Tin thế giới tối thứ Bảy: Ông Tập tiếp tục củng cố quyền lực khi đại hội đảng bế mạc

Trung Quốc: Ông Tập tiếp tục củng cố quyền lực khi đại hội đảng bế mạc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc Đại hội kéo dài hai lần một thập kỷ vào thứ Bảy, thông qua các sửa đổi trong điều lệ nhằm củng cố địa vị cốt lõi của Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời công bố một Ủy ban Trung ương mới với sự loại bỏ hai quan chức chủ chốt, vốn không phải thân cận với ông Tập.

Ủy ban Trung ương mới của ĐCSTQ sẽ không bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường và ông Uông Dương, một dấu hiệu mà các nhà phân tích cho rằng Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (UBTVBCT) tiếp theo, sẽ được công bố vào khoảng trưa (04:00 GMT) hôm Chủ nhật, có khả năng được thay thế bởi những người thân cận với ông Tập.

Thủ tướng Lý, người sẽ từ chức vào tháng 3 và ông Dương – người đứng đầu Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đều 67 tuổi và theo tiêu chuẩn tuổi của Trung Quốc, đủ điều kiện để phục vụ thêm 5 năm trong Ủy ban Thường vụ bảy thành viên đầy quyền lực.

Theo các nhà phân tích và báo chí, cả hai đều không có quan hệ mật thiết với ông Tập. Nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ đưa bốn gương mặt mới vào Ủy ban Thường vụ. Các thành viên hiện tại là Vương Hỗ Ninh, 67 tuổi và Triệu Lạc Tế, 65 tuổi, những người được cho là gần gũi với ông Tập, đều được bầu lại vào Ủy ban Trung ương gồm 205 thành viên và dự kiến ​​sẽ được tái bổ nhiệm vào UBTVBCT.

Hai thành viên UBTVBCT khác đã quá tuổi nghỉ hưu.

Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho biết: “Tập Cận Bình đang cố gắng củng cố vị trí Thủ tướng, chứ không chỉ là Tổng bí thư.”

Cũng trong ngày thứ Bảy, ĐCSTQ đã thông qua các sửa đổi hiến pháp nhằm củng cố địa vị cốt lõi của ông Tập và vai trò định hướng tư tưởng chính trị của ông.

Ủy ban Trung ương mới vào Chủ nhật sẽ chọn Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và ông Tập, 69 tuổi, được nhiều người dự kiến ​​sẽ có nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba.

Nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba kéo dài 5 năm sẽ củng cố vị trí của ông Tập với tư cách là người cai trị quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Trong số các sửa đổi đối với hiến pháp đảng, “Hai cơ sở” xác định ông Tập là nhà lãnh đạo “cốt lõi” của đảng và củng cố các ý tưởng của ông làm kim chỉ nam cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. “Hai biện pháp bảo vệ” đảm bảo cho ông Tập vị thế “cốt lõi” trong đảng và quyền lực tập trung của đảng đối với Trung Quốc.

Việc bỏ phiếu được tiến hành bằng cách giơ tay tại Đại lễ đường Nhân dân. Đại hội kết thúc với việc ban nhạc quân đội chơi bài “Quốc tế ca”, theo Reuters.

Tại cuộc họp toàn thể đầu tiên vào Chủ nhật này, Ủy ban trung ương mới của đảng sẽ chọn Bộ Chính trị 25 người tiếp theo và Ủy ban Thường vụ mới.

Lê Vy (theo Reuters)

Ukraina tuyên bố đã bắn hạ 60% hoả tiễn và phi cơ không người lái của Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov hôm 21 tháng 10 cho biết lực lượng phòng không Ukraina đã bắn hạ khoảng 60% số hoả tiễn do quân Nga bắn

Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov hôm 21 tháng 10 cho biết lực lượng phòng không Ukraina đã bắn hạ khoảng 60% số hoả tiễn do quân Nga bắn vào các thành phố yên bình của Ukraina. Đối với phi cơ không người lái kamikaze của Iran, hiệu quả phòng không thậm chí còn lớn hơn.

Trên sóng truyền hình quốc gia, ông Reznikov nói: “Điều này liên quan đến hoả tiễn hành trình, hoả tiễn đạn đạo… Còn đối với phi cơ không người lái, hiệu quả thậm chí còn cao hơn nhiều. Nhưng tất nhiên, mỗi một yếu tố mới là cơ hội để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, sau đó là các khu dân cư..”

