Meta công bố kế hoạch sa thải đợt 2: 10,000 người sẽ mất việc
Công ty mẹ của Facebook – Meta đã thông báo vào thứ ba (ngày 14 tháng 3) rằng họ sẽ sa thải thêm 10.000 nhân viên. Đây là đợt sa thải lớn thứ hai được gã khổng lồ công nghệ công bố trong vòng bốn tháng.
Vào tháng 11 năm ngoái, Meta cho biết họ đã cắt giảm khoảng 13% lực lượng lao động, tương đương 11.000 vị trí, đây là đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử của công ty. Vào thời điểm đó, công ty đang phải đối mặt với việc doanh số quảng cáo kỹ thuật số sụt giảm và giá cổ phiếu sụt giảm.
Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết trong một bài đăng hôm thứ ba rằng, việc sa thải sẽ diễn ra “trong vài tháng tới.”
“Chúng tôi dự kiến sẽ thông báo về việc tái cơ cấu và sa thải bộ phận công nghệ vào cuối tháng 4, sau đó là các bộ phận kinh doanh vào cuối tháng 5” – ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng: “trong một số ít trường hợp, những thay đổi này có thể không được quyết toán đến cuối năm”.
Tạp chí Phố Wall trước đây đã trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này, họ nói rằng công ty mẹ mẹ của facebook là Meta đang lên kế hoạch sa thải thêm trong những tháng tới. Tổng quy mô gần bằng với mức sa thải 13% của năm ngoái.
“Nhìn chung, chúng tôi dự kiến sẽ giảm quy mô nhóm của mình xuống khoảng 10.000 người và đóng thêm khoảng 5.000 địa điểm mà chúng tôi chưa thuê” – Zuckerberg nói.
Tính đến tháng 9 năm 2022, theo hồ sơ chứng khoán, Meta đã báo cáo số lượng nhân viên là 87.314 người. Với 11.000 người bị sa thải vào tháng 11 năm ngoái và một đợt sa thải 10.000 người mới được công bố ngày 14/3 vừa qua khiến số lượng nhân viên của công ty sẽ giảm xuống còn khoảng 66.000, giảm khoảng 25%.
Kể từ năm ngoái, các công ty lớn của Mỹ đã bắt đầu làn sóng sa thải nhân viên, Meta không phải là công ty công nghệ lớn duy nhất có chính sách sa thải. Trong vài tháng đầu năm nay các công ty như: Amazon, công ty mẹ của Google là Alphabet và Microsoft đều xác nhận những đợt sa thải lớn. Kể từ năm 2022, theo Layoffs.fyi, một trang web theo dõi các vụ sa thải, công bố số lượng nhân viên bị sa thải đã lên tới gần 300.000 người.
Cổ phiếu Meta đã tăng hơn 4% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ ba sau khi thông tin về đợt sa thải mới được công bố.
Khi đợt sa thải đầu tiên được công bố vào tháng 11 năm ngoái, Zuckerberg đã đổ lỗi cho công ty vì đã tuyển dụng sớm quá nhiều người trong đại dịch. Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022, số lượng nhân viên của Meta tăng gần gấp đôi do cuộc khủng hoảng COVID-19 dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số tăng đột biến.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi về cơ bản đối với gã truyền thông khổng lồ và các công ty công nghệ khác khi các hạn chế liên quan đến dịch bệnh được giảm bớt và mọi người quay trở lại cuộc sống bình thường cùng với lạm phát cao thường xuyên và lo ngại về suy thoái kinh tế. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Meta cũng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về quyền riêng tư do Apple thực hiện và ngân sách eo hẹp hơn dành cho các nhà quảng cáo.
Trong một bài đăng hôm thứ ba thông báo về các biện pháp cắt giảm chi phí mới của Meta, Zuckerberg đã gọi năm ngoái là “một hồi chuông cảnh tỉnh khiêm tốn”.
Ông viết: “Nền kinh tế thế giới đã thay đổi, áp lực cạnh tranh gia tăng và tốc độ tăng trưởng của chúng ta đã chậm lại đáng kể.”
“Tại thời điểm này, tôi nghĩ chúng ta nên chuẩn bị cho khả năng kinh tế mới này sẽ tồn tại trong nhiều năm tới.”
“Lãi suất cao hơn dẫn đến hoạt động kinh tế kém hiệu quả hơn, bất ổn địa chính trị dẫn đến nhiều biến động hơn, nhiều quy định hơn dẫn đến tăng trưởng chậm hơn và chi phí đổi mới cao hơn”.
