Lãnh đạo mới của Fiji hủy bỏ thỏa thuận đào tạo cảnh sát với Trung Quốc
Ngày 26/1, nhà lãnh đạo mới được bầu của Fiji tuyên bố, lực lượng an ninh Fiji sẽ ngừng hợp tác với các nhân viên của Trung Quốc. Quyết định này của Fiji báo hiệu sự kết thúc của thỏa thuận đào tạo cảnh sát được hai quốc gia ký kết vào năm 2011.
Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka, người vừa nhậm chức vào tháng 12/2022, cho rằng quốc đảo Thái Bình Dường này không cần thiết phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận đào tạo cảnh sát với Trung Quốc bởi vì “sự khác biệt” trong hệ thống chính trị giữa hai quốc gia.
Trích dẫn lời của Thủ tướng Rabuka, tờ Fiji Times cho biết: “Hệ thống dân chủ và hệ thống tư pháp của chúng tôi [Fiji và Trung Quốc] khác nhau, do đó chúng ta sẽ quay lại với các quốc gia có hệ thống tương tự với chúng ta.”
Cựu Đại tá quân đội Fiji tiết lộ, thay vào đó, lực lượng an ninh Fiji sẽ hợp tác với các nhân viên của Úc và New Zealand, những quốc gia mà ông tin rằng có các hệ thống tương tự như Fiji.
Lực lượng Cảnh sát Fiji và Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc đã ký một thỏa thuận vào năm 2011 cho phép các nhân viên cảnh sát Fiji được đào tạo tại Trung Quốc và các nhân viên cảnh sát Trung Quốc được triển khai tới Fiji trong các chương trình phối hợp. Trung Quốc cũng chỉ định một văn phòng liên lạc cảnh sát đặt tại Fiji vào tháng 9/2021.
Ngoài ra, hôm 27/1, chính phủ mới của Fiji đã đình chỉ Tư lệnh Francis Kean và Ủy viên cảnh sát Sitiveni Qiliho, những người được coi là có mối quan hệ thân thiết với cựu Thủ tướng Frank Bainimarama.
Theo báo chí địa phương, Tổng thống Fiji Ratu Williame Katonivere giải thích, việc đình chỉ được thực hiện theo sự tư vấn của Ủy ban Văn phòng Hiến pháp, “trong khi chờ điều tra và giới thiệu cũng như chỉ định một tòa án”.
Fiji đã đóng vai trò then chốt trong phản ứng của khu vực này trước sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đảo quốc này đã ký một thỏa thuận với Úc vào tháng 10/2022 để tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Trung Quốc là đối tác lâu đời của Fiji, với mối quan hệ được thiết lập trong thời gian mà quan hệ ngoại giao Fiji – Úc tạm lắng, sau khi quốc đảo này trải qua thời kỳ bất ổn dân chủ sau hai cuộc đảo chính quân sự do Đại tá Rabuka tổ chức vào năm 1987.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình quốc gia Úc (Australian Broadcasting Corporation), Thủ tướng Rabuka lưu ý, mặc dù ông tin rằng Fiji không cần tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh như Trung Quốc, nhưng chính phủ mới sẽ xem xét lại các mối quan hệ chiến lược của Fiji với mục tiêu duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực.
Ông giải thích: “Chúng tôi không muốn góp phần vào bất kỳ tình trạng chia rẽ và rạn nứt nào trong tình hình hiện tại, nơi chúng tôi có cảm giác hòa bình chung ở Thái Bình Dương.”
Ông nhận định, sự trỗi dậy trở lại của Trung Quốc có khả năng “làm thay đổi bầu không khí hòa bình mà chúng ta đang có. Đó là điều chúng ta phải tránh và có thể tránh được bằng cách đối thoại thẳng thắn có trách nhiệm.”
Nhà lãnh đạo mới của Fiji trước đó đã từng cảnh báo, ông lo ngại về việc Trung Quốc ngày càng can dự vào tình hình chính trị của Fiji.
Ông Rabuka đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 24/12/2022, sau khi liên minh các đảng giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tháng 12, đã bỏ phiếu bầu ông làm thủ tướng, đánh dấu sự thay đổi chính phủ đầu tiên của đảo quốc Thái Bình Dương sau 16 năm.
