Để phụ nữ chịu trách nhiệm trước? Chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ bắt đầu từ vợ của các quan chức
Liên Thành
Một tỉnh của Trung Quốc vừa đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng cấp quốc gia bằng một biện pháp mới, và nó bắt đầu từ vợ của các quan chức ĐCSTQ. Gần đây, chính quyền tỉnh Hồ Nam đã tập hợp gần 130 người vợ của các quan chức cấp phòng từ nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, và trường đại học trong tỉnh. Những người vợ này được yêu cầu tham gia cái gọi là ‘giáo dục chống tham nhũng’ và xem “Phim giáo dục cảnh báo chống tham nhũng”.
Theo truyền thông Đại lục, chiến dịch giáo dục này đang diễn ra trên toàn tỉnh Hồ Nam, với sự tham gia của hơn 20.000 người. Tại thành phố Cát Thủ phía tây của tỉnh, ngoài việc xem phim chống tham nhũng, hơn 6.000 thành viên gia đình của các quan chức thành phố đã bị buộc phải ký vào “Bản cam kết liêm chính gia đình”.
Bất chấp quy mô của chiến dịch, một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng nó chỉ để trưng bày. Ông Chu Hiếu Chánh, cựu giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng chiến dịch này hầu như không có bất kỳ tác động nào. Ông nói: “Chừng nào còn một đảng cộng sản và một đảng tham chính, thì sẽ không có cái gọi là chống tham nhũng. Bởi vì họ tham nhũng hết phần người khác thì làm sao chống tham nhũng được.”
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Vương Hách cho biết, một chiến dịch như vậy chỉ có thể đánh lừa những người dân thường. Ông trích dẫn một câu nói nổi tiếng lan truyền giữa người dân Trung Quốc rằng: “Nếu chống tham nhũng, Đảng sẽ diệt vong. Nếu không chống tham nhũng, đất nước sẽ diệt vong”.
Ukraina phá hủy ‘súng cối’ lớn của Nga
Liên Thành
Video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyuplan 240mm của Nga chìm trong biển lửa sau khi trúng đạn trực diện từ một đòn tấn công của Lữ đoàn 72 Ukraine ở Donetsk.
#Ukraine: A Russian 2S4 Tyulpan 240mm self-propelled mortar was destroyed by the Ukrainian 72nd Brigade in #Donetsk Oblast. This is the 5th loss of this potent type. pic.twitter.com/2aiBsdiXsc
— 🇺🇦 Ukraine Weapons Tracker (@UAWeapons) March 2, 2023
Nga lại mất thêm một khẩu súng cối tự hành trong cuộc giao tranh gần đây: Cuộc chiến ở vùng Donbas phía Đông của Ukraine đã biến thành một cuộc đấu pháo được so sánh với trận đấu tàn khốc xảy ra ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên, vũ khí hiện đại ngày nay chính xác hơn nhiều – trong khi các hệ thống máy bay không người lái đã cho phép mỗi bên xác định chính xác hơn vị trí của kẻ thù .
Mặc dù cả hai bên đều sử dụng một số lượng đáng kể pháo kéo, cuộc giao tranh ở Ukraine cũng chứng kiến việc triển khai vũ khí “tự hành” cho phép người điều khiển nhắm mục tiêu vào kẻ thù, khai hỏa và di chuyển trước khi phản công.
Nhưng có vẽ, phần sau đã bị quân đội Nga lãng quên.
Video lan truyền trên mạng xã hội hôm thứ Năm cho thấy một khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyuplan 240mm của Nga chìm trong biển lửa sau khi trúng đạn trực diện từ một đòn tấn công của Lữ đoàn 72 Ukraine ở Donetsk.
Chiếc xe được theo dõi dường như đã cố gắng che giấu vị trí của nó xung quanh một số tòa nhà công nghiệp nhưng có khả năng đã bị máy bay không người lái của Ukraine phát hiện – chúng cũng ghi lại được hậu quả của việc nó bị phá hủy.
Theo tài khoản mạng xã hội Ukraine Weapons Tracker, đây là lần thứ 5 một chiếc 2S4 của Nga bị mất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
2S4 Tyuplan (tiếng Nga có nghĩa là “Tulip”) hiện là hệ thống súng cối lớn nhất được sử dụng hiện nay, vũ khí chính của nó là súng cối 240mm, ngoài ra nó còn được trang bị súng máy PKT 7,62mm.