Bộ trưởng Reznikov lưu ý, trong những tháng tới Ukraina sẽ nhận được các hệ thống phòng không mới và sẽ bắn hạ tới 80% mục tiêu thù địch.

Tuy nhiên, ông cũng nói không thể che phủ bầu trời 100% bằng các hệ thống phòng không, kể cả những hệ thống tối tân nhất.

Dù tuyên bố đã đánh chặn một số lượng lớn hoả tiễn và drone, tuy nhiên những thiệt hại về cơ sở hạ tầng mà quân đội Nga đã gây ra cho Ukraina là hết sức to lớn.

Bằng chứng là Kyiv đã mất 40% công suất sản xuất điện, khiến chính quyền phải cắt điện luân phiên. Các quan chức Ukraina hồi đầu tuần đã cảnh báo tình trạng mất điện khẩn cấp và theo lịch trình sẽ xảy ra. Tình trạng mất điện đó đã ảnh hưởng đến thủ đô Kyiv và các khu vực trung tâm khác vào thứ Năm, trước khi mở rộng sang các khu vực phía đông.

Trần Phong

Ông Zelensky cáo buộc Nga cố tình cản trở luồng vận chuyển ngũ cốc trên Biển Đen

Tổng thống Ukraina hôm thứ Sáu (21 tháng 10) đã cáo buộc Nga làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực toàn cầu

Tổng thống Ukraina, ông Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Sáu (21 tháng 10) đã cáo buộc Nga làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực toàn cầu, chỉ ra sự chậm trễ trong các chuyến hàng ngũ cốc gần đây.

“Kẻ thù đang làm mọi cách để làm chậm quá trình xuất khẩu lương thực của chúng tôi,” ông Zelenskyy nói trong bài phát biểu qua video vào buổi tối.

Ông nói thêm: “Tôi tin rằng bằng những hành động này, Nga đang cố tình thổi phồng cuộc khủng hoảng lương thực để khiến nó trở nên trầm trọng như những tháng đầu năm nay. Ngày nay, hơn 150 tàu đang xếp hàng để thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đối với việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp của chúng tôi. Đây là một hàng đợi nhân tạo. Nó chỉ xảy ra do Nga cố tình trì hoãn các tàu qua lại”.

Theo ông Zelensky, Ukraina đã thông báo cho LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác về tình hình này. Nga chưa bình luận về cáo buộc cản trở luồng vận chuyển.

Sáng kiến ​​ngũ cốc Biển Đen – do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian – đã được ký kết bởi các đại diện của Nga và Ukraina vào tháng Bảy.

Thỏa thuận đã chấm dứt 5 tháng bị Nga phong tỏa, cho phép các tàu chở ngũ cốc từ các cảng của Ukraina ở Odessa đi qua một hành lang an toàn ở Biển Đen, giúp giảm bớt tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu.

Gennady Gatilov, Đại sứ Nga tại LHQ tại Geneva, tuần trước cho biết Matxcova có thể rời bỏ thỏa thuận ngũ cốc sẽ hết hạn vào tháng 11 tới. Sau đó, Tổng thống Vladimir Putin, nói rằng Nga sẽ đóng cửa các hành lang xuất khẩu nếu chúng được sử dụng để thực hiện ‘các cuộc tấn công khủng bố’.

Trần Phong

Tin xấu cho Nga và Trung Quốc tại thị trường vũ khí châu Á sôi động

Máy bay chiến đấu F-16V do Mỹ sản xuất trong cuộc tập trận tại một căn cứ quân sự ở thành phố Gia Nghĩa (Chiayi), miền nam Đài Loan, ngày 15/01/2020 (Ảnh: Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

Thị trường vũ khí châu Á đang trên đà chuyển đổi lớn. Những khoảng trống do Nga tạo ra mà Trung Quốc không thể lấp đầy đã mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu vũ khí khác.

Một vài trong số những khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới là đến từ châu Á. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) xác nhận rằng châu Á (bao gồm cả tiểu lục địa Ấn Độ và châu Đại Dương) vẫn là thị trường vũ khí lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Theo báo cáo của SIPRI, châu Á chiếm 43% tổng lượng chuyển giao vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2017-2021, dễ dàng vượt qua Trung Đông (32%) – một thị trường vũ khí lớn khác của thế giới, bỏ xa châu Phi (5,8%) và châu Mỹ (5,5%).

