Nhóm lính đánh thuê Wagner đầu hàng Ukraine trong khi quân Nga tiếp tục khủng bố
Vài diễn biến về chiến trường Ukraine – Nga: Một nhóm lính đánh thuê Wagner cho Nga đã đầu hàng quân đội Ukraine; ngay thềm Giáng sinh, quân Nga pháo kích bừa bãi tại Kherson gây nhiều thương vong; một giám đốc nhà máy đóng tàu Nga chết chưa rõ nguyên nhân.
Cuộc chiến xâm lược Ukraine do Nga phát động từ ngày 24/2 vẫn đang tiếp diễn. Để bổ sung sức mạnh quân đội, Nga đã thuê số lượng lớn các nhóm lính đánh thuê, tiêu biểu trong số đó là nhóm lính đánh thuê Wagner.
Mới đây, tài khoản Twitter “@NOELreports” đã đăng một video lên Twitter cho thấy chiếc xe tải chở đầy quân Nga đã đến đầu hàng quân Ukraine, họ khom người cúi đầu không nói lời nào. “@NOELreports” tweet rằng: “Một nhóm lính đánh thuê Wagner đã tự nguyện đầu hàng tại hướng đông. Những chuyện như vậy ngày càng nhiều trong những ngày qua. Dường như cấp cao của quân đội Nga đã bố trí cho những người này chiến đấu trong những điều kiện quá khủng khiếp. Nhiều người thậm chí không có đồ bảo hộ”.
A group of Wagner PMCs voluntarily surrendered in the eastern direction. More and more stories like these are coming out these days. It seems these guys are done fighting in horrible conditions the Russian military leaderships puts them in. Some don't even wear protection. pic.twitter.com/Zm8AbaCAyD
— NOËL 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) December 24, 2022
Pháo kích tại Kherson gây nhiều thương vong ngay thềm Giáng sinh
Mặc dù quân xâm lược Nga đã rút khỏi thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, nhưng vào đêm Giáng sinh quân đội Nga đã pháo kích vào thành phố Kherson làm ít nhất 10 người thiệt mạng và 58 người khác bị thương.
Phó chủ tịch Yuriy Sobolevskyi của Hội đồng bang Kherson cho biết một tên lửa đã rơi vào một siêu thị trên Quảng trường Tự do ở thành phố Kherson trong khi ở đó đang có nhiều người.
AFP dẫn nguồn tin cho biết, trở về Ukraine sau chuyến công du Mỹ, Tổng thống Zelensky đã đăng những bức ảnh trên Facebook cho thấy trên đường phố Kherson đầy các phương tiện bốc cháy, những kính cửa sổ tan vỡ và rải rác thi thể. Ông chia sẻ: “Đây không phải là các cơ sở quân sự […] Việc này là khủng bố, giết chóc vì mục đích đe dọa và giải trí,”
(Ảnh chụp màn hình Facebook Zelensky)
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba của Ukraine cũng kêu gọi qua một dòng tweet, “Trong khi các gia đình ở châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác đang sẵn sàng cho bữa tối Giáng sinh, mong tất cả chớ quên người Ukraine đang chiến đấu chống lại tà ác”.
Hôm 22/12 ở Moscow khi đề cập đến “xung đột Nga-Ukraine” với các phóng viên, lần đầu tiên ông Tổng thống Nga Putin không sử dụng thuật ngữ “hoạt động quân sự đặc biệt”, thay vào đó công khai chỉ Nga xâm lược Ukraine và sử dụng thuật ngữ “chiến tranh”.
“Mục tiêu của chúng tôi không phải là xoay bánh đà của xung đột quân sự, ngược lại chúng tôi muốn chấm dứt cuộc chiến này, và chúng tôi đã và sẽ tiếp tục chiến đấu vì điều này”, ông Putin nói.
Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng theo đánh giá ban đầu của họ thì những gì ông Putin nói chỉ là lỡ lời, không phải cố ý.
Christmas Eve. Russian terror strike on Kherson leads to multiple civilian casualties. While families in Europe, North America, and beyond prepare festive dinners, spare a thought for Ukraine which is fighting evil right now. We need your active and lasting support to prevail. pic.twitter.com/xa7dr0SX1o
— Dmytro Kuleba (@DmytroKuleba) December 24, 2022
Giám đốc nhà máy đóng tàu Nga chết chưa rõ nguyên nhân
Theo tin từ Reuters cho biết, Nhà máy đóng tàu Admiralty ở cảng phía tây St Petersburg của Nga đã thông báo về cái chết của ông Alexander Buzakov – người phụ trách nhà máy này từ tháng 8/2012.
Nhà máy đóng tàu Admiralty được biết đang chế tạo tàu ngầm chạy bằng diesel lớp Kilo nâng cấp, có khả năng phóng tên lửa hành trình Kalibr, theo TASS đưa tin.
