Đòn tấn công ‘gây chấn động’ của Ukraina đã khiến thế giới đặt ra câu hỏi: Ukraina làm điều đó như thế nào?
Việc Ukraina sử dụng thiết bị không người lái một cách sáng tạo trong cuộc xung đột Nga – Ukraina đã liên tục gây ấn tượng với thế giới – và sự việc cũng khiến quân đội Nga hết lần này đến lần khác cảm thấy bối rối.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 5/12 thừa nhận rằng, Ukraina đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) phản lực thời Liên Xô để tiến hành các cuộc tấn công vào sân bay quân sự Diaghilevo ở vùng Ryazan và sân bay quân sự Engels ở vùng Saratov của Không quân Nga, dẫn đến thương vong và thiệt hại 2 máy bay ném bom chiến lược của quân đội Nga.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra, các cơ sở quân sự địa phương của Nga bị tấn công trên quy mô lớn, trong đó có sân bay Diagilevo chỉ cách Matxcova 160 km. Do đó, Ukraina vẫn có khả năng tấn công vào thủ đô của Nga.
Sau cú đánh gây chấn động thế giới này, các nhà quan sát quân sự từ khắp nơi trên thế giới đang đặt câu hỏi: Ukraina đã làm điều đó như thế nào?
Trước tiên, Ukraina đã sử dụng vũ khí gì?
Trang web “Power” của Mỹ ngày 6/12 tuyên bố rằng, trước đây, dựa vào máy bay không người lái hoặc tên lửa đạn đạo tầm ngắn, Ukraina chỉ có thể tiến hành các cuộc tấn công vào Crimea hoặc các căn cứ quân sự của Nga gần biên giới Nga – Ukraina. Nếu các cuộc tấn công được thực hiện vào các căn cứ không quân của Nga ở xa hơn, thì phải dựa vào các lực lượng xâm nhập nhỏ. Ukraina cách căn cứ Diagilevo bị tấn công hơn 500km và cách căn cứ Engel 750km, khoảng cách này nằm ngoài phạm vi tấn công của vũ khí thông thường của quân đội Ukraina.
Đã có suy đoán rằng Ukraina có thể đã đầu tư vào máy bay không người lái mới nhất. Ngày 5/12, phía Ukraina vừa thông báo đã hoàn thành thử nghiệm thành công loại UAV cảm tử mới phát triển, có tầm hoạt động lên tới 1000km. Trang web “Truyền thông tự do” (Free media) của Nga cũng mạnh dạn suy đoán rằng, đó là UAV được sử dụng công nghệ của Israel.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Nga, thứ Ukraina đầu tư không phải là mẫu máy bay tiên tiến mà là máy bay không người lái phản lực Tu-141 thế hệ cũ. Máy bay không người lái, được đưa vào sử dụng từ những năm 1980, ban đầu được thiết kế để trinh sát trên không và đã được nâng cấp để mang vũ khí như bom. Tầm bắn tối đa của nó có thể đạt tới 1000km, do đó, về lý thuyết, nó có thể thực hiện các nhiệm vụ đột kích vào các sân bay quân sự của Nga.
Thứ hai, làm thế nào mà chiếc máy bay không người lái thế hệ cũ này lại vượt qua được hàng rào đánh chặn dày đặc của quân đội Nga?
Theo các chuyên gia quân sự Nga, trong những năm gần đây, Ukraina đã hiện đại hóa UAV Tu-141. Sau khi Liên Xô tan rã, những thông tin liên quan đến UAV Tu-141 vẫn nằm trong tay Ukraina. Từ năm 2014, Ukraina đã cải tiến UAV này, lắp đặt hệ thống điều khiển và dẫn đường kỹ thuật số hiện đại, cho phép nó có thể bay chính xác theo đường bay đã thiết lập sẵn. Đồng thời, “nó có khả năng bay tầm thấp và có thể tránh các hệ thống phòng không của Nga”.
Các chuyên gia Nga nhấn mạnh, độ chính xác của đường bay này phụ thuộc vào tọa độ do các nước phương Tây cung cấp. Chuyên gia Nga bức xúc thừa nhận rằng: “Phương Tây đã số hóa bản đồ nước Nga từ lâu rồi.” Họ đã tiến hành các hoạt động đo đạc, lập bản đồ trái phép. Nga đã đưa ra câu trả lời bằng những bài học thấm thía.Mỹ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đối với 3 công ty xuất khẩu trái phép sang TQ
Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo, ba công ty có trụ sở tại Wilmington, Bắc Carolina đã xuất khẩu trái phép vệ tinh, tên lửa và công nghệ quốc phòng sang Trung Quốc; đồng thời Bộ này sẽ tiếp tục từ chối đặc quyền xuất khẩu của ba công ty nói trên.
