Tăng tốc ‘tiếp máu’ cho Nga, nhập khẩu dầu Nga của Trung Quốc đạt kỷ lục
Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Bắc Kinh luôn phủ nhận điều này và nói rằng họ ở vị trí trung lập.
Tuy nhiên, đài RFA ngày 5 tháng 3 chỉ ra rằng, trong khi các nước phương Tây dốc toàn lực trừng phạt ngành dầu mỏ của Nga thì Bắc Kinh lại tiếp tục làm điều ngược lại. Nước này tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga với mức tăng cao kỷ lục.
Theo tờ Reuters đưa tin, hai công ty tư vấn theo dõi tàu chở dầu Vortexa và Kpler ước tính, có gần 43 triệu thùng dầu thô của Nga sẽ đến Trung Quốc vào tháng 3 năm nay. Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều dầu nhất từ Nga vào tháng 6 năm 2020, với 42,48 triệu thùng.
Tờ Sina Financial News cũng trích dẫn dữ liệu báo cáo rằng, lượng mua dầu từ Nga của Bắc Hải, Trung Quốc cũng đạt kỷ lục, với 3,15 triệu thùng dầu đến nước này trong tháng 3, so với 2,7 triệu thùng trong tháng 2.
Được biết, Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây, các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc đã giảm quy mô mua dầu thô Urals của Nga vào cuối năm 2022.
Nhưng vào đầu năm 2023, PetroChina và Sinopec bắt đầu mua lại dầu thô Urals của Nga. Dầu thô Urals là mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, chủ yếu cung cấp cho thị trường châu Âu.
Hơn một tháng trước, Nga đã chính thức công bố số liệu xuất khẩu. Vào tháng 1, nước này đã xuất khẩu kỷ lục 3,8 triệu tấn dầu sang Trung Quốc, với giá dao động từ 72,51 USD đến 83,67 USD/thùng, chưa bao gồm cước vận chuyển, cao hơn giá mà Ấn Độ trả cho dầu của Nga.
Tạ Linh
Ukraina chia sẻ đoạn phim về các chiến binh của nhóm Wagner bị tiêu diệt ở Bakhmut
Lực lượng biên phòng Ukraina đã chia sẻ đoạn phim ghi lại cảnh một đơn vị tấn công của Tập đoàn Wagner bị tiêu diệt tại thành phố Bakhmut đang có tranh chấp gay gắt ở vùng Donetsk.
Прикордонники показали, як знищили штурмовиків “Вагнера” у Бахмуті pic.twitter.com/ORcz0vea5Q
— Українська правда ✌️ (@ukrpravda_news) March 6, 2023
Cục Biên phòng Nhà nước Ukraina trên Telegram cho biết, “Một đơn vị của nhóm Wagner gần đây đã cố gắng tấn công một trong những thành trì của quân phòng thủ của chúng tôi ở mặt trận Bakhmut. Những kẻ tấn công đã bị chặn đứng trong trận cận chiến. Bị mất một số chiến đấu cơ, và quân địch bắt đầu rút lui.”
Các đơn vị trinh sát trên không của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã xác định được vị trí của các chiến đấu cơ đang rút lui, và những người điều khiển súng cối từ Lực lượng Biên phòng đã tiêu diệt ít nhất bảy kẻ xâm lược.”
Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraina cũng xác nhận rằng video này được quay ở Bakhmut.
Liên Thành
Ukraina kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh sau video cáo buộc Nga hành quyết tù binh
Các quan chức Ukraina đã chỉ trích Mátxcova sau khi một đoạn video cho thấy một trong những binh sĩ của nước này, được cho là đang bị Nga giam giữ, đã bị binh lính Nga hành quyết.
Đoạn video cho thấy một người lính không vũ trang trong bộ quân phục chiến đấu của Ukraina đang hút một điếu thuốc gần vị trí chiến đấu. Người đàn ông sau đó rút điếu thuốc khỏi miệng, thổi khói và có thể nghe thấy tiếng nói “Slava Ukraini” (Vinh quang cho Ukraina), trước khi lính Nga bắn nhiều phát vào anh ta.
Ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba đổ lỗi cho Nga và nói rằng đó là “bằng chứng” bổ sung cho thấy rằng cuộc xâm lược Ukraina của Mátxcova là “diệt chủng”.
