Nga đào khoảng 200 km chiến hào dọc theo bờ biển Crimea ngăn Ukraina đột kích
Chia sẻ trên Telegram, Vladyslav Nazarov – phát ngôn viên của Bộ chỉ huy Chiến dịch “Miền Nam” cho biết, quân chiếm đóng Nga đã đào khoảng 200km chiến hào, dọc theo bờ biển của bán đảo Crimea, nhằm ngăn chặn những cuộc đổ bộ tiềm tàng của quân đội Ukraina.
Ông Nazarov còn đăng tải một video về các chiến hào ở Yevpatoria.
Ngoài ra, vào ngày 3 tháng 3, một video đã được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cách các chiến hào, được gia cố bằng các tấm ván gần biển. Người đàn ông đứng sau hậu trường quay video cũng tuyên bố rằng, 200 km đường hào đã được đào trên bờ biển.
Vào ngày 26/2, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyi nói rằng, bằng cách trả lại bán đảo cho Ukraina, hòa bình mới có thể được lập lại.
Đại diện thường trực của Tổng thống Ukraina tại Cộng hòa tự trị Crimea, bà Tamila Tasheva cho biết, sau khi giải phóng Crimea, cần thu hút thêm khoảng 50 nghìn người từ lãnh thổ Ukraina kiểm soát, để làm việc trong các cơ quan nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật cơ quan .
Hiện tại, khoảng 10.000 cư dân của Crimea bị chiếm đóng đang chiến đấu chống lại Nga, như một phần của Lực lượng Vũ trang Ukraina.
Tạ Linh
Mỹ và Đức hội đàm thúc đẩy trừng phạt Nga đồng thời cam kết tăng cường hỗ trợ Ukraine
Theo nguồn tin từ Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ ông Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cả hai bên bày tỏ quan điểm cần tăng cường sát cánh với nhân dân và chính quyền Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, đồng thời cần tăng cường thúc đẩy việc trừng phạt Nga, ‘miễn là cần thiết’.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Olaf Scholz của Đức đã thảo luận về nỗ lực không ngừng nhằm cung cấp hỗ trợ an ninh, trợ cấp nhân đạo, ủng hộ kinh tế và chính trị cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Đức tin tưởng rằng trong lúc này điều rất quan trọng là duy trì tình đoàn kết của người dân, chính phủ khắp toàn cầu với nhân dân Ukraine.
Ngoài việc cam kết ủng hộ và hỗ trợ tài lực cho Ukraine chiến đấu chống lại Nga, hai nhà lãnh đạo còn nhắc lại cam kết áp đặt thêm các đòn trừng phạt lên nền kinh tế của Nga trong thời gian cần thiết. Theo các nhà lãnh đạo này, miễn là cần thiết, các đòn trừng phạt kinh tế Nga cần tiếp tục duy trì và tăng cường thêm nữa, theo TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga.
Chỉ một tuần trước đây, vào ngày 25/2, có khoảng 13.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình ở thủ đô Berlin của nước Đức để phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời kêu gọi chính phủ Đức hạ nhiệt cuộc khủng hoảng bằng cách mở đường cho các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc biểu tình diễn ra 1 ngày sau mốc tròn 1 năm nổ ra xung đột Nga – Ukraine. Cùng với Mỹ, Đức là một trong những nhà cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Ukraine. Sự kiện này đã khiến chính phủ Đức phải điều một lực lượng cảnh sát lớn để duy trì trật tự.
Những người biểu tình tham gia Phong trào “Nổi dậy vì hòa bình” do chính trị gia Sahra Wagenknecht (Đảng cánh tả Die Linke Đức) và ông Alice Schwarzer (người sáng lập của tờ tạp chí phụ nữ Emma đấu tranh vì nữ quyền) tổ chức hôm 25/2.
“Chúng tôi kêu gọi Thủ tướng Đức dừng cung cấp vũ khí. Ngay bây giờ! Bởi vì mỗi ngày mất thêm 1.000 sinh mạng và đưa chúng ta đến gần với Thế chiến III”, nhóm tổ chức tuyên bố trên trang web, theo hãng tin Reuters.
“Đàm phán, không leo thang” một tấm biểu ngữ được một người biểu tình giương cao, trong khi một biểu ngữ khác có nội dung “Đây không phải cuộc chiến của chúng ta”.
