Cuối năm 2022, “trùm đầu tư mạo hiểm” lừng lẫy một thời Masayoshi Son, người xưng là hậu duệ Tôn Tử, đã phải ngậm ngùi tuyên bố lui về hậu trường. Trước đó một năm, ông đã thông báo rút khỏi Trung Quốc sau những cú đầu cơ thất bại.
Masayoshi Son, doanh nhân người Nhật gốc Hàn, là nhà sáng lập và Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn viễn thông đa quốc gia Nhật Bản SoftBank. Ông vừa là CEO của SoftBank Mobile, đồng thời là Chủ tịch đương nhiệm của Sprint Corporation. Ông được mệnh danh là Bill Gates của Nhật Bản. Theo Forbes, giá trị tài sản ước tính của Son trong năm 2018 là khoảng hơn 30 tỷ USD, qua đó ông chính thức vượt qua ông chủ của thương hiệu thời trang Uniqlo để trở thành người giàu nhất Nhật Bản.
Năm vừa qua là một năm đen tối đối với nhiều công ty Internet, và đó cũng là thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời Masayoshi Son.
Covid-19, hay còn gọi là virus Vũ Hán, xuất hiện không chỉ kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể con người, mà còn kiểm tra sức sống của doanh nghiệp.
Dịch bệnh kéo dài ba năm đã nghiền nát tàn nhẫn bong bóng của các công ty công nghệ. Các doanh nghiệp này lần lượt lao xuống như sao băng, giá trị thị trường của Softbank cũng lao dốc xuống vực thẳm. Trong nửa đầu năm 2022, giá trị thị trường của công ty đầu tư công nghệ lớn nhất thế giới do Masayoshi Son thành lập đã giảm khoảng 40 tỷ đô-la Mỹ. Đây là khoản lỗ tồi tệ nhất trong lịch sử 40 năm của công ty này.
Tài sản của Masayoshi Son 65 tuổi đã giảm đi một nửa và ông đã nợ Softbank gần 5 tỷ USD. Vị trí người giàu nhất Nhật Bản của ông cũng bị trao cho người khác. Cách đây không lâu, Masayoshi Son tuyên bố sẽ rút khỏi hoạt động điều hành hàng ngày của Softbank.
Trong những năm qua, Masayoshi Son đã đặt cược như một con bạc vào các công ty công nghệ trên khắp thế giới. Nhưng giờ đây, hàng trăm công ty công nghệ mà ông đầu tư vào đều thất bại hoặc bị xóa sổ hoàn toàn.
Ông còn miêu tả tình cảnh túng quẫn của bản thân qua bức tranh “Tần Tượng” (Dáng vẻ Ưu sầu) vẽ nhân vật lịch sử nổi tiếng của Nhật Bản Tokugawa Ieyasu. Tướng quân Tokugawa Ieyasu là người đã liều lĩnh điều quân và thất bại nặng nề trở về. Trên đường chạy trốn, ông đã quá sợ hãi và không thể kiểm soát được hành vi đại tiểu tiện của bản thân. Sau đó, Tướng Tokugawa Ieyasu đã nhờ một họa sĩ vẽ bức tranh miêu tả dáng vẻ của ông lúc bấy giờ, đặt tên nó là “Tần Tượng” và đặt trong phòng ngủ để thời thời khắc khắc ghi nhớ bài học về sự liều lĩnh.
Tục ngữ nói, thắng làm vua, thua làm giặc. Masayoshi Son, người từng tạo ra nhiều “huyền thoại” trong giới đầu tư, giờ đã trở thành trò cười.
‘Yêu tinh Châu Á’ không rõ nguồn cội
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu thương trường, Masayoshi Son đã là một nhân vật bí ẩn.
Ông sinh ra ở đảo Kyushu, Nhật Bản vào năm 1957. Người Nhật nói ông là người Hàn Quốc, còn bản thân ông lại nói rằng tổ tiên của ông là hậu duệ của Tôn Vũ – cha đẻ của “Binh pháp Tôn Tử” – trong thời Xuân Thu của Trung Quốc. Ông nói, những người hậu duệ này đã đi thuyền từ Phổ Điền, Phúc Kiến đến Hàn Quốc vào thời Nam Bắc triều, đến thời ông nội của ông thì lại di cư từ Hàn Quốc đến Nhật Bản.