Trong báo cáo thu nhập hàng quý gần đây nhất, Meta đã công bố lợi nhuận giảm mạnh và doanh thu giảm trong quý thứ ba liên tiếp. Trong cuộc gọi thu nhập, Zuckerberg đã hứa với các nhà đầu tư rằng năm 2023 sẽ là “năm hiệu quả” của công ty. Công ty đã đầu tư rất nhiều vào tăng trưởng trong những năm qua và tung ra “Metaverse”.
Trong cuộc gọi đó, Zuckerberg cũng ám chỉ rằng có thể sẽ có nhiều đợt sa thải hơn nữa.
“Khi chúng tôi thực hiện sa thải, tôi đã nói rõ rằng đây là sự khởi đầu chứ không phải kết thúc, chúng tôi tập cần trung vào hiệu quả“, Zuckerberg nói trong một cuộc gọi đầu tháng 2, đề cập đến đợt sa thải “khó khăn” vào tháng 11 năm ngoái sẽ tập trung vào “làm phẳng” cơ cấu tổ chức của nó.
Zuckerberg nói: “Loại bỏ một số quản lý cấp trung để các quyết định có thể được đưa ra nhanh hơn. Đó là về việc tăng hiệu quả mà chúng tôi thực hiện sứ mệnh chính của mình.”
Thứ năm tuần trước (ngày 9 tháng 3), công ty đã thông báo nội bộ rằng họ sẽ đóng cửa nhóm thử nghiệm cho các sản phẩm mới. Bộ phận này được thành lập vào năm 2019 để xây dựng các ứng dụng mới tập trung vào người tiêu dùng.
Theo Lý Ngôn – Epochtimes
Lý Ngọc dịch
Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện bệnh nhân đồng nhiễm hai biến thể phụ của Omicron
Chính quyền Trung Quốc gần đây thông báo, lần đầu tiên phát hiện một trường hợp đồng nhiễm hai biến thể phụ BA.5.2.48 và BF.7.14 của Omicron.
Hôm 17/3, trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã phát hành Tuần báo CDC Trung Quốc (China CDC weekly) và tuyên bố rằng vào ngày 14/2, trong số các mẫu được thu thập và gửi đi kiểm tra tại Bệnh viện số 3 trực thuộc Đại học Y Trùng Khánh, đã phát hiện trường hợp đồng nhiễm hai biến thể phụ của Omicron.
Theo thông báo, vào ngày 23/12/2022, bệnh nhân này cho biết ăn không ngon miệng, đến ngày 29/12 thì xuất hiện triệu chứng mệt mỏi và ho, xét nghiệm cho thấy dương tính với Covid-19.
Tới ngày 4/1/2023, bệnh nhân có biểu hiện ớn lạnh và sốt (nhiệt độ cơ thể là 38,9°C), kèm theo triệu chứng ho. Sau đó được đưa vào Bệnh viện Y học cổ truyền huyện Vân Dương, thành phố Trùng Khánh nhưng tình trạng không có cải thiện rõ rệt, tới ngày 5/1 thì xuất viện.
Hôm 6/1, bệnh nhân được đưa vào Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện số 3 trực thuộc Đại học Y Trùng Khánh. Từ ngày 6/1 đến ngày 12/2, cả 8 lần xét nghiệm PCR đều cho kết quả dương tính.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu ở đường hô hấp trên của bệnh nhân vào ngày 28/1 và ngày 7/2 năm 2023. Cả hai mẫu đều chứa các các điểm (locus) đặc thù của hai biến thể phụ BA.5.2.48 và BF.7.14. Cũng tức là bệnh nhân đã đồng nhiễm biến thể phụ BA.5.2.48 và BF.7.14 của Omicron.
Bài viết chỉ ra, hiện nay hai biến thể phụ này là chủng chính gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng tại Trùng Khánh. Cụ thể, BA.5.2.48 chiếm hơn 90% và BF.7.14 chiếm khoảng 3,8%. Đến thời điểm công bố thông tin trên, tại Trung Quốc chưa có báo cáo nào về trường hợp đồng nhiễm BA.5.2.48 và BF.7.14.
Do Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn che đậy sự thật về dịch bệnh, thế giới bên ngoài cũng luôn hoài nghi về số ca nhiễm do chính quyền công bố.
