Truyền thông Nga: Gần 1/3 quan chức Moscow đã trốn khỏi Nga trong gần 1 tháng
Truyền thông Nga đưa tin, gần 1/3 quan chức tại các cơ quan lớn của Moscow đã trốn khỏi nga trong khoảng một tháng, hòa vào đoàn di dân Nga đang tìm cách trốn khỏi lệnh điều động của tổng thống Vladimir Putin.
Các viên chức nam rời đi từng lượng lớn khỏi các tòa chung cư lớn nhất, gồm cả nơi cung cấp dịch vụ ở cùng sinh hoạt cộng đồng, cũng như y tế và giáo dục, hay chuyên ngành công nghệ thông tin, theo Nestka – một tờ báo địa phương, đã đưa tin kèm cả nguồn tin và trích dẫn.
Theo báo cáo, nhiều quan chức đã rời đi mà không có đơn từ nhiệm hay thông báo liên quan, và có một số còn không mang theo đồ dùng cá nhân.
“Họ đi rồi, bỏ lại cả đồ dùng của mình ở công sở, không rửa cả cốc,” theo một nguồn tin nói với tờ báo địa phương.
Hôm 21/9, ông Putin tuyên bố rằng 300.000 người sẽ bị gọi đi phục vụ chiến tranh ở Ukraine. Trong 2 tuần sau lệnh điều động của ông Putin, hơn 370.000 công dân đã bỏ trốn tới các quốc gia lân cận gồm cả Georgia, Phần Lan, Kazakhstan và Mông Cổ để tránh bị nhập ngũ.
Tin tức việc rời khỏi Moscow cũng được đưa ra trước 2 tuần từ khi các quan chức chính phủ bỏ việc hàng loạt sau khi một đồng nghiệp nhập ngũ và đã chết ở Ukraine.
Roman Super, một nhà báo Nga, dẫn nguồn từ điện Kremlin, nói trên kênh Telegram ngày 14/10 của mình rằng nhân viên chính phủ đã bắt đầu đệ đơn từ chức sau cái chết của Alexey Martinov – giám đốc một cơ quan trong chính quyền thành phố Moscow.
Báo cáo cho hay, Martinov, 28 tuổi, nhập ngũ hôm 23/9 trong khi không hề có kinh nghiệm chiến đấu gì cả. Anh bị chết ngày 10/10 trong cuộc chiến tại Ukraine.
“Chúng tôi là một đoàn di dân cỡ lớn – các nhân viên rời đi và để lại dòng chữ như vậy ở tủ đầu giường. Nhân viên công nghệ thông tin, quảng cáo, tiếp thị, làm PR cũng như các công chức bình thường khác. Đây thực sự là một lần di dân khổng lồ,” ông Super nhận được tin từ trong chính phủ như vậy.
“Tôi xin nhắc nhở rằng hôm qua đã biết về cái chết một nhân viên bị điều động từ Chính phủ Moscow, anh Alexei Martinov,” Super viết.
Natalia Loseva, phó biên tập RT – một kênh truyền thông nhà nước Nga, đã nói trên kênh Telegram của mình rằng Martinov bị giết chết chỉ mới vài ngày sau khi tham gia quân đội.
“Thời trẻ, anh phục vụ tại Trung đoàn Simonovsky,” Loseva đã viết. “Anh không có kinh nghiệm chiến đấu. Chỉ sau vỏn vẹn vài ngày bị đưa ngay ra tuyến đầu, anh hy sinh anh dũng hôm 10/10.”
Theo tờ Meduza, một kênh thông tin độc lập cỡ trung tiếng Nga, thì Trung đoàn Simonovsky chủ yếu cung cấp bảo đảm an ninh cho tổng thống Nga và điện Kremlin.
Ksenia Sobchak, một nhà báo nga nổi tiếng và từng là ứng cử viên tổng thống, cũng trốn khỏi Nga để tới Lithuania, trong khi cảnh sát lùng và xét nhà của bà tại Moscow vào sáng thứ Tư vừa qua, tình báo tại Vilnius cho biết.
Theo thông tấn xã TASS của Nga, an ninh được lệnh bắt giữ người phụ nữ 40 tuổi này vì tình nghi trong vụ của giám đốc kênh thông tin của cô, Kirill Sukhanov.