Do kích thước của súng cối, nó được lắp bên ngoài trên khung gầm bánh xích tự hành chứ không phải trong cấu trúc thượng tầng hoặc tháp pháo kín. Để bắn, súng phải được xoay ở phía sau xe và được cố định xuống đất bằng cách sử dụng một tấm đế hấp thụ độ giật lớn.
Tulip lần đầu ra mắt vào năm 1972 và được Quân đội Liên Xô sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh Afghanistan những năm 1980.
Theo trang web nguồn mở Oryx , Nga có 9 chiếc đang hoạt động tại Ukraine và đây là chiếc thứ 5 bị mất cho đến nay. Khoảng 400 chiếc được cho là đang được cất giữ và không rõ tại sao Điện Kremlin lại ép chúng đưa vào sử dụng.
Mặc dù 2S4 có tầm bắn được báo cáo là 9.560 mét khi sử dụng đạn nổ mạnh tiêu chuẩn và tầm bắn 20.000 mét với đạn tầm xa, nhưng thời gian thiết lập lại của súng cối chậm, trong khi tốc độ đánh lửa của nó chỉ là một vòng mỗi phút.
Ngoài ra, do kích thước lớn của súng cối và trọng lượng của đạn nên cần có cần cẩu để nạp đạn. Vì vậy, trong khi các phương tiện khác có thể dễ dàng “bắn và chạy” hơn, thì những người điều khiển 2S4 Tyuplan phải hy vọng rằng họ sẽ hạ gục kẻ thù và không bị phản công. Tuần này có vẻ như ít nhất một tổ lái Nga đã không may mắn như vậy.
Thông tin nội bộ: Cảnh sát trưởng Trung Quốc bị sát hại ngay trong cuộc họp
Tạ Linh
Vào ngày 2 tháng 3, một người họ hàng của một quan chức thành phố Hà Giản, tỉnh Hà Bắc, đã tiết lộ với tờ Da Ji Yuan rằng, vài ngày trước, trong khi Sở cảnh sát thành phố Hà Giản đang tổ chức một cuộc họp, một người đàn ông đã lặng lẽ vào phòng họp và dùng dao đâm một vài cán bộ công an. Sau đó, có hai cán bộ đã được ghi nhận tử vong.
Một trong những người thiệt mạng là ông Lý Hiến, 46 tuổi, cảnh sát trưởng thành phố Hà Giản, kiêm phó thị trưởng thành phố. Ông Lý cũng phụ trách nhiều cơ quan khác của thành phố này, như Bộ Tư pháp, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, và Bộ Cựu chiến binh.
Cô Lưu, một nữ quan chức thành phố Hà Giản, nói với tờ Da Ji Yuan rằng có tin đồn nói kẻ đâm ông Lý là một dân oan sống ở nông thôn. Một tin đồn khác cho rằng kẻ đâm ông là một quan chức cảnh sát, người này vì mâu thuẫn nội bộ nên đã tấn công đồng nghiệp của mình trong cuộc họp.
Hiện tại, tin đồn thứ hai được cho là có cơ sở hơn vì một người nông dân khó vào được phòng họp của quan chức công an.
Cô Lưu tiết lộ rằng, có bảy hoặc tám quan chức cảnh sát trong cuộc họp đã bị đâm. Và có một điều chắc chắn: Cảnh sát trưởng thành phố Hà Giản, ông Lý Hiến, đã chết.
Cô nói thêm rằng, vì vụ việc xảy ra đúng vào lúc ĐCSTQ tổ chức hội nghị Ủy ban Trung ương Đảng lần thứ hai, chính quyền thành phố Hà Giản đã yêu cầu chặn thông tin về vụ việc. Các phóng viên của tờ Da Ji Yuan cũng đã liên hệ với các cơ quan chính quyền thành phố, nhưng chưa nhận được phản hồi về vụ việc.
Bức ảnh này cho thấy con dấu của Bộ Thương mại, tại Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 10/03/2017. (Ảnh: Eric Thayer/Reuters) Mỹ – Trung
Hoa Thịnh Đốn hạn chế xuất cảng của Hoa Kỳ đối với 28 tổ chức Trung Quốc được cho là có các mối quan hệ với Iran
Katabella Roberts
Hôm 02/03, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố các hạn chế xuất cảng đối với một loạt tổ chức Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã bổ sung 28 công ty và cá nhân Trung Quốc vào Danh sách Tổ chức (pdf), với lý do lo ngại về các rủi ro an ninh quốc gia, trong đó có việc thông qua các giao dịch hoặc cố gắng giao dịch được cho là của họ với một công ty điện tử của Iran, Paradazan System Namad Arman (PASNA). Công ty này đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì có các mối quan hệ được cho là với quân đội của Tehran.