Hôm 18/3, chủ đề “Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện trường hợp đồng nhiễm hai biến thể phụ của Omicron” đã lọt vào danh sách tìm kiếm xu hướng trên Internet nước này, dẫn đến các cuộc thảo luận sôi nổi.
Cư dân mạng Trung Quốc đại lục nói: “Có phải dịch bệnh lại quay trở lại?”; “Đây có phải là một cảnh báo sớm không?”; “Trong số các bạn cùng lớp của con tôi, tuần này đã có một ca tái dương tính, không biết tuần sau sẽ sắp xếp lớp học thế nào… Bây giờ có Covid, lại còn cúm A”, v.v.
Theo NTD tiếng Trung
Minh Lý biên dịch
Ba Lan sẽ đặt pháo phản lực HIMARS ngay trước mũi Nga
Ba Lan, một trong những đồng minh NATO chủ chốt của Ukraine, thông báo sẽ bố trí pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất gần biên giới với vùng Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại của Nga.
Hôm 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết nước này dự định đặt một số bệ phóng tên lửa HIMARS ở biên giới Nga. Ông Blaszczak cho biết các hệ thống HIMARS đã được đặt mua vào năm 2019. Quốc hội Mỹ được cho là đã chấp thuận đơn đặt hàng 500 khẩu HIMARS của Ba Lan.
“Cho đến cuối năm 2023, các hệ thống pháo phản lực HIMARS của Mỹ sẽ được trang bị cho Sư đoàn cơ giới số 16 của quân đội Ba Lan, được triển khai gần biên giới với khu vực Kaliningrad của Nga”, ông Blaszczak cho biết thêm.
Thông tin này được đưa ra chỉ một ngày sau khi chính ông Blaszczak thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua việc bán 800 tên lửa AGM-114R2 Hellfire dùng cho trực thăng Ba Lan. Hợp đồng có giá trị khoảng 150 triệu USD và được kỳ vọng có thể giúp Ba Lan tăng cường năng lực tác chiến.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói rằng HIMARS đã cho thấy hiệu quả khi được sử dụng trên chiến trường Ukraine và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng với quân đội Ba Lan. Ông Blaszczak cũng cáo buộc Nga có thể sẽ tấn công các nước láng giềng, đặc biệt khi Ba Lan vừa mới trở thành quốc gia NATO đầu tiên cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu – điều có thể chọc giận Nga.
Vào tháng 2, cựu Tổng thống Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, cách duy nhất để Moscow đảm bảo hòa bình lâu dài với Ukraine là “đẩy lùi” biên giới của các nước đồng minh Ukraine càng xa càng tốt, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra xung đột với các thành viên NATO như Ba Lan.
“Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất lúc này là phải đạt được tất cả các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Đẩy lùi các mối đe dọa đối với biên giới đất nước chúng ta càng xa càng tốt, ngay cả khi chúng là biên giới của Ba Lan”, ông Medvedev viết trên Telegram vào thời điểm đó.
Trong khi đó, Nga đã bắt đầu tăng cường các hoạt động của mình ở Ba Lan với ý định rõ ràng là cắt đứt viện trợ của nước này cho Ukraine.
Hôm 16/3, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski cho biết cơ quan an ninh của nước này đã bắt một nhóm người được cho là gián điệp của Nga. Những người này bị bắt với cáo buộc đang chuẩn bị các hành động phá hoại ở Ba Lan và theo dõi các tuyến đường sắt được sử dụng vận chuyển vũ khí vào Ukraine, theo AP.
Ông Mariusz Kaminski cho hay, các nghi phạm bị bắt đang chuẩn bị “những hành động phá hoại nhằm làm tê liệt việc cung cấp thiết bị, vũ khí và viện trợ cho Ukraine”. Ông cho biết thêm, các nhân viên an ninh cũng đã thu giữ máy ảnh, thiết bị điện tử và máy phát GPS từ những người bị bắt. Ông cho rằng các nghi phạm dự định đặt những thiết bị này lên các phương tiện vận tải chở hàng viện trợ tới Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak cho rằng nhóm này đến Ba Lan từ Belarus – quốc gia giáp biên giới với Ba Lan. “Mối đe dọa là có thật”, ông Błaszczak nói.