Masayoshi Son có tên tiếng Trung là Tôn Chính Nghĩa, tên tiếng Hàn là Son Jeong-ui. Mãi đến năm 1991, Masayoshi Son mới chính thức nhập quốc tịch Nhật Bản. Ông có vợ là người Nhật Bản, tên là Masami Ohno.
Masayoshi Son rất nhỏ bé, được cho là chỉ cao 1,5 mét. Nhưng ông rất thông minh và thường đứng đầu trong các kỳ thi của trường. Từ khi còn nhỏ, ông đã bị phân biệt đối xử vì là công dân thế hệ thứ ba của cộng đồng người Hàn – Triều Tiên tại Nhật. Cha ông là Tôn Tam Hiến (Son Sam-heon), là một ngư dân, nhưng từ nhỏ đã dạy ông cách chiến đấu không cúi đầu trước nghịch cảnh. Ông thường tự hỏi: Tại sao phải tin vào các quy tắc? Chỉ cần đó là điều mà Masayoshi Son muốn làm, ông sẽ luôn dũng cảm tiến lên mà không sợ hãi.
Năm 1974, Masayoshi Son khi đó 16 tuổi đã sang Mỹ du học. Trong thời gian theo học tại Đại học California, Berkeley nổi tiếng, ông như một chú yêu tinh cần cù chăm chỉ, không ngừng thực hiện những ý tưởng khởi nghiệp kỳ quái của mình. Năm 19 tuổi, Son đã cùng các chuyên gia tổng hợp giọng nói tại Đại học Berkeley phát triển một công cụ phiên dịch giọng nói. Sau đó, họ bán bằng sáng chế cho tập đoàn điện tử Sharp và kiếm được hũ vàng đầu tiên trị giá 1 triệu USD.
Năm 1980, Masayoshi Son mắc bệnh nặng, trong thời gian hồi phục sức khỏe, ông đã tiếp xúc với “Binh pháp Tôn Tử” và được truyền cảm hứng rất nhiều. Kể từ đó, ông tuyên bố rằng mình là hậu duệ của Tôn Vũ, và sau đó còn tự tạo ra một bộ binh pháp khác mà ông rất tâm đắc, đặt tên là “Binh pháp Tôn Tôn”. Sách “Binh pháp Tôn Tử” được bán trên Tiki.
Năm 1981, Masayoshi Son, người vừa hồi phục sức khỏe, đã thành lập Softbank, lúc đó chỉ có hai nhân viên. Softbank lên sàn vào năm 1994 sau khi trải qua nhiều thăng trầm và Masayoshi Son cũng trở thành tỷ phú với 1 tỷ USD.
Ông có một thuyết nổi tiếng tên là “cỗ máy thời gian”, tức là quá trình phát triển của các nước phát triển sẽ được lặp lại ở các nước đang phát triển. Ông giống như một yêu tinh Châu Á ngồi trong cỗ máy thời gian và du hành giữa Đông – Tây.
Cần phải nói rằng, Masayoshi Son là một người có tầm nhìn quốc tế. Nhưng ông giống một chiến binh táo bạo hơn là một chiến lược gia có tầm nhìn xa. Cũng giống như thân thế bất định của mình, ông không có gốc rễ trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, và chỉ bàn chuyện nhà binh trên giấy.
Vừng ơi mở ra, lạc vào ma đạo
Masayoshi Son đã viết nên huyền thoại đầu tư mạo hiểm của mình bằng cách đầu tư vào công ty thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc.
Với khoản đầu tư 20 triệu USD, như một câu thần chú, ông đã mở ra cánh cửa dẫn đến kho báu trị giá 45 tỷ USD của Alibaba. Vào ngày 16 tháng 9 năm 2014, Alibaba đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và tài sản ròng của Masayoshi Son đã tăng lên 16,6 tỷ USD, khiến ông trở thành người giàu nhất Nhật Bản. Masayoshi Son đã đưa ra quyết định đầu tư vào Alibaba trong 6 phút và thu được lợi nhuận giá trị gia tăng hơn 2.000 lần, trở thành huyền thoại trong giới đầu tư.