Chưa thấy bà Sobchak nói gì về việc này, và cũng chưa biết hiện giờ bà ở đâu.
Thiên Đức, theo Newsweek
Chồng Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị tấn công tại nhà
Paul Pelosi, chồng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, bị kẻ đột nhập, dùng búa tấn công gây ra một số thương tích nhưng không quá trầm trọng. Tai nạn xảy ra vào sáng sớm thứ Sáu 28/11 (giờ địa phương).
Văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo chồng bà bị tấn công tại nhà riêng ở thành phố San Francisco, tiểu bang California. Bà Pelosi không có nhà vào thời điểm ông Paul Pelosi bị kẻ đột nhập tấn công.
“Giới chức đã bắt kẻ tấn công và đang điều tra động cơ. Ông Pelosi được đưa tới bệnh viện và chăm sóc y tế chu đáo, dự kiến bình phục hoàn toàn”, văn phòng của bà Pelosi cho biết.
Kẻ đột nhập đã bị bắt nhưng tên tuổi chưa được công bố và giới chức vẫn chưa biết thủ phạm đột nhập vào nhà bằng cách nào cũng như động lực đàng sau cuộc tấn công này. Các dân biểu và thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều lên án cuộc tấn công này.
Ông Paul Pelosi, 82 tuổi, chủ nhân công ty đầu tư mạo hiểm và bất động sản có trụ sở tại thành phố San Francisco. Ông được đánh giá là một nhà đầu tư kín tiếng. Chủ tịch Hạ viện Mỹ và chồng gặp nhau tại Đại học Georgetown và kết hôn năm 1963.
Ông Pelosi từng bị bắt hồi cuối tháng 5 sau vụ tai nạn ở hạt Napa, tiểu bang California, sau đó bị kết tội lái xe trong tình trạng say rượu và bị tuyên án tù 5 ngày.
Ngoài ra, ông Pelosi phải trả 6.800 USD tiền phạt và tiền bồi thường, bị quản chế ba năm cũng như không được chạy xe một năm trừ khi nó được trang bị thiết bị kiểm tra nồng độ cồn.
Mỹ ‘xung đột nội bộ’ về vấn đề viện trợ cho Ukraine
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng tới. Giới quan sát cho rằng, sự kiện này sẽ có tác động không nhỏ đến việc Mỹ viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc mới đây tuyên bố, Mỹ sẽ làm mọi thứ có thể để hỗ trợ Ukraine tự vệ trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Cuộc tranh cãi bùng phát tại Đồi Capitol vào tuần trước về việc, liệu Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát có tiếp tục bơm tiền cho Ukraine để chống lại cuộc xâm lược của Nga hay không. Vào thời điểm đó, lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ, ông Kevin McCarthy đã phát biểu rằng, Quốc hội Mỹ có khả năng rút lại khoản viện trợ của chính phủ dành cho Ukraine nếu đảng Cộng hòa chiếm được Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Đây không phải là lần đầu tiên các nghị sĩ Cộng hòa đưa ra những tuyên bố như vậy. Trước phản ứng này, Tổng thống Mỹ được cho là đang gặp áp lực không nhỏ về việc có nên tiếp tục thông qua qua các tấm “séc trống” (các tấm séc đã được ký nhưng chưa ghi số tiền cụ thể) cho Ukraine hay không.
Lầu Năm Góc: ‘Chúng ta nên hạn chế suy đoán’
Các chuyên gia nhận định rằng, Đảng Cộng hòa dự kiến sẽ kiểm soát ít nhất một trong hai viện của Quốc hội Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc từ chối bình luận về bình luận của ông McCarthy.
“Không thể chấp nhận được việc đưa ra suy đoán về kết quả của một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hoặc một tình huống giả định”, Trung tá Garron Garn, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói với các phóng viên.
Ông khẳng định rằng, Washington sẽ tiếp tục phối hợp với đồng minh và đối tác từ gần 50 quốc gia để hỗ trợ Ukraine để chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Về phần mình, ông McCarthy bày tỏ sự ngạc nhiên khi nhận xét ban đầu của ông lại có “ảnh hưởng” đến như vậy. Sau đó, ông đã đính chính những tuyên bố của mình trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC.