Việc gia hạn lệnh cấm được ban hành sau những lo ngại mới về 3 công ty Quicksilver Manufacturing Inc, Rapid Cut LLC và US Prototype Inc, mà Bộ Thương mại cho biết họ đã gửi các bản vẽ kỹ thuật và bản thiết kế từ các khách hàng Hoa Kỳ tới các nhà sản xuất ở Trung Quốc để in 3D vệ tinh, tên lửa và các nguyên mẫu liên quan đến quốc phòng một cách trái phép.
Kể từ tháng 6, Bộ Thương mại đã phát hiện có thêm một số công ty Hoa Kỳ phối hợp với 3 công ty này, liên quan đến việc xuất khẩu trái phép các bộ phận vũ khí và chi tiết công nghệ vũ trụ sang Trung Quốc.
Việc xuất khẩu như vậy được coi là gây tổn hại cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Lệnh cấm mới gia hạn từ chối các đặc quyền xuất khẩu của các công ty trong 180 ngày tiếp theo, đồng thời đưa ra thông báo cho các công ty khác tránh kinh doanh với họ.
Bộ Thương mại không xác định đích danh các công ty đã ký hợp đồng với Quicksilver Manufacturing Inc, Rapid Cut LLC và US Prototype Inc. Tuy nhiên, theo lệnh cấm ban hành hồi tháng 6, một công ty công nghệ quốc phòng và hàng không vũ trụ Mỹ đã thông báo cho Bộ Thương mại Mỹ về một vụ xuất khẩu trái phép công nghệ vệ tinh hồi tháng 2/2020.
Bộ này sau đó đã tiến hành điều tra và phát hiện ra rằng công ty Quicksilver Manufacturing đã nhận được đơn đặt hàng các bộ phận vệ tinh cho các nguyên mẫu mà công ty này phát triển từ tháng 7/2017. Để chế tạo các bộ phận này, Quicksilver đã gửi hàng chục bản vẽ kỹ thuật và bản thiết kế đến một công ty Trung Quốc để gia công in 3D mà không xin giấy phép.
Quicksilver cũng bị cáo buộc có dính líu đến một vi phạm liên quan đến một công ty thứ ba của Hoa Kỳ, một công ty khoa học và kỹ thuật tiên tiến có hợp đồng với Bộ Quốc phòng, bộ Thương mại cho biết thêm.
Trong lệnh cấm gia hạn vừa qua, Bộ Thương mại cho hay, một cá nhân ở Trung Quốc sử dụng địa chỉ email @rapidcut.com có thể đã vi phạm lệnh cấm hồi tháng 6 bằng cách cung cấp cho khách hàng thông tin về cách hoàn thành và thực hiện các đơn đặt hàng đang chờ xử lý. Đánh lưu ý, người này được tuyển dụng bởi một nhà sản xuất Trung Quốc được Rapid Cut trả hoa hồng khi bán hàng.
Trung Quốc sẽ đánh mất vị thế ‘công xưởng của thế giới’?
Do Chính sách “Zero-Covid” của Đại lục và chi phí lao động tăng cao, cùng với sự mất giá của đồng Yên, các nhà sản xuất quần áo buộc phải chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Truyền thông nước ngoài đưa tin rằng, “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực” (RCEP), có hiệu lực từ tháng 1 năm nay, nhằm mục đích thiết lập một thị trường thống nhất bằng cách cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Các nhà cung cấp của các công ty may mặc như Adastria Group, Aoyama Trading và UNIQLO đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất của họ sang các nước thành viên RCEP ở Đông Nam Á với mức lương thấp hơn, sau đó tận dụng việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hàng dệt may để giảm chi phí sản xuất.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, mức lương trung bình hàng tháng của công nhân nhà máy tại Quảng Châu gần đây đã tăng lên khoảng 670 USD (khoảng 15,8 triệu VND), cao hơn gần 1,5 lần so với mức lương ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; và cao gấp 4,5 lần so với Dhaka, Bangladesh.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã thu hút rất nhiều vốn nước ngoài để thành lập các nhà máy với lực lượng lao động giá rẻ và chất lượng cao, tạo ra huyền thoại “công xưởng của thế giới”.
Trong số đó, công việc may mặc khó có thể tự động hóa hoàn toàn, nhiều quy trình trong ngành may mặc vẫn dựa vào sức người nên nhân công trở thành chi phí sản xuất lớn nhất bên cạnh nguyên liệu thô, Trung Quốc kể từ đó đã như cá gặp nước, từng thống trị ngành sản xuất dệt may toàn cầu.
Sở Thiên(楚天), tác giả của bài viết cho rằng, thời thế đang thay đổi và có thể trong tương lai gần, vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc sẽ mất đi, và các nước Đông Nam Á và thậm chí các nước Mỹ Latinh sẽ chiếm lĩnh thị trường của họ.