Theo SIPRI, trong giai đoạn 2017-2021, 6 trong số 10 nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong khu vực gồm có: Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Pakistan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên thực tế, chỉ riêng Ấn Độ đã chiếm 11% tổng lượng chuyển giao vũ khí trong giai đoạn này, duy trì vị trí là nước mua vũ khí nhiều nhất thế giới trong vài năm qua.

Các hoạt động mua vũ khí này được kích hoạt bởi xu hướng gia tăng chi tiêu quân sự trong khu vực. Theo SIPRI, chi tiêu quốc phòng ở châu Á và châu Đại Dương vào năm 2021 đã tăng 3,5% so với năm 2020 và cao hơn 59% so với một thập kỷ trước đó. Rõ ràng là rất nhiều tiền đã được dùng để mua vũ khí mới.

Đó đáng ra đều là những tin tốt cho các nhà xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel và các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu ở Tây Âu. Ấn Độ mua vũ khí từ Nga, Mỹ và Israel. Hàn Quốc và Nhật Bản là những khách hàng lớn của Mỹ. Đức bán tàu ngầm cho Singapore, trong khi Hàn Quốc bán máy bay chiến đấu cho Indonesia. Đây là một thị trường mở – dù ít hay nhiều – và cơ hội chốt đơn là dành cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, xu hướng này có thể đang thay đổi và đó không phải là tin tốt cho 2 trong số các nhà xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới là Nga và Trung Quốc. Ngược lại, Mỹ có thể gặt hái được nhiều lợi ích.

Hãy nói về Nga. Trước khi xâm lược Ukraine, Nga là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất sang châu Á. Trên thực tế, họ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đông Nam Á, chuyển giao lượng vũ khí trị giá 10,9 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2021, vượt xa Mỹ (8,4 tỷ USD). Đặc biệt, họ đã bán máy bay phản lực Sukhoi cho Malaysia và Indonesia, cũng như tàu ngầm cho Việt Nam.

Tuy nhiên, vị thế của Nga ở trị trường vũ khí châu Á đang gặp nguy hiểm, vì nhiều quốc gia đã hủy bỏ các hợp đồng mua bán vũ khí với Moscow. Chẳng hạn, cả Ấn Độ và Philippines đều hủy kế hoạch mua máy bay trực thăng của Nga, trong khi Indonesia và Malaysia quyết định không mua thêm máy bay chiến đấu của Nga.

Doanh số bán vũ khí của Moscow vốn đã giảm trước cuộc chiến tại Ukraine. Lượng vũ khí mà Nga chuyển giao giảm 26% trong giai đoạn 2017-2021 so với giai đoạn 2012-2016; thị phần của nước này trên thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu giảm từ 24% xuống chỉ còn 19% trong cùng thời kỳ.

Những khách hàng lớn của Nga, đặc biệt là Ấn Độ và Việt Nam, gần đây đã cắt giảm việc mua trang thiết bị từ Moscow. Đồng thời, các nước này bắt đầu đa dạng hóa các nhà cung cấp vũ khí của họ; Ấn Độ và Indonesia tăng cường mua hàng từ Mỹ, trong khi Việt Nam mua từ Israel.

Sự kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt (chẳng hạn như chặn các ngân hàng Nga khỏi hệ thống giao dịch quốc tế SWIFT) và chất lượng vũ khí kém đang đặt ra những hạn chế nghiêm trọng trong dài hạn đối với việc xuất khẩu vũ khí của Nga. Moscow có thể sẽ không bao giờ khôi phục được vị thế từng rất vững chắc của họ ở châu Á.

Cùng lúc đó, Trung Quốc lại khó lấp đầy khoảng trống sau sự ra đi (không tự nguyện) của Nga. Bắc Kinh đã đạt được một số thành công trong việc bán vũ khí cho Đông Nam Á, chẳng hạn như tên lửa chống hạm, hệ thống pháo và nhiều bệ phóng tên lửa cho Indonesia, cũng như tàu chiến và tên lửa phòng không cho Malaysia.

Tuy nhiên, các khách hàng lớn mua vũ khí của Nga ở châu Á – Ấn Độ và Việt Nam – sẽ không suy xét việc mua vũ khí của Trung Quốc bởi mối quan hệ đối địch của họ với Bắc Kinh. Các quốc gia như Malaysia hoặc Indonesia có nhiều khả năng chuyển sang Mỹ hoặc Tây Âu để có được các hệ thống vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu.