Gia Huy (Theo The Epoch Times)
Tổng thống Zelensky trừng phạt 185 công ty, cá nhân hỗ trợ Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã ký một sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt với 185 cá nhân và pháp nhân đã hỗ trợ Nga về vận chuyển đường sắt, theo hãng tin TASS.
trừng phạt
Tổng thống Zelensky. (Ảnh chụp màn hình video)
Cụ thể, ông Zelensky đã ban hành quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine về các biện pháp trừng phạt những người vận chuyển thiết bị quân sự và binh sĩ.
Trong một bài phát biểu, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết rằng tài sản của những cá nhân, thực thể trên ở Ukraine sẽ bị phong tỏa và tài sản này sẽ được sử dụng cho mục đích quốc phòng. Danh sách được công bố trên trang web của Zelensky bao gồm 3 cá nhân và 182 pháp nhân.
Trước đó, ngày 7/1, Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt 119 người, trong đó có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa ở Nga. Trong danh sách bị áp đặt trừng phạt có đạo diễn phim Nikita Mikhalkov, Tổng giám đốc tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya – ông Dmitry Kiselyov, Tổng biên tập kênh truyền hình RT Margarita Simonyan, một số ca sĩ và diễn viên của Nga. Một số công dân Ukraine cũng có tên trong danh sách này.
Các biện pháp trừng phạt gồm phong tỏa tài khoản ngân hàng, đình chỉ các nghĩa vụ kinh tế và tài chính, dừng trao đổi và hợp tác văn hóa, cấm nhập cảnh Ukraine, thu hồi các giải thưởng nhà nước Ukraine và các biện pháp khác. Những biện pháp hạn chế này sẽ có hiệu lực trong 10 năm.
Về phía Nga, ngày 17/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Moscow đã mở rộng danh sách các quan chức Liên minh châu Âu (EU) bị cấm vào nước này nhằm đáp trả gói trừng phạt thứ của 9 của EU. Nga sẽ áp đặt trừng phạt đối với những cơ quan thực thi luật pháp của EU đang tham gia huấn luyện các binh sĩ Ukraine trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ quân sự của EU dành cho Kyiv. Trong danh sách trừng phạt còn có các cơ sở chính phủ và tư nhân sản xuất vũ khí, khí tài quân sự và cung cấp cho Ukraine, một số nghị sĩ của EU.
Phan Anh
Gần 600 nhà ngoại giao Nga đã bị các nước phương tây trục xuất kể từ tháng 2/2022
Trong số các quốc gia phương Tây, Bulgary là quốc gia trục xuất số lượng lớn nhất các nhà ngoại giao của Nga, 83 nhà ngoại giao, theo TASS.
Theo bản tin của hãng thông tấn TASS, hãng thông tấn của nhà nước Nga, cho tới nay, có tới 574 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi các nước phương Tây và một số đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ ngày 24/2/2022 với nhiều lý do khác nhau. Hầu hết, các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất có liên quan tới việc biểu đạt thái độ ngoại giao của các nước này trước hành động Nga đơn phương xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Đây là vụ trục xuất lớn nhất từ trước đến nay. Năm 2018, chỉ có 123 nhà ngoại giao Nga được tuyên bố là nhân vật không được hoan nghênh sau vụ đầu độc Skripal.
Vào ngày 4/3/2018, Sergei Skripal, cựu sĩ quan tình báo Nga kiêm điệp viên hai mang và con gái của ông, Yulia, đến thăm ông từ Moskva, bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok ở Salisbury, Anh, nơi ông sinh sống. Vụ đầu độc được cho là được thực hiện bởi chính quyền Nga. Việc này dẫn tới tẩy chay ngoại giao với Nga trên diện rộng.
Vụ trục xuất một lần lớn nhất các nhà ngoại giao Nga diễn ra vào tháng 6/2022 khi 70 nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Bulgaria.