Ông ấy đã đăng bài trên Twitter nói rằng, “Điều bắt buộc là Công tố viên Karim Khan QC của Tòa án hình sự Quốc tế phải khởi động ngay lập tức về việc điều tra tội ác chiến tranh ghê tởm này,” . “Những kẻ ác phải đối mặt với công lý.”
Chánh văn phòng Tổng thống Ukraina, Andriy Yermak cũng cho biết vụ việc là một “tội ác chiến tranh”.
Ông Yermak đã tweet vào thứ Hai, “Những tội ác chiến tranh là một yếu tố của chính sách khủng bố [có phương pháp], được tuyên truyền bởi Điện Kremlin với những huyền thoại về “Đức quốc xã,” Sẽ có hình phạt cho mọi tội ác chiến tranh như vậy,” ” Không một người nào được trốn tránh công lý. Chúng tôi sẽ tìm thấy tất cả.”
Khi xem được đoạn video trên, Tổng thống Zelensky cũng đã lên tiếng.
Ông nói, “Tôi muốn tất cả chúng ta cùng nhau thống nhất hưởng ứng lời nói của người lính đó: Vinh quang cho Ukraina!” Và chúng ta sẽ tìm ra những kẻ sát nhân.”
Ngoài ra, ông còn cho rằng quân Nga đã giết chết giấc mơ Ukraina chỉ vì một lời nói.
Liên Thành
Tòa án đặc biệt cho tổng thống Putin đã được 30 quốc gia ủng hộ
Đã có 30 quốc gia tham gia nhóm quốc tế để thành lập một tòa án đặc biệt cho Nga về tội xâm lược Ukraina. Điều này đã được tuyên bố bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraina, Dmytro Kuleba, trên sóng telethon.
Bộ trưởng nói, “Tôi vui mừng thông báo rằng đã có 30 quốc gia. Hy Lạp đã tham gia nhóm này hôm nay. Vào cuối tuần, có 29 quốc gia”
Theo ông, việc tham gia vào nhóm này có nghĩa là đất nước đồng ý với sự cần thiết phải thành lập một tòa án đặc biệt riêng biệt sẽ xét xử sự lãnh đạo của Nga về thực tế của một cuộc tấn công quân sự vào Ukraina. Nhóm cũng tham gia vào việc phát triển một cơ chế pháp lý cho việc tổ chức và tiến hành một tòa án đặc biệt.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraina dự định đạt được sự hỗ trợ quốc tế rộng rãi nhất có thể cho việc thành lập một tòa án đặc biệt đối với Nga. Ông lưu ý rằng công lý phải được phục hồi.
Để thành lập một tòa án chống lại ông Putin, cần phải có một cuộc bỏ phiếu thành công tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc – không chỉ đại diện của các nước EU, mà ít nhất 90 quốc gia khác phải bỏ phiếu cho quyết định này. Đồng thời, sẽ không thể thành lập một tòa án như vậy thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Nga có quyền phủ quyết.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland, một tòa án quốc tế về Nga có thể được thành lập vào mùa hè. Công việc tích cực hiện đang được tiến hành để phát triển các cơ chế pháp lý cần thiết.
Tạ Linh
Chuyên gia Trung Quốc đưa ra đề xuất ‘ngây ngô’ bị cư dân mạng ném đá
Gần đây, vấn đề lão hóa và chăm sóc người già ở Trung Quốc tiếp tục gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Đổng Khắc Dụng (Dong Keyong), tổng thư ký của Diễn đàn Tài chính Hưu trí Trung Quốc 50, đã đề xuất rằng những người trẻ tuổi có thể tiết kiệm một tách cà phê mỗi ngày và lên kế hoạch nghỉ hưu trước. Đề xuất này đã làm dấy lên sự chỉ trích từ cư dân mạng và lọt tốp danh sách tìm kiếm nóng. Cư dân mạng đặt câu hỏi rằng mục đích gợi ý của chuyên gia là không đơn thuần như thế.