“Tôi tin rằng vấn đề Ukraine là rất quan trọng. Tôi tán thành sáng kiến ủng hộ Ukraine để đánh bại Nga. Nhưng không phải là ký một tấm séc trống”, ông McCarthy nói với đài CNBC vào ngày 19/10 và bổ sung thêm, “Mỹ đang nợ 31 nghìn tỷ USD”.
Các quan chức cấp cao của Đảng Cộng hòa nói gì?
Những bình luận của ông McCarthy dường như khiến một số thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa phẫn nộ, trong đó có cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.
Ông nói với đài Fox News: “Quý vị biết đấy, trong suốt chiều dài lịch sử, nước Mỹ đã nhận thức rõ ràng về việc phải trở thành một ‘lãnh đạo của thế giới tự do’. Điều đó cũng bao gồm cả việc trở thành kho vũ khí dân chủ”.
Các đảng viên Cộng hòa khác cũng nhấn mạnh cam kết của đảng này trong việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
“Tôi cho rằng, nền độc lập của Ukraine chính là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Nếu Nga giành chiến thắng, Mỹ sẽ phải đánh đổi thêm nhiều nhân mạng và tài chính hơn nữa”, Hạ nghị sĩ Don Bacon cho hay.
“Chúng tôi đang hợp tác với nhiều quốc gia khác (NATO, châu Âu và phần còn lại của thế giới), đồng thời chúng tôi cũng có nhân viên tại đại sứ quán Kyiv để hỗ trợ Washington theo dõi việc vận chuyển vũ khí”, ông nói.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn về chính sách đối ngoại. Ông nhấn mạnh rằng, những phát ngôn của ông McCarthy không ngụ ý là Washington sẽ ngừng viện trợ cho Kyiv.
“Tôi tin rằng nỗ lực viện trợ cho Ukraine sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng”, ông nói tiếp và bổ sung thêm, Mỹ mong đợi các quốc gia khác chung tay viện trợ về tài chính và vũ khí cho Ukraine.
“Mỹ muốn đảm bảo rằng, các đồng minh NATO sẽ tăng cường và chia sẻ vấn đề viện trợ tài chính cho Ukraine”, ông nói.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có làm phức tạp vấn đề viện trợ cho Ukraine?
Nhà Trắng do đảng Dân chủ lãnh đạo dường như cũng đang xoa dịu những lo ngại rằng, sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 tới đây, Quốc hội Mỹ sẽ nỗ lực cản trở chính phủ nước này viện trợ cho Ukraine.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên rằng, Nhà Trắng đã thông qua quyết định viện trợ cho Ukraine dưới sự ủng hộ của lưỡng đảng, do đó bà sẽ không bổ sung thêm ý kiến gì cho đến sau khi có kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
“Tôi sẽ không đưa ra bất kỳ giả định nào. Nhưng, một lần nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội Mỹ về vấn đề hỗ trợ cho Ukraine”, bà nói.
Trước đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine. Washington đã thông qua khoản tài trợ 12 tỷ USD khác cho Kyiv hồi tháng trước.
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, Quốc hội Mỹ đã cam kết viện trợ tổng cộng 65 tỷ USD cho Ukraine. Hơn nữa, đảng Dân chủ dự kiến sẽ ban hành một gói viện trợ khổng lồ khác cho Kyiv trong thời gian tới. Theo đài NBC, gói hỗ trợ tiếp theo có thể lên đến 50 tỷ USD, theo nguồn tin từ quốc hội Mỹ và các nguồn tin từ chính phủ Ukraine.
Như vậy, con số này sẽ nâng tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Ukraine lên tới hơn 110 tỷ USD.
Huyền Anh
Truyền hình Nga: Matxcơva đang chuẩn bị tấn công hạt nhân vào Hoa Kỳ
Truyền thông Mỹ Newsweek đưa tin, Hôm thứ Tư 26/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giám sát các cuộc tập trận với các lực lượng hạt nhân chiến lược của ông, sau đó truyền hình nhà nước Nga cho rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Hoa Kỳ.
Trong một video được nhà báo Julia Davis của tờ The Daily Beast dịch sang tiếng Anh và chia sẻ trên Twitter hôm thứ Năm 27/10, người dẫn chương trình truyền hình Nga Olga Skabeyeva nói rằng Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga đã thông báo tất cả các tên lửa phóng trong cuộc tập trận đã tìm thấy mục tiêu. Chương trình truyền hình của Nga sau đó đã phát sóng các cảnh quay cho thấy các cuộc tập trận đang diễn ra.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết sau khi đoạn video trên truyền hình kết thúc: “Điều rất quan trọng là chúng ta đã chứng minh được kẻ thù chính của mình là ai và điều gì đang chờ đợi họ”.”Tín hiệu đã được gửi đi.”
Người dẫn chương trình Skabeyeva nói: “Cho tôi một giây, chúng ta tiếp tục tránh những lời nói trực tiếp. Hôm nay, chúng ta đã thực hành tiêu diệt Hoa Kỳ và trước đây là Vương quốc Anh, đúng không?”
Ông Korotchenko đáp: “Hoàn toàn chính xác”
Theo Newsweek, cuộc trao đổi trên cho thấy căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây về khả năng leo thang cuộc chiến ở Ukraine thành chiến tranh hạt nhân. Mặc dù đồn đoán về việc TT Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân đã lan truyền kể từ khi ông bắt đầu cuộc chiến ở Ukraina vào cuối tháng 2, nhưng những lo ngại đã tăng lên sau khi ông tuyên bố sẵn sàng đáp trả những gì mà ông cho là “tống tiền hạt nhân” từ phương Tây
Ở một diễn biến có liên quan, Ngũ Giác Đài ra lệnh chuyển bom hạt nhân B61-12 đến châu u để đáp trả. Theo Politico, 480 quả bom hạt nhân của Mỹ sẽ được chuyển tới châu u vào tháng 12/2022, thay thế cho loại B61 đã bị lỗi thời.
Ukraina nói quân Nga không có đủ quần áo ấm, vũ khí lỗi thời, binh sĩ thiệt mạng nhiều do không được đào tạo
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraina tuyên bố quân đội Nga không có đủ quần áo ấm, do đó đã đánh cắp chúng từ dân thường; nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng do không được đào tạo, và tình trạng thiết bị quân sự lỗi thời làm gia tăng tình trạng đào ngũ trong quân đội. Như thường lệ, Nga không phản hồi các báo cáo này.
Báo cáo của Bộ Tổng tham mưu được đưa ra trong bản cập nhật chiến sự vào lúc 18h ngày 27 tháng 10.
Bộ cho biết việc hỗ trợ vật chất và kỹ thuật cho các đơn vị chiếm đóng Nga vẫn còn là một vấn đề nan giải. Và theo thông tin quân đội Ukraina có được, việc thiếu quần áo ấm đã dẫn đến sự gia tăng số vụ trộm cắp và cướp bóc của các quân nhân thuộc Lực lượng vũ trang Liên bang Nga ở vùng Kherson bị tạm chiếm
Bộ Tổng tham mưu Ukraina cũng có thông tin rằng những người Nga được điều động đến khu vực này để chiến đấu, đã không được đào tạo thích hợp và không có kỹ năng thực hành trong việc sử dụng các loại vũ khí cơ bản. Điều này dẫn đến thiệt hại đáng kể về nhân lực của đối phương.
Theo Bộ này, phần lớn vũ khí và trang thiết bị quân sự mà quân chiếm đóng gửi đến mặt trận Donetsk và Novopavlivka có năng lực hạn chế, hoặc hoàn toàn không đủ khả năng sử dụng trong chiến đấu, khiến việc đào ngũ gia tăng. Điều đó đặc biệt liên quan đến xe tăng T-62.
Hôm 27 tháng 10, trong bản cập nhật chiến sự mới nhất, Bộ Quốc phòng Ukraina cho biết số binh sĩ Nga mất mạng đã lên tới hơn 69.000 quân.
Về phía Nga, trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở Matxcova cùng ngày, Tổng thống Putin tuyên bố tổn thất của binh sĩ Nga trên chiến trường ít hơn gấp 10 lần so với tổn thất của Ukraina, tuy nhiên ông không tiết lộ con số cụ thể binh sĩ Nga mất mạng 8 tháng qua là bao nhiêu.