Bulgaria đã trục xuất số lượng lớn nhất các nhà ngoại giao Nga; 83 người. Con số này ở Ba Lan là 45, 40 từ Đức, 35 từ Slovakia, 35 từ Pháp, 33 từ Slovenia, 30 từ Ý và 28 từ Hoa Kỳ. Tổng cộng, 29 quốc gia châu Âu, cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đã “tỏ thái độ không thân thiện” với Nga và hoạt động ngoại giao của nước này. Ngoài ra, 19 nhân viên Nga đã bị trục xuất khỏi phái bộ Nga tại Liên minh châu Âu.
Kể từ khi bắt đầu xâm lược Ukraine, cuộc chiến mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”, cấp đại diện ngoại giao đã bị Latvia, Litva và Estonia hạ cấp. Vào ngày 23/1/2023, Latvia quyết định tiếp tục hạ cấp quan hệ ngoại giao xuống cấp đại biện lâm thời.
Các lãnh sự quán Nga đã bị đóng cửa ở Bulgaria (Rusa), Latvia (Liepaja và Daugavpils), Litva (Klaipeda) và Estonia (Narva n Tarty).
Quan hệ ngoại giao Nga với Ukraine đã bị Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cắt đứt vào ngày 24/2/2022.
Quang Nhật biên dịch
Theo TASS
Trung Quốc vũ khí hóa chính sách zero-COVID để khuất phục người Tây Tạng
Theo một bài báo của tạp chí “Tự do tôn giáo và Nhân quyền” của Ý, “Bitter Winter”, các biện pháp phong tỏa của chính quyền Trung Quốc đã trở thành một công cụ để giám sát, và kiểm soát nhiều hơn đối với người Tây Tạng.
Bài báo cho biết, chính sách “Zero COVID” của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã là một công cụ tuyệt vời để đàn áp. Với lý do bảo vệ sức khỏe của người dân, việc phong tỏa và các biện pháp tương tự, đã giúp chính quyền TQ rất nhiều trong việc triển khai hệ thống kiểm soát và giám sát khổng lồ, cũng như siêu công nghệ đối với công dân của mình.
Các nạn nhân của cuộc đàn áp thời đại COVID lại là các nhóm tôn giáo, dân tộc thiểu số, và tất cả người bất đồng chính kiến.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)”, trong một bài báo ngày 22/9, cũng đã tóm tắt tình hình một cách xuất sắc nói rằng, “Người Tây Tạng bị giám sát chặt chẽ hơn, và phải đối mặt với những hậu quả khắc nghiệt hơn so với những người ở nơi khác, vì tính nhạy cảm chính trị của khu vực.” Đặc biệt là ở thủ đô lịch sử Lhasa, mọi người “bị cách ly trong các sân vận động, trường học, nhà kho và các tòa nhà chưa hoàn thành”.
Theo Bitter Winter, tình hình ở Tây Tạng là không thể chịu đựng được, và các cuộc biểu tình đầu tiên đã xuất hiện trên mạng xã hội vào tháng 9, sau đó người dân đã xuống đường vào ngày 27/10, để phản đối lệnh phong tỏa được áp đặt kể từ ngày 8/8.
Người Tây Tạng thậm chí còn bị bắt, vì dám chia sẻ ảnh và video trực tuyến liên quan đến COVID. Truyền thông đưa tin về trường hợp của một người du mục, Rinchen Dhondup, và 6 người Tây Tạng khác đã bị bắt vào ngày 14/9 vì lý do này. Những người Tây Tạng khác đã bị bắt ở Lhasa, Nagqhu và các quận khác vì những tội danh tương tự.
Trong tất cả các chính sách đàn áp này đối với người Tây Tạng bằng các biện pháp được cho là chống COVID, có một điểm chính đặc biệt đáng báo động.
Phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những hình ảnh và cảnh quay về những người Tây Tạng đứng thành hàng dài, trên một số con đường dưới cơn mưa băng giá. Nhiều người là phụ nữ có con nhỏ: tất cả đều phải chờ đợi trong điều kiện khắc nghiệt để được xét nghiệm.
Trong thời gian phong tỏa, các xét nghiệm đối với người Tây Tạng được thực hiện mỗi ngày một lần, và ở một số khu vực thậm chí hai lần một ngày. Liệu đây có phải là bằng chứng về sự chăm sóc đặc biệt cho sức khỏe của người Tây Tạng?