Đổng Khắc Dụng là tiến sĩ kinh tế, giảng viên tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, đồng thời làm việc bán thời gian ở nhiều đơn vị xã hội, ngoài tổng thư ký Diễn đàn Tài chính Hưu trí Trung Quốc 50, ông còn làm việc bán thời gian tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Ông Đổng Khắc Dụng nói rằng, Tiết kiệm một tách cà phê mỗi ngày, (bạn có thể) chuẩn bị tốt cho việc nghỉ hưu. Lương hưu cá nhân là lương hưu kiểu tích lũy, chỉ có vào chứ không có ra trong giai đoạn nộp tiền. Bạn tham gia càng sớm thì càng tốt.
Ngay sau khi nhận xét này được đưa ra, nó đã ngay lập tức làm dấy lên sự chế giễu của công chúng. Do đó, chủ đề này nhanh chóng trở thành tìm kiếm nóng.
Nhiều cư dân mạng cho rằng: “Nói cứ giống như nếu để dành cốc cà phê này là sẽ có tiền lương hưu vậy”. Những người trẻ tuổi ngày nay đã làm việc rất vất vả rồi và họ không có nhiều tiền dư để đầu tư vào lương hưu cá nhân. “
Một số cư dân mạng đưa ra ví dụ của riêng họ: Cà phê đen hòa tan của tôi có giá 1 nhân dân tệ một túi, nếu tôi không uống trong một tháng, tôi có thể tiết kiệm được 30 nhân dân tệ, và tôi có thể tiết kiệm được 360 nhân dân tệ một năm. Như thế, sau mười năm tôi có thể tiết kiệm 3.600 nhân dân tệ để nghỉ hưu.
Một số cư dân mạng cho rằng, những chuyên gia có thể đưa ra những lời kêu gọi như vậy thường là những người “ăn không ngồi rồi”. Theo logic này, sẽ không rẻ hơn nếu hút ít hơn một gói thuốc lá mỗi ngày để bạn có thể chuẩn bị trước cho việc nghỉ hưu chứ?
Không thể chấp nhận được kiểu hùng biện xa rời quần chúng này, và những người uống cà phê hàng ngày có thể không lo lắng gì về vấn đề lương hưu.
Một số cư dân mạng chế giễu: các chuyên gia, ông nên ngừng đề xuất ý kiến. Tôi đang tiết kiệm hai bữa ăn mỗi ngày để mua một ngôi nhà. Tôi tiết kiệm 90% tiền lương mỗi tháng để dự định sinh con, tháng nào tôi cũng để dành tiền không ăn, không uống và không làm gì cả.
Trong mười năm qua, khi quá trình già hóa dân số ngày càng gia tăng và số người nhận lương hưu ngày càng nhiều, ở Trung Quốc thỉnh thoảng có tin cho rằng lương hưu đang thiếu hụt và ngày càng trầm trọng. Chủ đề “chăm sóc người già kiểu Trung Quốc, không dựa vào quốc gia mà dựa vào chính mình” đã gây ra nhiều cuộc thảo luận hơn.
Ngay từ năm 2012, Dương Yến Tuy, giáo sư tại Viện nghiên cứu quản lý bệnh viện của Đại học Thanh Hoa, đã phát hiện ra rằng tình trạng lương hưu ở một số tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, thu không đủ chi. Dự đoán kết cấu dân số ngày càng mất cân bằng, và sẽ có một khoảng cách lớn về lương hưu trong tương lai.
Tạ Linh
Akio Yabata: Báo cáo cuối cùng của ông Lý Khắc Cường là điển hình của sự sáo rỗng
Ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trình bày báo cáo công tác chính phủ cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình. ông Akio Yaita, Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của Sankei Shimbun, cho rằng báo cáo này là điển hình cho “sự giả dối, phóng đại, sáo rỗng, cứng nhắc, và vô nghĩa” của quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hôm 4/3, kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khai mạc tại Đại lễ đường nhân dân. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường chỉ ra rằng trong năm qua, trước tác động của đại dịch COVID-19, ĐCSTQ đã đạt được những thành tựu khó đạt được trong việc ngăn chặn dịch bệnh và ổn định nền kinh tế.
Mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc trong năm nay là tăng trưởng sản phẩm quốc nội lên 5%. Báo cáo cũng nêu rõ phải quán triệt chính sách “một quốc gia, hai chế độ” và “những người yêu nước quản lý Hồng Kông và Macao”. Phần về Đài Loan cũng nêu rõ cần “tuân thủ thỏa thuận về sự đồng thuận năm 1992, phản đối độc lập và thúc đẩy thống nhất”, v.v.