Bộ này cho biết, “Những hành động này bao gồm việc mua hoặc cố gắng mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ để trợ giúp các chương trình cho Quân Giải phóng Nhân dân cũng như cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các khách hàng trong Danh sách Tổ chức của BIS, dẫn đến khả năng chuyển hướng [điểm đến].”
BIS là chữ viết tắt của Bureau of Industry and Security, nghĩa là Cục Công nghiệp và An ninh, thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Đáp lại, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh (Mao Ning) đã kêu gọi Hoa Thịnh Đốn “chấm dứt việc lạm dụng những cái cớ khác nhau nhằm đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc một cách vô lý.”
Bà Mao cho biết Bắc Kinh sẽ “kiên quyết bảo vệ những quyền hợp pháp” của các công ty của họ nhưng đã không nói rõ hơn về những hành động mà Bắc Kinh có thể thực hiện.
Giám sát Trung Quốc
Các mối đe dọa an ninh khác được Bộ Thương mại nêu ra bao gồm các khoản đóng góp được cho là dành cho chương trình hỏa tiễn đạn đạo và thiết bị giám sát của Pakistan đối với nhà cầm quyền quân sự của Miến Điện, vốn đã bị trừng phạt, cho phép nhà cầm quyền này “thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền thông qua việc theo dõi cũng như xác định các cá nhân và các nhóm mục tiêu.”
Các công ty Hoa Kỳ bị cấm xuất cảng hàng hóa cho những tổ chức nằm trong danh sách này nếu không được chính phủ chấp thuận trước, có hiệu lực từ hôm 02/03.
Những tổ chức được liệt kê này gồm có hãng sản xuất máy chủ Inspur Group Co., Công ty công nghệ AI 4Paradigm Technology Co, Công ty Công nghệ Long Tâm (Loongson), Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Kỹ thuật và Công nghệ Máy điện toán Song Song, Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Hàng hải Quốc gia Thanh Đảo, Viện Công nghệ Tân tiến Vô Tích, cùng một số công ty điện tử khác.
Những tổ chức này cũng bao gồm công ty di truyền học BGI Research của Trung Quốc và công ty công nghệ sinh học BGI Tech Solutions Co., mà bộ này cho biết dựa trên “thông tin cho thấy việc thu thập và phân tích dữ liệu di truyền của họ gây ra một nguy cơ góp phần đáng kể vào việc theo dõi và giám sát của chính quyền Trung Quốc, đã được sử dụng trong việc đàn áp các nhóm thiểu số dân tộc ở Trung Quốc.”
Trước đây, BGI đã bác bỏ các cáo buộc rằng họ đã cung cấp công nghệ được sử dụng để giám sát người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở tây bắc Trung Quốc.
The Epoch Times đã liên lạc với BGI để đề nghị bình luận.
Các mối bang giao căng thẳng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh
Hành động này diễn ra trong bối cảnh các mối bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh ngày càng rạn nứt sau vụ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hồi tháng trước (tháng 02/2023). Khinh khí cầu này đã bị Lực lượng Không quân bắn rơi ngoài khơi bờ biển thuộc tiểu bang South Carolina hôm 04/02.
Trung Quốc phủ nhận rằng khí cầu này đã được dùng để giám sát.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kiềm chế hoạt động được cho là giám sát của Trung Quốc, trước đó trong tuần này (27/02-05/03), Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua một dự luật nhằm trao quyền cho Tổng thống Joe Biden cấm TikTok — ứng dụng chia sẻ video do Trung Quốc sở hữu — tại Hoa Kỳ.
Các chuyên gia tin rằng ứng dụng này có thể được Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng để theo dõi người Mỹ hoặc để thúc đẩy các chiến dịch gây ảnh hưởng hoặc thông tin sai lệch có lợi cho Trung Quốc. Chủ sở hữu của TikTok là công ty ByteDance phủ nhận điều này.
Ở những nơi khác, các mối căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh hồi tháng trước (tháng 02/2023), Bắc Kinh đã cam kết về một “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” sâu sắc hơn với Nga trong chuyến thăm của nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tới Điện Kremlin.
Trong một cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 23/02, Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia đã bỏ phiếu chống lại một nghị quyết kêu gọi binh sĩ Nga lập tức rút quân khỏi Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận rằng lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ thu xếp đến thăm Moscow trong những tháng tới.
Thanh Nguyên biên dịch