Điều này có thể cho thấy, Trung Quốc có một chế độ toàn trị quản lý sức khỏe của những người bị kiểm soát và đàn áp cao. Theo bài báo, ở một quốc gia có chế độ độc tài như Trung Quốc, hoạt động thu hoạch nội tạng khủng khiếp, mà nạn nhân là những người mà chính quyền TQ coi là kẻ thù, chính là một ngành công nghiệp khổng lồ và thịnh vượng.
Tất nhiên, việc lập hồ sơ DNA và giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của các nạn nhân được chỉ định, là chiến lược đối với việc mổ cướp nội tạng.
Các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc chính là công cụ để kiểm soát công dân chặt chẽ hơn, và các xét nghiệm kháng nguyên đối với người Tây Tạng là công cụ, nằm trong tay những kẻ mổ cướp nội tạng.
Huệ Liên
Lính Nga mang vũ khí về nhà và xả súng vào người dân
Ukrainska Pravda dẫn nguồn tin từ Vyorstka – một kênh Telegram của Nga, cho biết, kể từ khi bắt đầu chiến tranh tại Ukraina, ít nhất 42 quân nhân Nga đã phải hầu tòa vì tội chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển và mang theo vũ khí, đạn dược cũng như các thiết bị nổ.
Căn cứ vào các phán quyết được công bố, binh lính Nga mang vũ khí ở mặt trận về nhà hoặc giữ hộp đạn, lựu đạn chưa sử dụng cho mình. Họ giấu chúng trong ba lô và túi ngủ, sau đó mang chúng đến một nơi bí mật, và đã mang theo những vũ khí này khi trở về nhà.
Ít nhất 18 quân nhân trở về sau chiến tranh đã bị kết án. Hai mươi người khác đang chờ quyết định của tòa án.
Một người lính đã bị phạt tù 2,5 năm. Những quân nhân còn lại đã bị phạt vài chục nghìn rúp và nhận án treo. Đôi khi vũ khí còn được tìm thấy trong quá trình kiểm tra tại các trạm kiểm soát, trạm Dịch vụ Tuần tra Đường bộ và nhà ga.
Tại Samara Oblast, các nhân viên của Dịch vụ Tuần tra Đường bộ đã tìm thấy một khẩu súng lục Makarov và hai băng đạn đã nạp đạn trong xe của một người lính từ trở về Chelyabinsk.
Tại một nhà ga xe lửa ở Voronezh, một quả lựu đạn cầm tay F-1 đã bị thu giữ từ một người lính sau khi ba lô bị quét bằng tia X. Sau đó, anh ta nói với các nhà điều tra rằng muốn sử dụng quả lựu đạn để đánh cá.
Những người khác thì mang vũ khí về nhà và giữ chúng trong căn hộ.
Ở Bryansk, một người lính đã đem một quả lựu đạn đến một căn hộ cho thuê và đặt nó trên kệ ở hành lang. Cùng ngày đó, anh này đã cãi nhau với vợ. Các cảnh sát khi đến hiện trường đã nhìn thấy quả lựu đạn và phải gọi khẩn cấp cho các chuyên gia xử lý bom.
Có những người lính đã bị kết án vì tội say rượu và xả súng ở nơi công cộng.
Vào tháng 8 năm 2022, tại Smolensk, bốn người đàn ông có vũ trang, một trong số họ là lính hợp đồng, đã tấn công những người tị nạn Ukraina. Cùng tháng đó, tại Rostov-on-Don, một sĩ quan quân đội đã bắn một tài xế taxi bằng súng lục Makarov khi hai người tranh cãi về chính trị.
Kênh Vyorstka còn cho biết, vào tháng 12 ở Petrozavodsk, một người lính Nga đã giết vợ mình bằng một khẩu súng lục.
Liên Thành
Chuyên gia trả lời điều trần tại Quốc hội Anh: Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể huỷ diệt nhân loại
Một nghị sĩ Vương Quốc Anh nói rằng ông không muốn có một ‘tương lai lạc hậu … nơi mà tất cả chúng ta đều bị bắt làm nô lệ’. AI huỷ diệt nhân loại là một thực tế có thể, nếu chúng ta không có chính sách quản lý tốt.