Hàng triệu người nhớ về bác sĩ Lý Văn Lượng sau khi ĐCSTQ nới lỏng chính sách chống dịch COVID-19
Vài phút sau khi chính quyền ĐCSTQ đưa ra các biện pháp nới lỏng chính sách phòng chống dịch Covid-19, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã tìm đến tài khoản mạng xã hội của bác sĩ Lý Văn Lượng để một lần nữa bày tỏ sự ủng hộ đối vị bác sĩ này. Sau một ngày, có ít nhất một triệu người đã để lại tin nhắn trên tài khoản của bác sĩ Lý. Họ cảm ơn anh vì đã dũng cảm lên tiếng về dịch bệnh cũng như kể về nỗi khổ của họ trong cuộc phong tỏa vừa qua.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những nhân viên y tế đầu tiên lên tiếng tiết lộ dịch COVID-19 ra thế giới bên ngoài vào năm 2019. Anh được biết đến với biệt danh “người thổi còi dịch bệnh”.
Anh bị chính quyền Trung Quốc cáo buộc phát tán sai sự thật thông tin về dịch bệnh và sau đó chết ở tuổi 34 vì nhiễm virus Covid-19 khi đang tham gia cứu chữa bệnh nhân trong đợt dịch hồi bùng phát dữ dội ở Trung Quốc hồi năm 2020. Cái chết của bác sĩ trẻ này đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong công chúng về cách mà chính quyền Trung Quốc ứng phó trước đại dịch.
Vào thứ Tư, 7/12, ĐCSTQ đã công bố cái gọi là “Mười biện pháp mới” trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Ngay lập tức tài khoản Weibo của bác sĩ Lý Văn Lượng đã trở thành một “bức tường than khóc” của nhiều người vốn đã chịu đựng những bất công trong thời gian bị phong tỏa.
Từ Quảng Đông, Vân Nam, Tứ Xuyên đến Bắc Kinh, người dân đã bày tỏ sự nhẹ nhõm và hy vọng, cũng như nỗi buồn và sự mất mát của mình.
Một cư dân mạng viết: “Những năm tháng thanh xuân đại học của tôi biến mất trong trận dịch. Quãng thời gian đó, tôi từ một người vô tư đã trở nên chán nản và không còn niềm tin với cuộc sống. Nói rằng sẽ không có tác động gì trong ba năm là dối trá, và nói rằng dịch bệnh không sao cả cũng là dối trá”.
“Nhiều người đã phải chịu đựng rất nhiều trong đại dịch, có người bị bỏ đói vì bị phong tỏa, có người gia đình bị ly tán, có người bị buộc phải cách ly, có người trì hoãn hôn nhân, có người không thể đi khám chữa bệnh, và nhiều người bị mất việc làm”.
Dưới bài đăng Weibo của bác sĩ Lý, nhiều người đặt câu hỏi rằng những hy sinh và vất vả của họ trong thời gian qua rốt cuộc là vì điều gì.
Một cư dân mạng đến từ Tứ Xuyên viết: “Đây là lần đầu tiên tôi đi tàu điện ngầm sáng nay mà không cần nhìn mã sức khỏe. Ba năm trời phong toả, đó có phải là lãng phí thời gian không? Còn những người đã phải trả giá rất đắt cho việc này, thậm chí là cả mạng sống của mình. Bác sĩ Lý không phải là người đầu tiên và sẽ không phải là người cuối cùng”.
Trước khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế, trên khắp đất nước đã nổ ra các cuộc biểu tình rộng rãi nhất trong nhiều thập kỷ, với những người tức giận hô vang: “ĐCSTQ phải giải thể” và “Tập Cận Bình, hãy từ chức!”
Số lượng người Trung Quốc xin tị nạn Mỹ tăng gấp 10 lần sau ‘Phong trào Giấy Trắng’
Một công ty di dân ở Trung Quốc đại lục nói rằng, ngay sau khi các cuộc biểu tình giấy trắng nổ ra ở nhiều thành phố của Trung Quốc, số lượng công dân Trung Quốc tư vấn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ đã tăng gấp 10 lần.
Sau khi các cuộc biểu tình vào cuối tháng 11 kết thúc được một tuần, Bắc Kinh cuối cùng đã công bố “mười điều mới”, nới lỏng phần nghiêm ngặt nhất trong chính sách phong tỏa và kiểm soát dịch. Tuy nhiên, cảnh sát Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm và đàn áp những người tham gia vào các cuộc biểu tình một cách âm thầm, khiến họ phải tìm kiếm thông tin về việc xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Ngày 8 tháng 12, chuyên mục “Nhà quan sát Trung Quốc” của tờ Politico dẫn lời một công ty di dân ở California, cho biết, trong những ngày sau các cuộc biểu tình giấy trắng, sự quan tâm của công dân Trung Quốc đối với đơn xin tị nạn tại Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể, họ nhận được yêu cầu tư vấn gấp 10 lần so với ngày trước.
Ông Felipe Alexander, một đối tác tại công ty di dân AG ở Irvine, California cho biết, các công dân Trung Quốc đã tiếp cận ông qua YouTube, Twitter và các tài khoản mạng xã hội Trung Quốc bao gồm cả WeChat.
Ông nói rằng, trước các cuộc biểu tình giấy trắng, mỗi ngày ông có thể nhận được 20 đến 30 câu hỏi từ công dân Trung Quốc, “bây giờ chúng tôi đã nhận được gấp 10 lần con số đó.”
Ông Alexander cho biết, “Đại đa số mọi người đã trực tiếp hỏi tôi về vấn đề xin tị nạn, họ nói rằng ‘Tôi muốn ra khỏi đây… tôi có đủ điều kiện không?”.
Chính quyền Trung Quốc trước nay đều không giải quyết các vấn đề, mà giải quyết những người đưa ra vấn đề, trong khi hệ thống giám sát của nhà nước có mặt ở khắp mọi nơi, chúng có thể bị chính quyền lạm dụng để xác định những người tham gia vào các cuộc biểu tình.
Ông Alexander nói: “Họ lo lắng về sự an toàn của họ ở Trung Quốc. Họ nói, ‘Tôi đã tham gia các cuộc biểu tình, hoặc tôi biết những người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình. Tôi đã đăng một số thứ lên mạng. Tôi đã sợ hãi – như vậy đủ để được tị nạn không?”
Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), số lượng công dân Trung Quốc xin tị nạn chính trị mỗi năm tăng từ 15.362 vào năm 2012 lên 107.864 vào năm 2022. Ba phần tư trong số họ xin tị nạn ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có lịch sử bảo vệ công dân Trung Quốc, những người sợ bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt chính trị. Chính quyền của Tổng thống Bush đã thông qua “Đạo luật Bảo vệ Sinh viên Trung Quốc” vào năm 1992, nhằm cung cấp quyền thường trú cho sinh viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ sau vụ thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1989. Điều này đã mở ra một con đường cho 54.000 công dân Trung Quốc đến với thân phận công dân.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội Hoa Kỳ sẽ có động thái tương tự.
Hơn 100 triệu lượt tìm kiếm di dân trên internet Trung Quốc
Mặt khác, trên WeChat, một nền tảng dành cho người dân trong nước ở Trung Quốc sử dụng, lượng tìm kiếm từ khóa “di dân” đã bùng nổ, thậm chí vượt mức trước khi Thượng Hải đóng cửa vào tháng 4 năm nay và khi dịch bệnh lây lan mạnh vào tháng 6 năm nay.
Trên “WeChat Index” , một chức năng theo dõi dư luận chính thức của WeChat hiển thị, số lượt tìm kiếm từ “di dân” đạt 116,72 triệu vào ngày 6 tháng 12 và giá trị chỉ số tổng thể đạt 112,51% so với tháng trước, cao nhất trong tuần qua.
Số lượt tìm kiếm vào ngày 7 tháng 12 cũng đạt 52,15 triệu và giá trị chỉ mục tổng thể đạt 55,32% hàng ngày.
Vậy điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc vào ngày 6 và 7 tháng 12?. Kể từ ngày 6/12, có thông tin cho rằng các quan chức chính quyền sẽ nới lỏng chính sách Zero Covid. Vào ngày 7/12, chính quyền Trung Quốc đã chính thức công bố 10 biện pháp mới để tối ưu hóa công tác phòng chống dịch bệnh, bao gồm cả việc những người có triệu chứng nhẹ có thể được cách ly tại nhà, không còn kiên trì thực hiện xóa sạch Covid-19 trong xã hội nữa. Sau đó, các từ liên quan như “10 điều mới”, “không còn axit nucleic” đã trở thành từ khóa tìm kiếm nóng.
Sau khi “10 điều mới”, tức 10 biện pháp phòng chống dịch mới của Trung Quốc được công khai, một số người ở Thượng Hải đã thông qua vòng kết nối bạn bè WeChat của họ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã xuống đường (chỉ những người xuống đường ở khắp nơi Trung Quốc vào ngày 26 và 27 tháng 11 để phản đối lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, khiến nhà chức trách phải thay đổi các biện pháp chống dịch). Họ nói rằng, “Cho đến nay, liên tục có người bị cảnh sát gọi đi hỏi chuyện, còn có người chưa được thả ra, không biết tình hình thế nào rồi”.