Hơn nữa, Trung Quốc vẫn chưa chứng tỏ họ là một nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Năm 2017, Thái Lan đã ký với Bắc Kinh một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD cho 3 tàu ngầm, nhưng thương vụ này đã bị đình trệ bởi Đức từ chối xuất khẩu động cơ diesel dùng cho tàu ngầm. Người Thái cuối cùng có thể chấp nhận các loại động cơ diesel kém chất lượng của Trung Quốc, nhưng thỏa thuận mua bán này đã để lại ấn tượng xấu trong lòng người Thái.

Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào một số ít quốc gia – đặc biệt là Pakistan, nước chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc – cho phần lớn doanh thu từ việc bán vũ khí cho châu Á.

Thị trường vũ khí châu Á đang trên đà chuyển đổi lớn. Những khoảng trống do Nga tạo ra đã để lại cơ hội mà các quốc gia sản xuất vũ khí khác có thể lấp đầy. Đặc biệt là ở Đông Nam Á và Nam Á, các công ty quốc phòng Tây Âu, nhà sản xuất vũ khí Israel và thậm chí là các nhà xuất khẩu vũ khí mới nổi như Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có thể coi đây là thị trường mới cho hàng hóa của họ.

Xuân Hoa

Belarus phủ nhận tham gia cùng Nga trong khi có các báo cáo về việc huy động bí mật

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã khẳng định đất nước của ông sẽ không tham gia cùng Nga trong cuộc chiến chống Ukraine.

Ngày càng có nhiều lo ngại về việc Belarus sẽ tham gia với Nga khi Điện Kremlin tăng cường các cuộc tấn công chống lại Ukraine bằng cách sử dụng máy bay không người lái của Iran và Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa chiến tranh hạt nhân. Các quan chức Ukraine đã hối thúc các nhà lãnh đạo Belarus không tham gia với Nga trong khi báo cáo về việc nước này “điều động bí mật” lực lượng vũ trang, được ngụy trang dưới dạng các buổi huấn luyện trong tuần này.

Một số hãng truyền thông độc lập của Belarus đã đăng tải các báo cáo về việc huy động các lực lượng Belarus, nhưng ông Lukashenko gọi các báo cáo này là “tin giả” và bác bỏ hoạt động này là các cuộc tập trận.

Ông Lukashenko nói với các phóng viên Belta: “Đừng để ý đến những lời này. “Chúng ta không định đi đâu cả… Nếu người ta không muốn đánh chúng ta, thì sẽ không có chiến tranh.”

Nga đã sử dụng Belarus như một con đường để đưa quân và tên lửa vào Ukraine, nhưng Belarus không trực tiếp góp phần vào các cuộc tấn công chống lại Ukraine. Một thông báo của Ukraine trong tuần này trên Facebook cho biết các lực lượng vũ trang Belarus đang đào tạo người vận hành hệ thống tên lửa phòng không và xe tăng.

Báo cáo của AP cho biết, ngay cả khi Belarus tham chiến, quân đội của họ có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Ukraine.

Ông Lukashenko gần đây đã lớn tiếng hơn với giới truyền thông về chủ đề chiến tranh Nga – Ukraine. Ông nói với NBC News tuần trước rằng Tổng thống Nga Putin sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công chống lại Ukraine nếu các ranh giới đỏ bị vượt qua. Sau đó, ông Lukashenko nhấn mạnh sự kết thúc của thế giới nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra. Tuy vậy, các chuyên gia chiến tranh cho rằng ông chỉ cố gắng đe dọa sau khi Tổng thống Joe Biden và Liên minh châu Âu công bố kế hoạch trả đũa nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng.

Ông Lukashenko khẳng định rằng trừ khi Belarus bị tấn công trực tiếp, nếu không thì Belarus sẽ không tham chiến. Ông nói thêm rằng ông đã “chuẩn bị cho chiến tranh” trong 25 năm nhưng chỉ để đảm bảo hòa bình.

Nhật Minh (theo Newsweek)

Mỹ đặc biệt hưởng lợi. Cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí như vũ khí chống tăng Javelin, tên lửa phòng không Stinger và bệ phóng tên lửa HIMARS. Các đơn đặt hàng những loại vũ khí như vậy có thể tăng vọt. Một thị trường vũ khí châu Á rộng mở hơn, với việc Nga đang dần bị loại khỏi cuộc chơi và Trung Quốc không thể lấp đầy khoảng trống, thì Mỹ sẽ là bên thắng cuộc.

Xuân Hoa

Related posts