“Vừng ơi mở ra” đã có một khởi đầu thuận lợi, và từ đó Masayoshi Son, người được nếm trải trái ngọt, đã đầu tư như điên, không màng đến lợi nhuận, chỉ quan tâm đến việc công ty có thể phát triển nhanh thế nào, chỉ tấn công mà không phòng thủ. Câu nói cửa miệng nổi tiếng của ông là “người thông minh không thể bằng kẻ điên”. Kể từ ngày Alibaba lên sàn chứng khoán, Masayoshi Son cũng thường xuyên buôn bán đầu cơ các công ty công nghệ trên khắp thế giới.
Vào tháng 10 năm 2016, mang theo hào quang “huyền thoại” nhờ đầu tư thành công vào Alibaba, Masayoshi Son đã thuyết phục hoàng tử Ả Rập Xê Út chi một khoản tiền khổng lồ 45 tỷ USD chỉ trong 45 phút và cùng nhau thành lập quỹ tầm nhìn 100 tỷ USD với quy mô chưa từng có. Vào thời điểm đó, nó gấp 1,5 lần tổng số tiền của các quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu.
Để tạo thêm nhiều huyền thoại như cú nhảy vào Alibaba, chỉ trong vài năm, Quỹ Tầm nhìn Softbank của Masayoshi Son đã đầu tư vào hầu hết các công ty công nghệ chưa niêm yết trên thế giới. Cả Coupang – “Alibaba phiên bản Hàn Quốc”, Flipkart – “Alibaba phiên bản Ấn Độ”, hay công ty chia sẻ không gian WeWork đều từng được Masayoshi Son nhắm làm con gà đẻ trứng vàng – một Alibaba tiếp theo.
Tuy nhiên, Masayoshi Son đã tiêu gần hết Quỹ Tầm nhìn và không tìm thấy Alibaba thứ hai của mình. Họ đã đầu tư vào khoảng 500 công ty, hầu hết đều làm ăn thua lỗ, nhiều công ty trong số đó đã thua lỗ và phá sản.
Để bù đắp khoản tiền thua lỗ khổng lồ, Tập đoàn Softbank đã nhiều lần phải bán cổ phần của Alibaba. Kho vàng tại Alibaba cũng gần như cạn kiệt, vào cuối tháng 9 năm 2022, Softbank chỉ còn nắm giữ 14,3% cổ phần của Alibaba.
Ma đỏ che mắt, rơi vào cạm bẫy hút máu
Những thăng trầm của Softbank gần như đồng bộ với những thăng trầm của ngành Internet Trung Quốc.
Softbank là “kim chủ” (nhà đầu tư) lớn nhất trên thị trường sơ cấp Trung Quốc. Kể từ khi đầu tư vào Alibaba vào năm 2000, SoftBank đã đầu tư vào gần 300 công ty ở Trung Quốc. Softbank có cổ phần trong hầu hết các công ty công nghệ Internet nổi tiếng ở Trung Quốc, chẳng hạn như Didi Chuxing (gã khổng lồ gọi xe trực tuyến), JD Logistics (công ty dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp thương mại điện tử khổng lồ JD.com), ByteDance (công ty mẹ của TikTok), Sina (công ty mẹ của Weibo – ứng dụng được mệnh danh là ‘Facebook Trung Quốc’), SenseTime (nhà cung cấp phần mềm trí tuệ nhân tạo AI), v.v.
Có thể nói, Masayoshi Son là người thổi lớn nhất trong 10 năm thịnh vượng của bong bóng Internet Trung Quốc. Trong Quỹ Tầm nhìn 100 tỷ USD của SoftBank, có 23% là được đầu tư vào Trung Quốc. Masayoshi Son từng tự hào nói rằng, khoản đầu tư của ông vào Trung Quốc chưa bao giờ thua lỗ. Trong giai đoạn này, ông cũng đã viết nên không ít “huyền thoại” về đầu tư, nhưng cuối cùng tất cả đều thất bại và trở thành trò cười.
Masayoshi Son tuyên bố rằng ông cũng là con cháu của rồng, nhưng có lẽ ông không thực sự hiểu hết văn hóa Trung Quốc, cũng như không hiểu được hiện thực của Trung Quốc ngày nay. Người dân Trung Quốc truyền thống luôn coi trọng đạo đức và trung thực, nhưng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại dối trá và hám lợi, hút máu đầu tư nước ngoài dưới chiêu bài mở cửa.
Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, quan chức và thương nhân cấu kết với nhau, ở Trung Quốc không có doanh nghiệp tư nhân thực sự. Đứng sau thao túng rất nhiều công ty công nghệ là các “thái tử đảng” của ĐCSTQ.