Một ủy ban gồm các nghị sĩ của Vương Quốc Anh đã nghe điều trần về những rủi ro cho “tương lai đen tối”, theo đó trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ chiếm lĩnh thế giới và con người bị xóa sổ, giống như cốt truyện của bộ phim ‘The Terminator’ (Tạm dịch: Kẻ hủy diệt).
Tại phiên điều trần của Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội Anh, Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Tracey Crouch đã yêu cầu Michael Cohen, nghiên cứu sinh tiến sĩ về Khoa học Kỹ thuật tại Đại học Oxford, “trình bày thật kỹ càng một số rủi ro mà ông cho là do hệ thống AI gây ra cho con người”.
Cohen trả lời: “Có một rủi ro đặc biệt… đó là nó có thể huỷ diệt tất cả mọi người.”
Ông giải thích bằng cách sử dụng câu chuyện về việc huấn luyện một con chó, họ sử dụng đồ ăn như một phần thưởng đối với chó khi nó thực hiện đúng theo yêu cầu của người huấn luyện.
Cohen cho biết: “Nó sẽ học cách thực hiện các hành động để nhận được phần thưởng; và chúng ta cũng có thể làm những điều tương tự với AI. Nhưng nếu con chó tìm thấy tủ đồ ăn, nó có thể tự lấy đồ ăn mà không cần chúng ta chỉ bảo cho nó”.
Ông nói thêm, “Bạn thử tư duy việc đi vào rừng để huấn luyện một con gấu với một túi đồ ăn, bạn chỉ cho nó ăn khi nó chịu làm những gì bạn muốn, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng sẽ dùng vũ lực để lấy đồ ăn của bạn”.
Cohen đã cảnh báo về một sự thay đổi, theo đó AI hoàn toàn có khả năng “chủ động làm những việc khác”.
Ông nói tiếp: “Sau đó, nếu có một loại robot trở nên thông minh hơn chúng ta nhiều lần; nó cố gắng đạt được điều gì đó mà nó rất mong muốn, nhưng chúng ta đã mã hóa để bảo đảm nó không đạt được điều đó. Điều này sẽ tiếp nối lâu dài, như vậy chúng ta sẽ cần nhiều năng lượng để đảm bảo giữ vững việc mã hoá đó; và điều đó sẽ khiến chúng ta không còn năng lượng cho bản thân nữa”.
Ông Crouch sau đó hỏi liệu rủi ro có thể được giảm thiểu hay không. Nam diễn viên Arnold Schwarzenegger (trái) tại buổi họp báo ra mắt phim “Terminator Genisys” tại khách sạn Ritz Carlton ở Seoul vào ngày 2 tháng 7 năm 2015. (Ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images cho Paramount Pictures International)
Ông Cohen trả lời: “Có thể. Những gì tôi đã mô tả không dành cho tất cả các dạng AI. Vì vậy, ví dụ, trước đây tôi đã nói về lợi ích kinh tế của việc AI chỉ làm những việc mà con người sắp đặt cho nó. Nếu bạn đào tạo AI để nó bắt chước theo con người, thì đó là điều không nên làm trên khắp thế giới, nó có thể bắt chước hơn cả con người. Và vì vậy, đó là một thuật toán khác được bao hàm trong thuật ngữ AI rất rộng”.
Ông nói: “AI có thể dự đoán và nó có thể lập kế hoạch và đối với những AI chỉ thực hiện dự đoán, thì đây không phải là kết quả mà tôi nghĩ chúng ta nên mong đợi. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển các quy định để ngăn chặn phát triển các loại AI có thể gây nguy hiểm cho con người; nhưng tôi cũng để ngỏ việc phát triển các dạng AI có giá trị kinh tế”.
Kịch bản AI huỷ diệt nhân loại là một thực tế
Sau đó, Cohen nói: “Tôi nghĩ kịch bản ảm đạm là thực tế vì con người đang cố gắng mô hình hoá AI để chúng trở nên đặc biệt, dẫn đến việc con người thay đổi hoàn toàn bộ mặt trái đất. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn cố gắng phát triển loại công nghệ này, tất nhiên, nó sẽ gây ra nhiều rủi ro cho chúng ta như chúng ta đã gây ra cho các loài khác, ví dụ như dodo (loài chim to lớn không biết bay đã bị tuyệt chủng đáng tiếc).”