Hồi tháng 4, Moscow tuyên bố đã phóng tên lửa hành trình Kalibr từ tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel ở Biển Đen nhằm vào các mục tiêu quân sự của Ukraine.
Có thể suy đoán ông Buzakov ở độ tuổi khoảng 60, qua thông tin từ Nhà máy đóng tàu cho biết ông này tốt nghiệp năm 1980 và có hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc.
Vương Quân, Vision Times
Đài Loan gia hạn nghĩa vụ quân sự bắt buộc trước mối đe dọa từ Trung Quốc
Đài Loan sẽ kéo dài nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 4 tháng lên đến 1 năm kể từ năm 2024 do mối đe dọa ngày càng tăng Trung Quốc, Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố hôm thứ Ba (27/12).
Động thái này, đã được dự báo trước, diễn ra khi Trung Quốc tăng cường áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan để khẳng định các yêu sách chủ quyền của mình
Sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Thái cho biết Đài Loan muốn hòa bình nhưng cần có khả năng tự vệ. “Chừng nào Đài Loan còn đủ mạnh, đó sẽ là mái nhà của dân chủ và tự do trên toàn thế giới, và sẽ không trở thành chiến trường,” bà nhấn mạnh.
Hệ thống quân sự hiện tại, bao gồm cả quân dự bị huấn luyện của Đài Loan, dường như không thực sự hiệu quả và không đủ để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc, đặc biệt nếu Bắc Kinh tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng vào hòn đảo, bà Thái nhận xét.
“Đài Loan muốn bày tỏ với thế giới rằng, giữa dân chủ và độc tài, chúng tôi tin tưởng vững chắc vào dân chủ. Giữa chiến tranh và hòa bình, chúng tôi kiên định với hòa bình. Chúng tôi sẽ thể hiện lòng can đảm và quyết tâm bảo vệ quê hương và bảo vệ nền dân chủ.”
Bà Thái lưu ý, lính nghĩa vụ sẽ trải qua khóa huấn luyện khốc liệt hơn, bao gồm các bài tập bắn súng, hướng dẫn chiến đấu được sử dụng bởi lực lượng Hoa Kỳ, đồng thời vận hành các vũ khí mạnh hơn, bao gồm tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng.
Đội ngũ an ninh của bà Thái bao gồm các quan chức cấp cao từ Bộ Quốc phòng và Hội đồng An ninh Quốc gia đã và đang đánh giá hệ thống quân sự của Đài Loan kể từ năm 2020, Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay.
Ngày 26/12, Đài Bắc đã báo cáo về cuộc xâm nhập lớn nhất từ trước đến nay của lực lượng không quân Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, với 43 máy bay Trung Quốc bay qua vùng đệm không chính thức giữa hai bên.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã tổ chức hàng loạt cuộc tập trận gần Đài Loan vào tháng 8 sau chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
Chính phủ Đài Loan khẳng định, chỉ người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.
“Các hành vi đơn phương của Trung Quốc đã trở thành mối lo ngại lớn đối với an ninh khu vực,” vị quan chức tham gia cuộc thảo luận an ninh cấp cao nói thêm.
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ Quốc phòng nêu rõ, lính nghĩa vụ sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, giúp các lực lượng chính quy phản ứng nhanh hơn trong trường hợp có bất kỳ sự xâm lược nào từ Trung Quốc.
Nhật Minh (Theo Reuters)
Moscow cáo buộc Ukraine tấn công căn cứ không quân gây chết người
Ngày 26/2, Moscow tuyên bố, họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công mới bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một căn cứ quân sự máy bay ném bom chiến lược nằm cách biên giới chung của hai nước hàng trăm km.
Điện Kremlin thông báo, họ đã bắn rơi máy bay không người lái của Ukraine tại sân bay chiến lược Engles của Nga. Đây là căn cứ không quân mà Kyiv cáo buộc quân đội Nga đã sử dụng để tấn công Ukraine. Chính quyền địa phương cho biết, ba quân nhân đã thiệt mạng do những mảnh vỡ rơi xuống.
Cùng Nga, cơ quan an ninh nội địa Nga tiết lộ, họ đã tiêu diệt bốn “kẻ phá hoại” người Ukraine, những người bị cáo buộc đã cố gắng xâm nhập vào Nga qua một khu vực ở biên giới.
Moscow đã cáo buộc các lực lượng thân Kyiv nhắm mục tiêu vào các địa điểm quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của Nga, bao gồm cả việc cho nổ tung cây cầu nối Crimea với Nga.
Hôm 26/12, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, họ đã bắn rơi một máy bay không người lái của Ukraine tại căn cứ không quân Engels nằm ở khu vực Saratov phía nam nước Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 600km.
