thể sử dụng hiệu quả các yếu tố khí hậu mùa đông, sự thất bại của Nga trên chiến trường với vũ khí thông thường là điều không thể tránh khỏi.
Thái độ của Trung Quốc đối với Nga
Thái độ của Trung Quốc đối với cuộc chiến Nga-Ukraina là thế nào? Trung Quốc tự nhận mình là đối tác chiến lược của Nga. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã nói, tình hữu nghị Trung-Nga là không có giới hạn, đó không phải là lời của ông Lạc Ngọc Thành, bởi bản thân ông cũng không có can đảm để tự mình tạo ra một câu như vậy. Câu nói đó thực sự là những gì ông Tập Cận Bình đã phát biểu. Trong cuộc họp tại Bộ Ngoại giao, ông Tập nói rằng sự phát triển hơn nữa của quan hệ Trung-Nga là không có giới hạn.
Ông Tập Cận Bình muốn đạt được mục đích cơ bản nhất thông qua chiến tranh Nga-Ukraina, đó là làm cho nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn dẫn đến sự chuyên chế của Chính quyền TQ. Nói một cách đơn giản và rõ ràng, khi cuộc chiến ở eo biển Đài Loan được khởi động vào năm 2024, Nga sẽ trở thành hậu phương năng lượng và cơ sở lương thực đáng tin cậy cho chế độ chuyên chế của Chính quyền TQ. Đồng thời, người ta cũng hy vọng sức mạnh quân sự của Nga có thể trở thành lực lượng kiềm chế sự tham gia của Nhật Bản vào eo biển Đài Loan. Đây là lý do cơ bản tại sao chuyên chế của Chính quyền TQ nhất định sẽ hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Nga-Ukraina.
Theo một quan điểm khác, Bắc Kinh không muốn Nga nhanh chóng đạt được thắng lợi lớn. Bởi vì nếu Nga đạt được thắng lợi nhanh chóng và chủ yếu, một chiến thắng áp đảo, thì nước này sẽ sớm đạt được tất cả các mục tiêu chiến lược ở Ukraina. Khi đó, Nga có khả năng sử dụng chiến thắng của mình như một con bài mặc cả để thiết lập lại quan hệ với Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Tất nhiên, điều này không có lợi cho tầm nhìn chiến lược của sự chuyên chế của Chính quyền TQ. Còn khi Nga gặp một số thất bại, đối với Trung Quốc mà nói, thì đó lại không phải là điều đáng lo ngại.
Sau thất bại nặng nề của quân đội Nga trên chiến trường Kharkiv vào tháng 9, Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gửi báo cáo đánh giá tình hình chiến trường cho ông Tập Cận Bình. Báo cáo cho rằng rất khó để Nga có thể phục hồi tình thế bất lợi của mình trong một cuộc chiến tranh thông thường. Vì vậy, việc Nga cuối cùng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là một lựa chọn tất yếu.
Đồng thời, báo cáo đánh giá của Bộ Tham mưu liên hợp của Quân ủy ĐCSTQ cũng đưa ra một kết luận khác. Tức là sau khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, Mỹ và NATO sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để phản công. Nhìn chung, người ta tin rằng Nga sẽ bất khả chiến bại, nhưng một khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, danh tiếng quốc tế và sự tín nhiệm quốc gia của nước này sẽ gặp phải những thất bại nghiêm trọng hơn nữa. Nó có thể sẽ chiến thắng trong cuộc chiến. Nhưng nó sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn. Từ tình trạng như vậy của nước Nga, chỉ có thể dựa vào sự hỗ trợ kinh tế của sự chuyên chế của ĐCSTQ để tồn tại.
Có ý kiến cho rằng: “Con người được gọi là lý trí, nhưng thứ quyết định số phận của con người thường không phải là lý trí, mà là cảm xúc và sự phi lý. Giống như việc ông Putin phát động cuộc chiến Nga-Ukraina tự nó là phi lý, vậy mà ông ấy vẫn muốn có. Mong muốn xây dựng lại vinh quang trước đây của nước Nga Sa hoàng đã thúc đẩy ông ta phát động cuộc chiến Nga-Ukraina.
Bây giờ có vẻ như ông Zelensky không muốn và không thể lùi bước. Vào đầu cuộc chiến tranh với Nga, có một số quốc gia đã khuyên ông Zelensky chạy khỏi Kyiv càng sớm càng tốt, đến miền tây Ukraina, hoặc thậm chí đến Ba Lan, để thành lập một chính phủ lưu vong. Nhưng ông Zelensky giận dữ từ chối những lời đề nghị chạy trốn này.
Chính Zelensky với tư cách là tổng thống Ukraina, đã thể hiện rõ ý chí và nghị lực tinh thần trong một trận chiến quyết định chống lại kẻ thù hùng mạnh Liên bang Nga, chính điều đó đã làm ổn định lòng dân Ukraina. Đồng thời, các nước phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã chứng kiến một nhà lãnh đạo chính trị không chịu khuất phục trước sức mạnh của Nga. Giờ đây với sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây, Ukraina đã đạt được ưu thế áp đảo trên chiến trường trong bối cảnh Ukraina đang tổng động viên. Và lợi thế này sẽ tiếp tục phát triển. Ông Zelensky nói rõ rằng không chỉ 4 tỉnh ở phía đông nam mà cả Crimea phải được tái chiếm. Chỉ trong trường hợp này, chiến tranh mới kết thúc.
Dường như, từ tình hình hiện nay, việc kết thúc chiến tranh thông qua thương lượng gần như là không thể. Một cách phi lý, các bên trong toàn bộ cuộc xung đột, trong sự va chạm cảm xúc này, lại hướng tới một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế.