Ukraina có điện trở lại trong những ngày băng giá
Lại kết nối được với 4 nhà máy điện nguyên tử trong nước, chính quyền Ukraine thông báo đang dần dần khôi phục hệ thống điện bị tàn phá sau các cuộc không kích tàn bạo nhất của Nga. Tuy nhiên, hàng triệu người dân vẫn còn bị lạnh và tăm tối.
Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi người Ukraine sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm: “Có điện không có nghĩa là có thể bật nhiều thiết bị điện công suất lớn cùng một lúc”, theo Reuters đưa tin.
Ông cho biết 6 triệu người vẫn chưa có điện, tức là chỉ còn một nửa so với tình hình sau cuộc tấn công của Nga hôm Thứ Tư (23/11).
Việc tấn công vào hệ thống điện được xem là gây thiệt hại nặng nề nhất cho Ukraine tính đến nay trong cuộc xung đột, khiến hàng triệu người không có ánh sáng, nước hoặc hơi ấm ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.
Nhà điều hành lưới điện quốc gia, ông Ukrenergo vài giờ trước đó cho biết 30% nguồn cung cấp điện vẫn chưa thể đưa vào hoạt động, và yêu cầu người dân cắt giảm sử dụng năng lượng. “Các đội sửa chữa đang làm việc suốt ngày đêm,” ông nói trong một tuyên bố trên Telegram.
Ông Zelensky đã đến thị trấn Vyshhorod ngay phía bắc Kyiv vào thứ Sáu (25/11) để xem xét một tòa nhà 4 tầng bị hư hại bởi một tên lửa của Nga. Ông cũng đến thăm một trong nhiều trung tâm khẩn cấp đã được thành lập để cung cấp nhiệt, nước, điện và thông tin liên lạc di động.
“Cùng nhau, chúng ta sẽ có thể đi qua con đường khó khăn này cho đất nước của chúng ta. Chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách và chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng”, ông nói trong một thuyết trình trên video trước đó.
Lên án Nga vì tấn công vào hệ thống điện
Moscow lập luận rằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cơ bản là hợp pháp về mặt quân sự, và Kyiv có thể chấm dứt sự đau khổ của người dân bằng cách đáp ứng các yêu cầu Nga.
Ukraine tuyên bố rằng tấn công nhằm gây đau khổ cho dân thường là một tội ác chiến tranh.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu cho biết Liên minh châu Âu sẽ tăng cường nỗ lực cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ để khôi phục, duy trì điện và sưởi ấm.
Nga kiên trì với tuyên bố rằng họ không nhắm mục tiêu vào dân thường trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” này, vốn do Nga phát động vào cuối tháng Hai (24/2).
Giới chức nhân quyền quốc tế nói rằng khó có thể hòa giải với các cuộc tấn công của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
“Hàng triệu người đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn và điều kiện sống tồi tệ”, người đứng đầu về nhân quyền của Liên Hợp Quốc – ông Volker Turk cho biết trong một tuyên bố.
Moscow cho biết họ đã triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine này là để bảo vệ những người nói tiếng Nga ở nơi mà Tổng thống Vladimir Putin gọi là một quốc gia được tách khỏi từ lãnh thổ Nga do ý chí một số cá nhân.
“Nước Nga trước hết là về con người, văn hóa, truyền thống, lịch sử của họ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được qua dòng sữa mẹ”, ông nói trong cuộc gặp gỡ trên truyền hình với các bà mẹ của các quân nhân.
Ông Putin cho biết ông chia sẻ nỗi đau của phụ nữ, nói với họ rằng tất cả là “chính đoàn kết của chúng ta là sự đảm bảo cho thành công”.
Ukraine và phương Tây nhìn nhận rằng ông Putin không có lý do gì để biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lược này.
Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã đến thăm Ukraine và cam kết hỗ trợ thêm hàng triệu bảng Anh, theo tin từ văn phòng của ông cho biết hôm thứ Sáu. Ông Cleverly, người đã gặp ông Zelensky trong chuyến đi, đã lên án Nga vì “các cuộc tấn công tàn bạo” nhằm vào dân thường, bệnh viện và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Tổng thống Hungary Katalin Novak đã tới Kyiv để gặp ông Zelensky, trang web tin tức Hungary index.hu đưa tin hôm thứ Sáu.
Kyiv cho biết Nga đã không ngừng bắn phá Kherson, thành phố phía nam Ukraine mà họ đã bỏ rơi hồi đầu tháng. Người đứng đầu chính quyền địa phương cho biết hôm Thứ Sáu rằng 15 người đã thiệt mạng và 35 người bị thương trong 6 ngày qua.
Mặc dù EU đang phát triển thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng khối 27 quốc gia này vẫn bị chia rẽ vì đề xuất của Nhóm G7 nhằm hạn chế giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Một cuộc họp để thảo luận về ý tưởng, dự kiến vào Thứ Sáu, đã bị hủy bỏ, theo các nhà ngoại giao EU cho biết.
Nối lại với nhà máy điện nguyên tử
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết 3 nhà máy hạt nhân trên phần lãnh địa đang do Ukraine kiểm soát đã được kết nối lại với lưới điện, 2 ngày sau khi các cuộc tấn công buộc họ phải đóng cửa lần đầu tiên sau 40 năm.
Trạm thứ tư ở Zaporizhzhia, nằm trong phần lãnh địa do Nga kiểm soát, đã nối lại lưới điện vào thứ năm.
Kỷ niệm nạn đói Holodomor
Kyiv nói rằng cuộc chiến hôm nay phản ánh quá khứ ác ý đối với người Ukraine có từ thời Liên Xô và thậm chí từ thời còn quân chủ Sa Hoàng.
Tuần này, người Ukraine sẽ kỷ niệm 90 năm nạn đói Holodomor.
Vào tháng 11/1932, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin phái cảnh sát tịch thu tất cả ngũ cốc và gia súc từ các trang trại mới được tập thể hóa, bao gồm cả hạt giống cần thiết để trồng vụ tiếp theo.
Hàng triệu nông dân Ukraine chết đói trong những tháng tiếp theo do cái mà nhà sử học Timothy Snyder của Đại học Yale gọi là “vụ giết người hàng loạt được lên kế hoạch rõ ràng”.
Quốc hội Bundestag của Đức dự kiến sẽ bỏ phiếu áp đảo để công nhận đây là một tội ác diệt chủng, sau các động thái tương tự trong tuần này của Romania, Moldova và Ireland.
Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc rằng những cái chết này là do chính sách diệt chủng có chủ ý gây ra, nói rằng người Nga và các nhóm sắc tộc khác cũng phải chịu đựng nạn đói vào thời bấy giờ.
Thiên Đức
Website Nghị viện châu Âu bị tấn công, nhóm thân Nga nhận trách nhiệm
Hôm 23/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu áp đảo để nhận định Nga là “nhà nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”. Sau đó, trang web chính thức của EP đã bị tấn công. Đáp lại, Chủ tịch EP, bà Roberta Metsola cho biết trong một tuyên bố rằng đã có một nhóm thân Kremlin nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Người phát ngôn của Nghị viện Châu Âu Jaume Duch Guillot đã tweet rằng quyền truy cập vào trang web tiếng Anh của EP @Europarl_EN đã bị ảnh hưởng do lưu lượng truy cập cao từ mạng bên ngoài, có liên quan đến một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán. Đội ngũ của EP đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.
🚨The availability of @Europarl_EN website is currently impacted from outside due to high levels of external network traffic.
— Jaume Duch (@jduch) November 23, 2022
This traffic is related to a DDOS attack (Distributed Denial of Service) event.
EP teams are working to resolve this issue as quickly as possible.
Theo báo cáo từ Euronews, không rõ cuộc tấn công kéo dài bao lâu, trang web chính thức của EP đã kết nối lại bình thường vào lúc 15:30 ngày 23/11 theo giờ Trung Âu (CET), nhưng lại bị ngắt kết nối vào lúc 16:00. Không giống như Nghị viện, trang web chính thức của Trung tâm Đa phương tiện của Nghị viện không bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công.
Chủ tịch EP, bà Roberta Metsola sau đó đã đưa ra một tuyên bố nói rằng một nhóm thân Kremlin đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
The @Europarl_EN is under a sophisticated cyberattack. A pro-Kremlin group has claimed responsibility.
— Roberta Metsola (@EP_President) November 23, 2022
Our IT experts are pushing back against it & protecting our systems.
This, after we proclaimed Russia as a State-sponsor of terrorism.
My response: #SlavaUkraini
Ông Mikulas Peksa, một thành viên của EP thuộc Đảng Hải tặc châu Âu (European Pirate Party), đã chỉ ra có báo cáo nói rằng Killnet, một nhóm tin tặc ủng hộ Điện Kremlin, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Nếu những báo cáo này là đúng, thì đây là một cuộc tấn công lớn vào nền dân chủ châu Âu và châu Âu cần phải có thêm hành động.
Theo hãng tin AFP, tin tặc Killnet, người tuyên bố đã thực hiện hành vi tội phạm mạng nhắm vào EP, trong quá khứ từng tuyên bố đã thực hiện các cuộc tấn công vào các trang web của Chính phủ Mỹ, hơn nữa còn cho biết đã có hành động nhắm vào các quốc gia khác phản đối Nga xâm lược Ukraine.
Điều này xảy ra đúng lúc Nghị viện vừa thông qua nghị quyết xác định Nga là nhà nước tài trợ khủng bố. Một quan chức EP nói, “Chúng tôi đang bị tấn công từ bên ngoài, được cho là phức tạp nhất trong thời gian gần đây”, ngay khi nghị quyết được thông qua hôm nay nhận định Nga là nhà nước tài trợ khủng bố.
Kết quả bỏ phiếu của Nghị viện với 493 phiếu ủng hộ, 58 phiếu chống, 48 phiếu trắng. Văn bản của nghị quyết nói rằng, “Các cuộc tấn công có chủ ý và hành động tàn bạo của Liên bang Nga nhắm vào thường dân Ukraine, phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự và các vi phạm nghiêm trọng khác về nhân quyền và luật nhân quyền quốc tế, đã cấu thành các hành vi khủng bố”, vì vậy Nghị viện nhận định rằng Nga là nhà tài trợ khủng bố và một nhà nước sử dụng các thủ đoạn khủng bố.
Trên thực tế, Chính phủ Ukraine luôn kêu gọi cộng đồng quốc tế liệt Nga vào danh sách “nhà nước khủng bố” để đáp trả hành động xâm lược Ukraine của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay lập tức hoan nghênh nghị quyết của EP. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông cho biết: “Để chấm dứt chính sách khủng bố lâu đời của Nga ở Ukraine và trên thế giới, Nga phải bị cô lập ở mọi cấp độ và thậm chí là phải bị truy cứu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, nghị quyết được EP thông qua lần này chỉ là một động thái chính trị mang tính biểu tượng và sẽ không có hậu quả pháp lý như các biện pháp trừng phạt tiếp theo. Bởi vì EU không giống như Mỹ và không có khung pháp lý rõ ràng để liệt kê quốc gia này là nhà tài trợ khủng bố và các hành động pháp lý như trừng phạt sẽ được đưa ra. Nghị quyết được thông qua vào ngày 23/11 cũng kêu gọi Brussels xây dựng khung pháp lý như vậy và có hành động đưa Nga vào danh sách đen với tư cách là nhà tài trợ khủng bố.
Vương Quân, Vision Times
Lại nổ ra biểu tình mới ở nhà máy Foxconn Trung Quốc
Sau khi cuộc biểu tình của nhân viên mới nổ ra tại Foxconn ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một số công nhân mới được tuyển dụng đang chờ nhận việc trong khách sạn cách ly đã biểu tình phản đối vì không hài lòng với số tiền trợ cấp ít ỏi. Cảnh sát đã dùng bạo lực trấn áp như xịt hơi cay.
Ngày 25/11, ông Lý (bút danh) đến từ Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc tới làm việc tại Foxconn ở Trịnh Châu, nói với phóng viên Epoch Times rằng sau sự cố nhân viên mới biểu tình, thỏa thuận cuối cùng là cấp cho mỗi nhân viên 10.000 nhân dân tệ (NDT, khoảng 1.395 USD).
Ông Lý nói rằng nhận việc nghĩa là tất cả các chứng nhận đã được hoàn thành, như kiểm tra y tế, phỏng vấn và phân công công việc.
Phóng viên của Epoch Times đã hỏi trang web chính thức của công ty mẹ Foxconn, Tập đoàn Công nghệ Hồng Hải, nhưng trang web chính thức này không đưa tin về trợ cấp.
Tuy nhiên, ngày 23/11, APP đưa tin một số nhà tuyển dụng của Foxconn Trịnh Châu tiết lộ rằng công ty này đã trả 10.000 NDT (khoảng 1.395 USD) cho những nhân viên mới nghỉ việc và hồi hương, gồm nhiều khoản trợ cấp khác nhau như tiền lương, phí cách ly, trợ cấp thất nghiệp và vé xe buýt.
Sau khi quét mã đăng ký nghỉ việc, họ sẽ được trả 8.000 NDT (khoảng 1.116 USD) trước khi lên xe, và 2.000 NDT (khoảng 279 USD) trong vòng 4 giờ sau khi quét mã lên xe về nhà.
Cuộc biểu tình của nhân viên mới chỉ cuộc biểu tình của một lượng lớn nhân viên mới được tuyển dụng tại Foxconn ở Trịnh Châu từ tối ngày 22-23/11, và cảnh sát đã đến hiện trường đàn áp dữ dội.
Lý do họ phản đối là Foxconn đã sửa đổi hợp đồng của những người mới tuyển dụng, và cho phép nhân viên mới làm việc với những nhân viên cũ đã bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Khi đó, công nhân của Foxconn nói rằng cảnh sát đã đánh đập và bắt họ bằng thanh sắt.
Vào cuối tháng Mười, tại Foxconn Trịnh Châu đã xảy ra cuộc đào thoát hàng loạt do dịch bệnh. Một lượng lớn công nhân rời khỏi nhà máy và đi bộ về nhà. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các quan chức địa phương đã giúp Foxconn tuyển dụng công nhân.
Những nhân chứng khác cho hay, mọi người đều là những người được tuyển dụng qua thúc đẩy từ các quan chức. Chính quyền địa phương công khai tuyển dụng Đảng viên, công chức và cựu chiến binh vào làm việc tại Foxconn, thậm chí còn giao chỉ tiêu tuyển dụng cho công chức.
Giới quan chức huyện thành địa phương kêu gọi “đáp lại kêu gọi của Chính phủ giúp các nhà máy tiếp tục sản xuất”. Họ đã lợi dụng Foxconn để đưa ra mức lương cao hơn nhằm thu hút nhiều công nhân hơn đến lắp ráp iPhone 14 tại nhà máy Trịnh Châu.
Nguồn tin chỉ ra, quảng cáo việc làm cho biết trước giữa tháng 11 năm nay, sau 30 ngày làm việc, người lao động sẽ được hưởng thêm khoản trợ cấp 3.000 NDT (khoảng 418 USD).
Điều đó cho thấy Foxconn đang rất cần nhân công. Nhiều người bị thu hút bởi thông tin tuyển dụng hấp dẫn nên bỏ việc đang làm và đổ xô đến Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, để rồi sau đó phát hiện ra mình đã bị lừa.
Công nhân mới tuyển dụng của Foxconn cũng đòi bồi thường 10.000 NDT
Ông Lý cho biết sau khi đạt được thỏa thuận, khoảng 60.000 người đã quay trở lại.
Tuy nhiên, sau khi vụ việc lắng xuống, một số công nhân mới tuyển chưa nhận việc đã bị cách ly trong khách sạn cách ly. Ngày 24/11, họ biểu tình vì không hài lòng với khoản trợ cấp.
Ông Triệu cho biết, đối với những người lao động chưa nhận việc, khoản trợ cấp là 1.000 NDT (khoảng 139 USD) trong vòng 3 giờ sau khi lên xe buýt để trở về nhà, và thêm 1.000 NDT nữa trong vòng 4 giờ sau khi xuống xe.
“Chúng tôi đã đi hơn 1.500 km từ Thâm Quyến. Khoản trợ cấp này chắc chắn rất vô lý. Họ vừa yêu cầu ký tên, nhưng chúng tôi không ký”.
Ông Triệu nói: “Rất nhiều người trong chúng tôi đều hết sạch tiền. Trở về Thâm Quyến cũng phải cách ly, ít nhất 7 ngày tự trả phí, phải đến vài nghìn nhân dân tệ, (phí cách ly) 300 – 400 NDT (42 – 56 USD)/ ngày.”
“Yêu cầu là để có được bồi thường hợp lý.”
“So với lô chúng tôi đến ngày hôm trước, họ có thể nhận được 10.000 NDT khi vào (nhà máy), sau đó rời đi. Chúng tôi chỉ đến chậm một buổi tối mà thôi.”
Đoạn video trực tiếp được đăng tải trên Internet cho thấy, những công nhân này đã xô xát với cảnh sát ở cổng tòa nhà chính quyền. Mọi người hét lên “cảnh sát đánh người”, cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán đám đông. Ngoài ra còn có video quay cảnh công nhân đập phá bàn ghế, kính… trong khách sạn bị cách ly.
Ông Triệu nói với phóng viên The Epoch Times rằng cuộc biểu tình trước tòa nhà chính quyền diễn ra ở quận Thông Hứa, “nhiều người đã bị đánh đập và một số bị xịt hơi cay.” “Khi đó, có lẽ có khoảng 400 người và 200 – 300 cảnh sát.”
Ông cho biết khoảng 4:00 hoặc 5:00 chiều ngày 24/11, đã có người biểu tình. Lúc đầu họ không hô khẩu hiệu, cho đến khi có người bị đánh vào ban đêm, họ mới bắt đầu la hét, khoảng 10:30 tối mọi người mới trở về khách sạn cách ly.
Hiện giờ đâu đâu cũng có người cách ly, mọi người đều làm loạn. Bên cạnh khách sạn cách ly của họ còn có một khách sạn khác, 2 khách sạn này đã cách ly gần 200 người, tất cả đều đến từ Quảng Đông.
Ông Triệu mô tả hiện giờ mọi điểm cách ly và mọi tầng đều được cảnh sát canh gác, không được phép ra ngoài.
Phóng viên của The Epoch Times đã gọi điện cho Foxconn Trịnh Châu nhiều lần, nhưng không ai trả lời.
Ông Lưu (bút danh) từ Côn Sơn, tỉnh Giang Tô đến Hà Nam, và bị cách ly trong một khách sạn ở huyện Hạ Bình Dư, thành phố Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam. Họ là một nhóm từ 30 – 40 người, tất cả đều đến từ Côn Sơn. Họ đã bị cách ly đến ngày thứ 5, và giờ lại bị cưỡng bức đưa đi.
“Chúng tôi đứng trên nóc tòa nhà để bảo vệ quyền lợi của mình, hét lên ‘bảo vệ quyền lợi của chúng tôi’…có người bị thương,” ông Lưu nói.
Vào tối ngày 25/11, họ bị cưỡng chế rời khỏi khách sạn, “cưỡng chế, ai không nghe thì bị đánh”.
Ông Lưu cho biết: “Yêu cầu của chúng tôi là 10.000 NDT (khoảng 1.395 USD), vì phí kiểm dịch, chi phí đi lại, chi phí ăn uống trên đường và phí mất việc làm. “Rất nhiều người ở đây đã nhận được tất cả, nhưng chúng tôi thì không. Tôi đã lấy 1.840 NDT (khoảng 256USD).”
Tính đến thời điểm đăng bài này, ông nói rằng họ vẫn đang trên đường cao tốc.
Bình Minh