Đây là cuộc tấn công thứ hai của Ukraine nhắm vào căn cứ không quân Engels trong vòng chưa đầy một tháng và là cuộc tấn công sâu nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.
Trước đó đầu tháng 12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra các vụ nổ tại hai sân bay của Nga, trong đó có sân bay Engels, khiến ba người thiệt mạng. Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, các sân bay của Nga là mục tiêu của các máy bay không người lái do Liên Xô sản xuất.
Ngoài ra, hôm 26/12, cơ quan an ninh Nga FSB tuyên bố, họ đã tiêu diệt một nhóm kẻ phá hoại có vũ trang mang theo “thiết bị nổ tự chế” từ Ukraine đã cố gắng xâm nhập vào khu vực Bryansk của Nga.
Một đoạn video do FSB công bố cho thấy một số thi thể đẫm máu nằm dài trên mặt đất, mặc đồ ngụy trang mùa đông và mang theo súng.
Kyiv chưa đưa ra bình luận cho vụ việc này.
Các cuộc tấn công của Ukraine xảy ra sau 10 tháng Moscow phát động cuộc tấn công Ukraine. Các cuộc tấn công của Nga gần đây đã phá hủy mạng lưới điện của quốc gia Đông Âu này, khiến hàng triệu người phải sống trong bóng tối và lạnh giá vào giữa mùa đông.
“Thống nhất người dân Nga”
Hôm 26/2, Ukraine đã kêu gọi loại bỏ Nga, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ, ra khỏi cơ quan quyền lực này của thế giới.
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Ukraine kêu gọi các quốc gia thành viên của LHQ … tước bỏ tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo An LHQ của Liên bang Nga và loại trừ quốc gia này ra khỏi LHQ nói chung.”
Hôm 25/12, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba lưu ý: “Chúng tôi có một câu hỏi rất đơn giản: liệu Nga có quyền tiếp tục là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ và tiếp tục có mặt tại Liên Hợp Quốc hay không?”
“Chúng tôi có một câu trả lời thuyết phục và hợp lý : Không.”
Trong Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết có thể ngăn chặn bất kỳ nghị quyết nào.
Tại Kyiv, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zenlensky cho hay, tình trạng mất điện luân phiên tiếp tục diễn ra trên khắp quốc gia Đông Âu này với 9 triệu người không có điện vào tối ngày 26/12, trong bối cảnh các kỹ sư của Ukraine đang làm việc suốt kỳ nghỉ đông để sửa chữa mạng lưới điện bị hư hỏng của đất nước.
Bất chấp những thiệt hại to lớn về người và vật chất trong cuộc chiến và sự cô lập ngày càng tăng của quốc tế đối với Nga, Tổng thống Putin vẫn chưa có thấy sự sẵn sàng thay đổi chiến thuật.
Hôm 25/12, Tổng thống Putin biện minh rằng cuộc tấn công của mình vào Ukraine là nhằm “thống nhất người dân Nga”, ông cáo buộc “các quốc gia đối thủ địa chính trị đang có ý định xâu xé nước Nga, nước Nga lịch sử”.
Nhà lãnh đạo Nga đã nhắc lại khái niệm “nước Nga lịch sử” nhằm lập luận rằng người Ukraine và người Nga là một dân tộc.
Khi đề cập đến phương Tây trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Putin chỉ trích: “Chia để trị, đó là điều họ [phương Tây] luôn tìm cách đạt được và vẫn đang tìm cách thực hiện điều đó.”
“Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi thì khác: đó là thống nhất người dân Nga.”
Ông khẳng định, Moscow sẵn sàng đàm phán và không hề tỏ ra bối rối khi được hỏi về hệ thống phòng không mới mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine.
Khi đề cập đến khẩu đội tên lửa Patriot mà Hoa Kỳ đã hứa với Tổng thống Zenlensky, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh: “Tất nhiên chúng tôi sẽ phá hủy nó, 100%!”
Tuần trước, trong chuyến đi đầu tiên ra khỏi Ukraine kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, Tổng thống Zelensky đã nhận được những cam kết hỗ trợ mạnh mẽ từ Washington, bao gồm cả hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Lầu Năm Góc.
Viện trợ quân sự và tài chính của phương Tây là rất quan trọng đối với việc Ukraine đẩy lùi quân đội Nga ra khỏi các khu vực chiếm đóng, bao gồm cả thành phố cảng chiến lược Kherson ở phía nam Ukraine, đây là thủ phủ khu vực duy nhất mà Nga chiếm được trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, mặc dù quân đội Nga đã rút khỏi Kherson, nhưng thành phố quan trọng này vẫn nằm trong tầm bắn của vũ khí của Moscow và thường xuyên bị đe dọa.
Gia Huy (Theo AFP)