Trong một diễn biến liên quan, phát ngôn viên chính quyền vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad, Dmitry Lyskov, chỉ trích quyết định của Ba Lan là hành động “đe dọa”. “Bất chấp bản chất tấn công rõ ràng của các bệ phóng HIMARS, người dân trong khu vực đang được các đơn vị của Hạm đội Baltic và quân đội Nga bảo vệ”, ông này nhấn mạnh. Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) xuất hiện trong cuộc tập trận quân sự Namejs 2022 vào ngày 26 tháng 9 năm 2022 tại Skede, Latvia. (Ảnh: GINTS IVUSKANS/AFP via Getty Images).
Thời gian gần đây, Ba Lan đã liên tục tiến hành mua sắm thêm các loại vũ khí hạng nặng nhằm đẩy nhanh kế hoạch hiện đại hóa quân đội theo tiêu chuẩn của NATO.
Vào cuối tháng 9/2022, Ba Lan đã ký hợp đồng mua 48 tiêm kích hạng nhẹ FA-50 trị giá khoảng 13,7 tỷ USD từ Hàn Quốc. Các tiêm kích FA-50 này sẽ được sử dụng nhằm thay thế cho phi đội MiG-29 đã cũ của Không quân Ba Lan.
Trước đó, Ba Lan thông báo sẽ mua 1.000 xe tăng K2 Black Panther từ Hyundai Rotem, một công ty con về lĩnh vực quốc phòng của tập đoàn Hyundai Motor (Hàn Quốc). Trong thời gian tới, Hyundai Rotem sẽ cung cấp 180 chiếc K2, được biết đến với khẩu pháo nòng trơn 120mm mạnh mẽ, hệ thống tự động nạp đạn và tốc độ lên tới 70km/h. Số xe còn lại sẽ được chế tạo tại Ba Lan, bắt đầu từ năm 2026.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc hồi tháng 12 cũng thông qua các thỏa thuận vũ khí trị giá 28 tỷ USD, với Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic là những khách hàng lớn nhất.
Thời gian qua, Nga đã liên tục cảnh báo NATO không nên tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới Nga. Moscow cũng cho rằng liên minh quân sự này gần như trở thành một phần của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine do thường xuyên cung cấp vũ khí cho Kyiv.
Vùng Kaliningrad là lãnh thổ cực tây của Nga và là nơi đặt căn cứ Hạm đội Baltic của Nga. Khu vực này là vùng đất tách biệt, không có chung biên giới đất liền với phần còn lại của Nga, thay vào đó giáp Ba Lan và Lithuania.
HIMARS là pháo phản lực phóng loạt đặt trên khung gầm bánh lốp, có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao, tầm bắn lên tới 80 km. Xe bệ phóng HIMARS có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h và nhanh chóng rời khỏi vị trí khai hỏa để tránh bị phản pháo. Trong chiến tranh Ukraine, HIMARS đã trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất để Kyiv phản công, giành lại nhiều vùng lãnh thổ bị quân đội Nga chiếm đóng vào mùa thu năm ngoái.
Viên Minh (Tổng hợp)
Mỹ cáo buộc Trung Quốc tìm cách che giấu tội ác của Triều Tiên
Liên Thành
Ngày 17/3, Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc cố gắng che giấu sự tàn bạo của Triều Tiên với thế giới bằng cách chặn phát sóng trực tiếp một cuộc họp không chính thức của các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc chính quyền Bình Nhưỡng vi phạm nhân quyền.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield phát biểu tại cuộc họp, ám chỉ Trung Quốc và Nga: “Một số thành viên hội đồng sẵn sàng che chở cho chế độ khỏi trách nhiệm giải trình”.
Trung Quốc và Nga cho rằng Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên không nên thảo luận về các vấn đề nhân quyền. Họ nói rằng các cuộc họp như vậy nên được giới hạn trong các cơ quan khác của Liên hợp quốc như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hoặc Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bà Thomas-Greenfield cho biết các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên “liên quan chặt chẽ với các hành vi vi phạm nhân quyền của chế độ.”
“Việc theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt luôn vượt qua nhân quyền và nhu cầu nhân đạo của người dân. (Lãnh đạo Triều Tiên) Kim Jong Un đã chọn đạn dược thay vì dinh dưỡng, tên lửa hơn loài người.”
Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc vi phạm nhân quyền và đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây ra tình trạng nhân đạo nghiêm trọng ở Triều Tiên. Đất nước này đã bị Liên Hợp Quốc trừng phạt về các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân kể từ năm 2006.
Các nhà ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể sẽ tổ chức một cuộc họp chính thức vào thứ Hai 20/3 để thảo luận về vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên hôm thứ Năm 16/3.