Từ các công ty đến Thiếu Lâm Tự cũng đang chạy theo cơn sốt chatbot AI ở Trung Quốc
Tạ Linh
Cơn sốt kinh doanh trí tuệ nhân tạo AI đang được thổi bùng dữ dội ở Trung Quốc, chẳng hạn như Thiếu Lâm Tự, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, cũng đưa chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động của chùa.
Công ty Thiếu Lâm của Tr ung Quốc đã hợp tác kỹ thuật với Baidu, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc và sẽ sử dụng “Ernie Bot” (hay mô hình ngôn ngữ quy mô lớn của Baidu) cho mục đích sản xuất nội dung dựa trên AI, theo phương tiện truyền thông công nghệ thông tin My Drivers của Trung Quốc đưa tin vào ngày 14 (theo giờ địa phương). Ernie Bot là một chatbot AI mà Baidu dự định phát hành vào tháng tới.
Theo báo cáo, Thiếu Lâm Tự có kế hoạch cung cấp nhiều nội dung khác nhau cho người dùng bằng cách sử dụng Ernie bot trong hệ thống ‘ngôi chùa thông minh’ và lĩnh vực kế thừa văn hóa truyền thống của Thiếu Lâm.
Có vẻ như chatbot này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà Thiếu Lâm Tự đang điều hành. Thiếu Lâm Tự đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang các ngành xuất bản, trò chơi di động và bất động sản.
Ngoài du lịch, các ngành khác ở Trung Quốc cũng đang cố gắng tích hợp AI của Baidu. Reuters đưa tin cùng ngày rằng hơn 12 cơ quan truyền thông, bao gồm cả tạp chí tài chính nhà nước Trung Quốc có tên Chứng khoán Thượng Hải, đã ký thỏa thuận hợp tác với Baidu.
Trong ngành ngân hàng và ô tô, Tập đoàn Đầu tư và Ủy thác Quốc tế Trung Quốc (CITIC) và công ty con của Baidu là ‘Jidu’ cũng đã thông báo rằng họ đang có kế hoạch đưa Ernie bot vào phương thức hoạt động của mình.
Nhật Bản sẽ xây dựng kho đạn dược lớn để cất giữ tên lửa tầm xa
Liên Thành
Hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản đưa tin vào ngày 15 tháng 2 rằng các nguồn tin liên quan trong chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ trong cùng ngày rằng chính phủ sẽ, bắt đầu xây dựng tổng cộng bốn kho đạn dược lớn trong các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ ở các tỉnh Aomori và Oita vào năm 2023.
Theo nguồn tin trên, chúng được cho là để lưu trữ tên lửa tầm xa có khả năng tấn công, tiêu diệt căn cứ tên lửa trong lãnh thổ của các quốc gia đối thủ.
Tổng cộng có bốn kho đạn dược lớn sẽ được xây dựng tại Trạm Oita (Thành phố Oita) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và Tổng cục Địa phương Ominato của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải (Thành phố Mutsu, tỉnh Aomori). Ngoài ra, vào năm 2023, sẽ tiến hành điều tra việc xây dựng khoảng 6 kho đạn lớn tại các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ trên cả nước. Bộ Quốc phòng đã đưa tổng cộng khoảng 5,8 tỷ yên các quỹ liên quan vào ngân sách năm 2023.
Để có khả năng phản công, chính phủ có kế hoạch triển khai tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất vào năm 2026, cũng như một phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm đối đất Type 12 được sản xuất trong nước, một phiên bản nâng cấp của tên lửa mới “Đạn lượn tốc độ cao” để phòng thủ đảo cũng sẽ được phát triển. Do tên lửa tầm xa lớn hơn tên lửa thông thường nên kho đạn để bảo quản cũng cần mở rộng quy mô.
Để tăng cường khả năng chiến đấu liên tục của lực lượng phòng vệ, chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch bổ sung tổng cộng khoảng 70 kho đạn dược trong vòng 5 năm kể từ năm 2023.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh: 97% toàn bộ quân đội Nga tham dự cuộc chiến ở Ukraina
Liên Thành
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cho biết gần như toàn bộ quân đội Nga đã tham gia vào cuộc chiến ở Ukraina.
Bình luận về chiến lược tấn công của Matxcơva, ông Wallace cho rằng Nga không thể tập hợp một lực lượng duy nhất để “xuyên thủng” hệ thống phòng thủ của Ukraina. Thay vào đó, Nga chỉ nỗ lực để tiến lên phía trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định: “Điều này khiến quân đội Nga phải trả giá đắt. Theo ước tính của chúng tôi, 97% quân đội Nga, thâm chí toàn bộ quân đội Nga, đang ở Ukraina”
Theo ông, bằng cách giúp Ukraina đánh bại Nga ở Ukraina, phương Tây đang củng cố an ninh trong nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết thêm, quân đội Nga đang phải chịu “mức độ tiêu hao gần như trong Thế chiến thứ nhất, và tỷ lệ thành công chỉ tính bằng mét” ở Ukraina.