“Thái tử đảng” là một danh xưng không chính thức dùng để chỉ tầng lớp con cháu của các quan chức cấp cao nổi bật và có ảnh hưởng trong ĐCSTQ. Bằng một cách không chính thức, tầng lớp này thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước và có nhiều cơ hội để được đề bạt làm lãnh đạo trong tương lai, dù cho hình thức bên ngoài vẫn là thông qua bầu cử dân chủ; hoặc có các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được.
Ví như Quỹ Boyu, do Giang Chí Thành (Alvin Jiang), cháu trai của cố lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, thành lập, cũng đầu tư vào các công ty như Alibaba và Didi Chuxing. Các công ty Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề về tính trung thực, chẳng hạn như thích hối lộ, che giấu các báo cáo sai lệch, làm sổ đen, v.v. Đây là những quả bom hẹn giờ được giấu kín.
Có nhiều nguồn tin chỉ ra rằng, rất nhiều quỹ liên quan đến phe Giang (Giang Trạch Dân) đã tham gia vào cuộc đảo chính tài chính chống lại ông Tập Cận Bình vào năm 2015. Điều này cũng dẫn đến việc ĐCSTQ liên tục tấn công các công ty Internet do phe cánh của Giang độc quyền trong những năm gần đây. Kết quả là giá cổ phiếu của Alibaba giảm mạnh và Didi Chuxing, công ty đã niêm yết tại Hoa Kỳ, buộc phải hủy niêm yết.
Masayoshi Son đã bị che mắt bởi chiếc mặt nạ da người của ĐCSTQ. Ông nghĩ rằng Trung Quốc là một thị trường tự do mở cửa và rằng ông đang giao dịch với các công ty tư nhân trung thực và làm việc theo quy tắc, nhưng thật không may, ông đã từng bước rơi vào cái bẫy đỏ do ĐCSTQ giăng ra và ném xuống nước hàng chục tỷ USD.
Trong khoản lỗ khổng lồ hàng chục tỷ USD của Masayoshi Son ở Quỹ Tầm nhìn, các công ty Trung Quốc đã “góp sức” không ít. Ba công ty Didi Chuxing, JD.com và Dingdong đã trở thành “Ba kiệt sĩ chém Son”. Softbank đã liên tiếp đầu tư khoảng 12 tỷ USD vào Didi Chuxing và chịu khoản lỗ lớn hàng chục tỷ.
Mê vào lợi ích, quên mất đạo nghĩa
Có lẽ sau khi gặp phải con ma đỏ ĐCSTQ, Masayoshi Son đã nhiễm bản tính của nó và quên mất rằng “Binh pháp Tôn Tử” trước hết coi trọng đạo lý và chính nghĩa.
Trên thực tế, ông đã tin vào bộ tà thuyết lệch lạc rằng “tiền có thể khiến quỷ đẩy cối xay” (tương tự câu: có tiền mua Tiên cũng được). Phương pháp đầu tư của Masayoshi Son đơn giản là ném tiền một cách thô bạo, ông thường đưa ra số tiền cao hơn nhiều lần so với định giá tài chính của công ty, nếu đối phương không đồng ý, ông đe dọa sẽ chuyển sang đầu tư vào đối thủ cạnh tranh. Năm 2016, Masayoshi Son mua lại công ty công nghệ chip ARM với giá 32 tỷ USD, cao hơn 43% so với giá trị thị trường của công ty vào thời điểm đó. Năm 2017, Masayoshi Son tìm thấy Didi Chuxing và nói “Hoặc là chấp nhận khoản đầu tư của tôi, hoặc là tôi sẽ đầu tư vào đối thủ của anh”, dù công ty này chẳng thiếu tiền.
Masayoshi Son cũng không để ý đến nhân phẩm của các chủ doanh nghiệp. Ông chủ của công ty chia sẻ không gian WeWork và công ty gọi xe trực tuyến Uber đều bị nghi ngờ có hành vi sai trái, nhưng Son lại nhất quyết dúi tiền vào tay họ, và rồi nhận lại trái đắng. Elizabeth Holmes, người sáng lập công ty “trích máu làm xét nghiệm ung thư” Theranos, vừa bị kết án hơn 11 năm tù vì tội lừa đảo. Ông chủ của FTX – công ty tiền mã hóa nổi tiếng vừa phá sản – cũng dính bê bối. Masayoshi Son đã đầu tư 100 triệu USD vào mỗi người, nhưng đều trở về tay không.