Báo cáo kết thúc trong khoảng một giờ. Ông Lý Khắc Cường cũng không quên nhắc đến ông Tập Cận Bình nhiều lần, và cúi chào sau khi bước xuống.
Về báo cáo này, ngày 6/3, ông Akio Yaita đã thẳng thừng tuyên bố trên Facebook rằng bản báo cáo công việc cuối cùng của ông Lý Khắc Cường trước khi rời nhiệm sở có vẻ hơi chiếu lệ, không có nội dung cụ thể, là điển hình cho “sự giả dối, phóng đại, sáo rỗng, cứng nhắc, và vô nghĩa”. Điều duy nhất đáng thảo luận trong báo cáo là mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Ông nói: “Mục tiêu năm ngoái được đặt ra là 5,5%, và kết quả được công bố là 3,0%, về cơ bản là bị cắt giảm một nửa. Kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, chưa từng thấy số liệu nào thảm hại như vậy. Tất nhiên, ĐCSTQ nói rằng nguyên nhân là do dịch bệnh, nhưng chúng ta đều thấy rằng đó không phải là lý do. Liệu mục tiêu 5,0% đặt ra lần này có thể đạt được hay không. Kỳ thực, ông Lý Khắc Cường chỉ đọc cho xong các con số rồi giải tán. Bước tiếp theo phải chờ xem tân Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) làm thế nào.”
Ông Akio Yaita cũng cho biết, theo quan sát của ông: “Trung Quốc rất khó đạt được mục tiêu này. Vì có nhiều thông tin tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc. Đầu tiên là việc Hoa Kỳ phong tỏa và đàn áp công nghệ, đặc biệt là chất bán dẫn – trụ cột chính của sự phát triển kinh tế. Thứ hai là sự di dời của các ngành công nghiệp và nhân tài. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc đang rút lui trên quy mô lớn. Điều nghiêm trọng hơn việc di dời các ngành công nghiệp là dòng chảy nhân tài. Trước nhiều nghịch cảnh khác nhau, các tài năng đã không thể thực hiện lý tưởng của mình tại Trung Quốc.”
Ông cũng bổ sung thêm rằng từ phổ biến nhất hiện nay là “Nhuận” (bính âm đọc là “Run”, nghĩa là tháo chạy), được lấy từ bính âm “run” của chữ “Nhuận”, đồng âm với từ “run” trong tiếng Anh, nghĩa là trốn thoát, chạy trốn. Nhiều doanh nhân và nghệ sĩ giải trí thà từ bỏ thị trường của mình, cũng quyết định rời khỏi Trung Quốc.
Vì vậy, một số người nói rằng sau Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, “năm nào cũng là năm nhuận (tháo chạy), tháng nào cũng là tháng nhuận (tháo chạy)”, nghĩa là “có cơ hội là mọi người tháo chạy”, không chỉ là di cư, những người nhập cư lậu cũng rất nhiều.
“Xu thế này tạm thời chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu không có nhân tài, nền kinh tế sẽ rất khó phát triển.”
Ngoài ra, ông Akio Yaita cũng chỉ ra rằng điểm mấu chốt nhất là sự thay đổi trục chính trong chính sách của ĐCSTQ.
“Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSTQ năm 1987, ông Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách ‘một trung tâm, hai điểm cơ bản’, tức là tập trung vào trọng tâm ‘kiến tạo kinh tế’. Hai điểm cơ bản là ‘4 nguyên tắc cơ bản’, ‘Cải cách và Mở cửa’.”
“Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 lần này không còn nhắc đến cải cách mở cửa và xây dựng kinh tế, mà trở thành ‘Trung Hoa mộng’ và ‘Trung thành với Đảng’. Sự thay đổi lớn như vậy đã khiến mọi người nghi ngờ về kỳ vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc, và mất niềm tin vào tương lai. Có thể sẽ có một ‘mùa xuân nhỏ’ trong vài tháng tới, nhưng xét đến trung và dài hạn, quan điểm của tôi về kinh tế Trung Quốc là khá bi quan”.
Thiên Bình / Vision Times