Theo một phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát, hàng chục nghìn người biểu tình đã tập trung quanh Cổng Brandenburg mang tính biểu tượng của nước Đức ở trung tâm thủ đô Berlin hôm 25/2.
Quang Nhật tổng hợp
Một thành phố huỷ 1 tỷ dữ liệu dịch bệnh để ‘bảo mật dữ liệu cá nhân’ -Người Trung Quốc không tin
Mới đây, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô đã tổ chức “lễ hủy dữ liệu cá nhân liên quan đến dịch bệnh”, tiêu hủy tại chỗ 1 tỷ mẩu thông tin cá nhân đã thu thập trước đó để kiểm soát dịch bệnh, nói là vì để ‘bảo mật dữ liệu cá nhân’, ‘lấy dân làm trung tâm’; nhưng người Trung Quốc không tin trong khi thế giới bên ngoài nghi ngờ Trung Quốc tiếp tục giấu dịch.
Theo các phương tiện truyền thông đại lục, gồm The Paper, Wuxi Daily và nhiều tờ báo khác, vào ngày 2/3/2023, Trung tâm dữ liệu lớn thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô đã tổ chức “Lễ hủy dữ liệu cá nhân liên quan đến dịch bệnh”. Trong lễ huỷ dữ liệu theo phong thái “đánh trống khua chiêng” này, thành phố Vô Tích đã hủy 1 tỷ mẩu thông tin cá nhân được thu thập trong thời gian kiểm soát dịch bệnh thời ‘Zero-Covid’.
Các quan chức thành phố Vô Tích cho biết bước tiếp theo sẽ là củng cố khái niệm bảo mật dữ liệu và nỗ lực hết sức để bảo vệ quyền riêng tư của công dân.
Theo Trung tâm dữ liệu lớn của Thành phố Vô Tích, 1 tỷ mẩu dữ liệu này chủ yếu được thu thập trong thời kỳ tiến hành chính sách ‘zero-Covid’ để sàng lọc axit nucleic, truy xuất nguồn gốc lây lan virus, ngăn chặn dịch bệnh phát tán.
Họ nhấn mạnh: “Trong thời gian thu thập và lưu trữ dữ liệu, chúng tôi đã áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật hiệu quả để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật và không xảy ra sự cố rò rỉ dữ liệu”.
Trong thời đại dữ liệu lớn, bảo mật dữ liệu cá nhân đã trở thành một vấn đề quan trọng. Quan chức này chỉ ra rằng thành phố Vô Tích đi đầu trong việc tiêu hủy dữ liệu cá nhân của các công dân liên quan đến dịch bệnh lần này ở Trung Quốc. Rằng hành động công khai tiêu huỷ dữ liệu dịch bệnh thể hiện khái niệm quản trị “lấy con người làm trung tâm”.
Tuy nhiên, các nhà quan sát bên ngoài và cư dân mạng ở Trung Quốc không mấy tin tưởng vào mục đích “tiêu huỷ dữ liệu để bảo mật thông tin cá nhân” và rằng “lấy người dân làm trung tâm”. Thật khó tin chính quyền Bắc Kinh có thể tôn trọng nhân quyền và quyền riêng tư của người Trung Quốc đến mức ấy.
Bởi vậy, nhiều người tin rằng hành động công khai tiêu huỷ dữ liệu dịch bệnh ở Vô Tích chẳng qua là để che dấu bằng chứng về việc chính phủ Bắc Kinh đang nói dối về dịch bệnh.
Sau khi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối tháng 12/2022 sau 3 năm, người dân Trung Quốc đại lục liên tiếp đưa tin về số người chết vì nhiễm virus tăng vọt. Các hình ảnh bệnh viện, lò hoả táng quá tải, đám tang san sát nhau trên các nẻo đường khiến thế giới không thể tin vào số liệu dịch bệnh chính thức mà chính quyền ĐCSTQ công bố.
Việc ĐCSTQ chính thức từ chối công bố dữ liệu thực đã làm dấy lên nghi ngờ từ các tổ chức quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức đã từng rất ủng hộ Trung Quốc khi đại dịch mới bắt đầu bùng phát vào cuối tháng 12/2019.
Theo Secret China
Quang Nhật biên dịch