Ukraine cảnh báo Nga có thể cho nổ nhà máy điện hạt nhân trong khi rút lui
Quân đội Nga có thể cho nổ Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine và gây ra thảm họa hạt nhân, theo cảnh báo của các lực lượng vũ trang Ukraine.
Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, đã bị lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin chiếm giữ ngay sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào tháng Hai.
Hôm thứ Năm, Chuẩn tướng Oleksiy Gromov của Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cảnh báo địa điểm này có thể bị đánh bom bởi quân đội Nga trong khi tháo chạy và sau đó đổ lỗi cho Ukraine.
Theo tờ Ukrainska Pravda của Ukraine, ông Gromov cho biết một cuộc tấn công có thể xảy ra do quân đội Nga “thiếu nhân tính” và “những lời nói dối bệnh hoạn của tất cả các chính trị gia và nhà tuyên truyền của Điện Kremlin.”
Ông Gromov nói tiếp: “Rất có thể trong quá trình rút lui, kẻ thù có thể tiến hành một loạt các cuộc tấn công khủng bố với việc kích nổ các khu dân cư, biến các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng thành đất cháy, với nhiệm vụ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng.”
“Cân nhắc đến những thông tin rò rỉ mới nhất từ phía Liên bang Nga liên quan đến bom bẩn, cũng không loại trừ khả năng những kẻ chiếm đóng có thể tổ chức kích nổ tại nhà máy Zaporizhzhia, với mục đích cuối cùng là phá hủy nó và tạo ra một thảm họa cho người dân địa phương, rồi đổ lỗi cho Ukraine về điều này.”
Trong tuần qua, các quan chức cấp cao của Nga đã liên tục cáo buộc Ukraine có kế hoạch sử dụng ‘bom bẩn’, kết hợp chất nổ với chất phóng xạ hạt nhân. Tuyên bố này đã bị các quan chức phương Tây bác bỏ, làm dấy lên lo ngại Moscow có thể tạo tiền đề cho một cuộc tấn công cờ giả.
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã gọi điện cho những người đồng cấp Mỹ, Anh và Pháp để thông báo về “âm mưu” này của Ukraine.
Đáp lại, Washington, London và Paris đã đưa ra một tuyên bố chung bác bỏ “những cáo buộc sai trái một cách rõ ràng của Nga rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng bom bẩn trên lãnh thổ của mình.”
Ba cường quốc phương Tây nói thêm: “Thế giới có thế thấy rõ nỗ lực sử dụng cáo buộc này để làm lý do cho leo thang. Chúng tôi cũng bác bỏ mọi lý do leo thang của Nga.”
Nhật Minh (theo Newsweek)
Nhật Bản lên kế hoạch thử nghiệm xe lái tự động vào đầu năm 2023
Nhật Bản cho biết có kế hoạch cho phép các phương tiện vận hành gần như tự động (xe tự lái Cấp độ 4) trên các con đường công cộng trong một giới hạn cho phép vào đầu năm 2023, mở đường cho các dịch vụ như “robotaxis” và xe buýt không người lái.
Theo kế hoạch được tiết lộ trong tuần này, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia tìm cách để dỡ bỏ lệnh cấm đối với cái gọi là xe tự lái Cấp độ 4 vào tháng 4/2023, loại xe có thể hoạt động mà không cần tài xế trong một số điều kiện nhất định.
Động thái của Nhật Bản diễn ra khi các công ty khởi nghiệp địa phương có những bước tiến trong việc đưa các con đường công nghệ vào. Tập đoàn SoftBank – đứng sau hỗ trợ cho Boldly gần đây đã công bố quan hệ đối tác với Auve Tech của Estonia nhằm mục đích đưa xe buýt tự lái Cấp độ 4 lên các con đường của Nhật Bản vào năm tài chính 2023.
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu có các dịch vụ di chuyển với các phương tiện Cấp 4 tại 40 khu vực vào năm 2025 và hơn 100 khu vực vào năm 2030. “Chúng tôi dự định sẽ có nhiều dự án như vậy”, Giám đốc điều hành Boldly Yuki Saji nói.