Michael Osborne, giáo sư về học máy tại Đại học Oxford, cũng phát biểu trong phiên điều trần tương tự rằng AI có nhiều mặt tích cực về mặt kinh tế, đặc biệt là nó có thể thực hiện các công việc thường ngày với chi phí thấp hơn nhiều so với lực lượng lao động con người.
Osborne cho biết: “AI không hề tạo ra một số vấn đề ảnh hưởng đến lao động của con người. Nó có thể hoạt động 24/7, không bị phân tâm bởi những đứa trẻ ở phía sau… nó cũng có thể hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt, bạn có thể có AI trên các vệ tinh, như thực tế là chúng ta đang làm.”
Nhưng ông nói, “AI tốt hơn nên được coi là sự gia tăng sức lao động của con người, như một cộng tác viên với con người, và về mặt đó, nó đã có tác động to lớn.”
Khi được hỏi liệu AI có nguy cơ soán ngôi con người trong bất kỳ ngành nghề nào hay không, Osborne đưa ra ví dụ về ngành chế tạo mẫu thời trang.
Ông nói: “Năm 2013, chúng tôi dự đoán rằng ngành mẫu thời trang có khả năng tự động hóa cao. Chúng tôi dự đoán là có khả năng sẽ bị tự động hóa tới 90%. Và chúng tôi đã bị cười nhạo, nhưng tất nhiên hiện nay, có những công ty sản xuất mẫu thời trang với sự hỗ trợ của phần mềm đồ họa thuần túy, có thể tạo bất kỳ mẫu bộ quần áo nào bạn muốn, mà bạn có thể đưa vào bộ sưu tập của mình với các khoản phí thực tế cho các thương hiệu thời trang”.
Cohen cho biết “sản lượng kinh tế tính bằng sức ngựa” đã sụp đổ sau khi động cơ đốt trong được phát triển vào đầu thế kỷ 20, nhưng ông cho biết AI vẫn chưa sẵn sàng để thay thế con người như khi ô tô thay thế cho xe ngựa và xe thồ.
Cohen nói: “Bởi vì AI chưa ở mức độ mà nó có thể làm những gì chúng ta làm”.
Sau đó, Nghị sĩ đảng Bảo thủ Stephen Metcalfe cho biết: “Rõ ràng chúng ta đã nghe nói đến tương lai đen tối rằng AI sẽ tiếp quản xã hội và tất cả chúng ta đều trở thành nô lệ cho máy móc. Tôi không nhất thiết cho rằng điều đó sẽ là kết quả. Nhưng rõ ràng, để đảm bảo điều đó không xảy ra, chúng ta cần một số quy định quản lý.”
Quy định phát triển AI vì ‘Lợi ích chung’
Metcalfe sau đó đã hỏi hai chuyên gia AI khác, “Vậy, khi nghĩ về quy định về phát triển AI, chính phủ nên xem xét điều gì để đảm bảo rằng chúng ta tiếp tục phát triển AI vì lợi ích chung; và không để lại những rủi ro có thể xảy ra và AI sẽ điều khiển chúng ta trong vòng 100 năm nữa?”
Kinda Holden, người đứng đầu bộ phận phân tích dữ liệu, AI và nhận dạng kỹ thuật số tại hiệp hội thương mại techUK, đã trả lời: “Nếu chúng ta tuân thủ theo các cấu trúc quản lý hiện có, thì các cơ quan quản lý hiện nay có đủ năng lực để có thể quản lý AI một cách hiệu quả, và chắc chắn rằng các nhà quản lý có khả năng xác định được các ứng dụng AI có rủi ro cao.”
Manish Patel, Giám đốc điều hành của công ty AI Jiva, cho biết Vương quốc Anh không nên ban hành luật “ngăn cản sự đổi mới”, nhưng ông nói rằng nước này cần phải biết về các sản phẩm tạo ra “trí thông minh giống con người” và sẽ nhận biết được khi nào chúng “vượt ra ngoài tự nhiên”, “đó là điểm mà chúng ta cần can thiệp”.
Theo The Epoch Times
Ánh Dương biên dịch