So với nhân tính, có lẽ Masayoshi Son tin tưởng vào máy móc trí tuệ nhân tạo hơn. Ông nhận định rằng thế giới tương lai nhất định phải là thế giới do máy móc thông minh làm chủ đạo. Vì vậy, ông đã đầu tư gần như toàn bộ số tiền của mình vào các công ty AI. Đế chế Softbank của Masayoshi Son chiếm gần 75% ngành công nghiệp máy tính ở Hoa Kỳ và một nửa ngành Internet của Trung Quốc.
Từng bước một, Masayoshi Son, người chìm đắm trong ham muốn lợi nhuận, đã theo đuổi sách lược “thà đầu tư nhầm còn hơn bỏ sót”. Nhưng những người đi ngược lại với lời dạy bảo, giáo huấn của những thế hệ đi trước, không chú trọng đến đạo đức và chính nghĩa, nhất định sẽ không có kết cục tốt đẹp. Masayoshi Son đã đầu tư vào hơn 800 công ty Internet và công nghệ trong những năm qua, và chỉ có 40 công ty có lãi.
Thời đại đổ tiền vô độ vào thị trường Internet để chiếm thị phần rồi sau đó niêm yết để kiếm lời chênh lệch giá giờ đã kết thúc. Chính phủ của nhiều quốc gia đang tiếp tục tăng cường giám sát chống độc quyền đối với các công ty Internet và không còn dung thứ cho hành vi cạnh tranh độc quyền như bán phá giá giá rẻ hoặc thậm chí là các mô hình đốt tiền.
Trong làn sóng bong bóng Internet đầu tiên vào đầu năm 2000, Masayoshi Son đã trở thành người giàu nhất thế giới trong 3 ngày nhờ khoản đầu tư vào Yahoo, giá trị tài sản ròng của ông đã vượt qua Bill Gates. Nhưng sau khi bong bóng vỡ, SoftBank đã mất 90% giá vốn hóa thị trường. Làn sóng sụp đổ bong bóng Internet vào năm 2022 này sẽ một lần nữa đẩy Masayoshi Son và Softbank xuống đáy.
Vỡ đầu chảy máu, kinh hoàng rút lui
Dịch bệnh trong vài năm qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu, đồng thời làm giá trị thị trường của các công ty công nghệ trên toàn thế giới bốc hơi.
Lão Tử có câu nói: “Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục”, tạm dịch là ‘Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của họa’. Dịch bệnh do virus mang lại như cái họa đổ lên đầu Masayoshi Son, nhưng cũng lại là một gậy kịp thời đánh thức ông khỏi ảo giác mê hoặc của ma đỏ.
Vào tháng 8 năm 2021, Masayoshi Son tuyên bố tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc để ngăn chặn tình trạng “mất máu” liên tục.
Tới tháng 8 năm 2022, sau khi thua lỗ liên tiếp hàng chục tỷ USD, Masayoshi Son cuối cùng cũng bắt đầu phản tỉnh và xin lỗi vì hành vi đầu tư quá khích của mình. Ông thẳng thắn nói rằng, bản thân rất xấu hổ vì quá khứ đã tham lam, muốn nhanh chóng kiếm được khoản lợi nhuận kếch xù.
Vào tháng 11 năm ngoái, cuối cùng ông đã chọn rút lui khỏi tiền tuyến và chuyển sang tập trung vào các công việc hậu trường. Trong quý tài chính thứ ba, Tập đoàn SoftBank đã bán cổ phần của Alibaba với tổng số tiền là 38,7 tỷ USD, và cuối cùng từ giã các khoản lỗ, thu về khoản lãi hơn 21 tỷ USD. Đây là lợi nhuận đầu tiên của SoftBank trong ba quý sau khi chủ động thu hẹp quy mô.
Huyền thoại về Masayoshi Son và Softbank đã kết thúc, và chúng ta thấy rằng có lẽ đó không phải là một câu chuyện hài hước hoang đường mà là một bài học xương máu. Hy vọng Masayoshi Son có thể định hình lại binh pháp của mình sau khi lùi về hậu thường, và tìm lại “chính nghĩa” giống như cái tên tiếng Trung của ông – Tôn Chính Nghĩa.
Theo Epochtimes
Nam Phương biên dịch