Một công ty khởi nghiệp khác, phân khúc xe tự lái Cấp độ 4 có trụ sở tại Nagoya, vào tháng 2 đã bắt đầu thử nghiệm xe buýt đưa đón tự lái để chở hành khách giữa các nhà ga tại sân bay Narita gần Tokyo.
Thông tin chi tiết về các quy tắc mới của Nhật Bản đối với xe tự lái Cấp độ 4, bao gồm cả thời điểm chúng sẽ được phép lưu thông trên đường, sẽ được công bố sau khi thời gian lấy ý kiến công chúng dự kiến kết thúc vào tháng 11 năm nay.
Không giống như công nghệ Cấp độ 3 kém tiên tiến hơn, Cấp độ 4 được cho là sẽ đưa các phương tiện dừng lại an toàn mà không cần người lái xe khi cần thiết, chẳng hạn như trong điều kiện lái xe nguy hiểm.
Động lực về cuộc đua lên Cấp độ 4 đã được hòa lẫn giữa các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Toyota Motor và Nissan Motor đã thực hiện nghiên cứu về công nghệ này nhưng không đưa ra khung thời gian để tung ra những chiếc xe hoặc dịch vụ sử dụng nó.
Những người chơi có khởi đầu thuận lợi đã phải đối mặt với một con đường khó khăn để thương mại hóa mức độ công nghệ tự lái này, đòi hỏi đầu tư tốn kém vào cảm biến và phần mềm.
Thành viên Waymo của công ty mẹ Google là Alphabet bắt đầu phát triển vào khoảng năm 2010, ban đầu đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt ngay từ năm 2017. Nhưng công ty vẫn chưa đạt được điểm đó.
Argo AI, một công ty khởi nghiệp của Mỹ được hỗ trợ bởi Ford Motor và Volkswagen, cho biết hôm thứ Tư rằng họ đang đóng cửa. Khi Ford đầu tư vào Argo vào năm 2017, hãng đã kỳ vọng công nghệ tự lái Cấp độ 4 sẽ được sử dụng rộng rãi vào năm 2021.
“Những chiếc xe có lợi nhuận, hoàn toàn tự động ở quy mô lớn là một chặng đường dài”, Giám đốc điều hành Ford Jim Farley cho biết trong một tuyên bố.
Hãng ô tô điện Tesla cũng đã đưa vào thử nghiệm chế độ tự lái trên một số mẫu xe của hãng này. Trên trang web của hãng, Tesla giới thiệu chế độ tự lái (Auto Pilot) là một hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến giúp tăng cường sự an toàn và tiện lợi.
Theo đó, khi được sử dụng đúng cách, Autopilot sẽ giảm khối lượng công việc tổng thể của người lái với tư cách là một trình điều khiển. Mỗi chiếc xe Tesla mới được trang bị 8 camera bên ngoài và xử lý tầm nhìn mạnh mẽ để cung cấp thêm một lớp an toàn.
Tất cả các phương tiện được chế tạo cho thị trường Bắc Mỹ hiện Tesla đều sử dụng công nghệ Tesla Vision dựa trên camera để cung cấp các tính năng Autopilot, thay vì radar.
Tuy vậy, theo nguồn tin của Reuters, Tesla hiện đang phải đối mặt với một cuộc điều tra hình sự chưa được tiết lộ trước đó từ Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) về hệ thống hỗ trợ người lái Autopilot. Cuộc điều tra đã được tiến hành từ năm ngoái và được khởi động không lâu sau một số vụ tai nạn chết người liên quan đến tính năng này, đang tìm cách điều tra xem liệu Tesla có lừa dối công chúng và các nhà đầu tư về độ tin cậy của công nghệ tự lái của mình hay không.
Tesla đã ra mắt thử nghiệm hệ thống “Tự lái hoàn toàn” vào năm 2020 và hiện có hơn 100.000 người đăng ký tích cực từ nhóm chủ sở hữu Tesla, trang TechCrunch cho biết. Mặc dù tính năng này rất phổ biến, nhưng những chiếc xe sử dụng hệ thống hỗ trợ người lái đã gặp phải hàng trăm vụ tai nạn trong vài năm qua, trong đó có những trường hợp dẫn đến tử vong.
Nhất Tín