Nhật Bản nghi khinh khí cầu do thám Trung Quốc từng bay vào không phận 3 lần
Huyền Anh
Bộ Quốc phòng Nhật Bản nghi ngờ rằng khinh khí cầu do thám Trung Quốc đã xâm phạm không phận nước này ít nhất 3 lần trong những năm gần đây.
Sau vụ Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu do thám Trung Quốc vào ngày 4/2, đã có rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới báo cáo về việc phát hiện những vật thể có hình dạng tương tự như khinh khí cầu. Nhật Bản là một trong số đó.
Bộ Quốc phòng nước này cho biết họ “đặc biệt nghi ngờ” các khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản ít nhất ba lần trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2021.
Kể từ sau vụ bắn hạ của Mỹ, quốc gia Thái Bình Dương này đã lật lại các hồ sơ cũ để tìm bằng chứng về các vụ xâm nhập bằng khinh khí cầu do thám của Trung Quốc vào không phận nước này.
Phát biểu với báo giới, ông Hirokazu Matsuno, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, cho rằng, những hành vi vi phạm không phận như vậy là không thể chấp nhận được. Nhật Bản kiên quyết yêu cầu Trung Quốc xác minh vụ việc và đảm bảo sẽ không tái diễn, ông nói.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cân nhắc nới lỏng quy định nhằm cho phép nước này dễ dàng bắn hạ các khinh khí cầu tương tự – những vật thể gây nguy hiểm cho giao thông hàng không dân dụng của nước này trong tương lai.
Ngày 8/2, chính quyền Nhật Bản tuyên bố nước này đang điều tra các sự cố trên không trong quá khứ. Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ đang chia sẻ thông tin tình báo với hàng chục quốc gia sau khi phát hiện chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc nhắm vào ít nhất 40 quốc gia trên thế giới.
“Chúng tôi đã chia sẻ thông tin với hàng chục quốc gia trên thế giới”, ông Blinken cho biết vào thời điểm đó.
“Chúng tôi làm như vậy vì Hoa Kỳ không phải là mục tiêu duy nhất của chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc. Chương trình này đã vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên khắp năm châu”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Ngày 13/2, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết chương trình khinh khí cầu do thám có liên quan đến quân đội Trung Quốc và nhắm vào “các đồng minh và đối tác thân cận nhất” của Mỹ, trong đó điển hình là Nhật Bản.
Trong cuộc họp báo chung hôm 13/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori dường như thừa nhận rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản đang chia sẻ thông tin tình báo về vấn đề này.
“Chúng tôi sẽ giữ liên lạc và mong nhận được thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến khinh khí cầu, và chúng tôi sẽ trao đổi thêm để hiểu sâu hơn về vấn đề này”, ông Mori cho biết.
Bất chấp thực tế là chính quyền Hoa Kỳ đã thu hồi được một lượng đáng kể các thiết bị điện tử nhạy cảm từ xác khí cầu do thám Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh vẫn từ chối thừa nhận mục đích của những khí cầu do thám kể trên. Trung Quốc vẫn khẳng định rằng vật thể bị bắn rơi trong không phận Hoa Kỳ là một khí cầu dân sự đang nghiên cứu thời tiết.
Trung Quốc đe dọa rằng họ sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó với các thực thể có liên quan của Hoa Kỳ”.
Theo The Epoch Times
Huyền Anh biên dịch
Một tiểu hành tinh phát nổ ngay trên bầu trời Vương Quốc Anh
Ánh Dương
Một đoạn phim ngắn được tải lên mạng xã hội cho thấy một thiên thể nhỏ đã bùng nổ và trở thành vệt sáng rực rỡ và gần như biến buổi đêm thành ban ngày ở khu vực bờ biển thuộc Vương Quốc Anh.
Tờ Mirror cho biết, tiểu hành tinh này chỉ có kích thước một mét và được đặt tên là Sar2667.
Nguyên nhân tiểu hành tinh này phát nổ tạo ra vệt sáng trên bầu trời như vậy là vì nó va chạm vào bầu khí quyển của Trái đất và gây ra ‘vụ nổ khí’.
Đó là những gì xảy ra khi một thiên thạch đâm vào bầu khí quyển của Trái đất với áp suất lớn đến mức nó nhanh chóng nén không khí trên đường đi của nó làm nó bùng cháy và phát nổ.
Điều này tạo ra áp suất nén, đó là khi không khí phía trước thiên thạch bị nén lại và khiến nhiệt độ tăng vọt.
Các quan chức cho biết do kích thước của tiểu hành tinh, sự kiện này có thể được nhìn thấy từ xa về phía bắc của Vương quốc Anh như Bristol và Cardiff cũng như ở phía xa về phía nam của Pháp như khu vực Tours.
Người dân ở Bỉ và Hà Lan cũng có thể nhìn thấy nó ở một mức độ nào đó.
Nhà vật lý học và chuyên gia về vụ nổ không khí tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Anh Quốc Los Alamos Mark Boslough nói với Wales Online rằng những sự kiện như thế này rất ‘hiếm khi được phát hiện trước’.
Ông nói rằng chúng xảy ra vài lần trong năm, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua, vì mọi người không thể chờ đợi chăm chăm nhìn lên bầu trời để có thể bắt được chúng.
Ánh Dương Tổng hợp