Người sáng lập Tập đoàn Alibaba, ông Jack Ma, đã trở lại Trung Quốc vào ngày 28/3. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Alibaba được chia thành 6 đơn vị kinh doanh khác nhau.
Vào ngày 28/3, ông Trương Dũng (Zhang Yong), Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Alibaba, đã gửi một lá thư tới toàn thể nhân viên, thông báo về việc khởi động cải cách tổ chức “1+6+N”. Theo đó sẽ thành lập các công ty, tập đoàn dưới sự quản lý của Tập đoàn Alibaba, bao gồm 6 tập đoàn kinh doanh lớn như Alibaba Cloud Intelligence, Taobao Tmall Commerce, Local Life Service, Cainiao Logistics, Global Digital Commerce, Digital Media and Entertainment, và nhiều công ty kinh doanh khác. Các tập đoàn kinh doanh và công ty kinh doanh thành lập ban giám đốc tương ứng và thực hiện hệ thống trách nhiệm CEO dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc của từng tập đoàn kinh doanh và công ty kinh doanh. Tập đoàn Alibaba thực hiện đầy đủ việc quản lý của tổng công ty.
Trong thư, ông Trương Dũng cho biết: “Thị trường là hòn đá thử vàng tốt nhất. Trong tương lai, các tập đoàn và công ty kinh doanh đủ điều kiện sẽ có khả năng huy động vốn và niêm yết độc lập.”
Sau tin tức này, cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba đã tăng tới 8% trong giao dịch tiền thị trường. Kể từ khi chính quyền Bắc Kinh khởi động chiến dịch chỉnh đốn và quản lý giám sát vào cuối năm 2020 đến nay, cổ phiếu của Alibaba đã giảm khoảng 70%.
Động thái của Alibaba được đưa ra sau khi nhà sáng lập Jack Ma trở về Trung Quốc.
Ông Jack Ma đã xuất hiện trở lại trước công chúng, ủng hộ giọng điệu mềm mỏng của Bắc Kinh đối với doanh nghiệp tư nhân, bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách “Zero-COVID” kéo dài 3 năm nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Vào ngày 27/3, các cuộc thảo luận trực tuyến về sự trở lại của ông Jack Ma bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, sau đó, trường Yungu mà ông đã đến thăm và South China Morning Post, một tờ báo thuộc sở hữu của Alibaba, đã xác nhận tin tức này.
Theo 5 người nắm được thông tin nói với Reuters, Tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, một đồng minh thân cận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã nhận ra rằng việc ông Jack Ma trở lại Trung Quốc Đại Lục sẽ giúp tăng cường niềm tin kinh doanh của các doanh nhân, do đó, kể từ cuối năm ngoái, đã bắt đầu yêu cầu ông quay trở về Đại Lục.
Hai nguồn tin cho biết, một số nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh, trong đó bao gồm yêu cầu những người thân cận với ông Jack Ma, chẳng hạn như các đối tác kinh doanh của ông, đích thân thuyết phục ông [trở về Đại Lục] trong thời gian ông đang cư trú ở Nhật Bản.
Bài phát biểu vào tháng 10/2020 của ông Jack Ma, chỉ trích hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc được nhiều người coi là tác nhân khiến chính phủ tăng cường giám sát và buộc ông phải rút khỏi các hoạt động công khai, và ở lại nước ngoài trong thời gian dài.
Ant Group là điểm đột phá để chính quyền Bắc Kinh thực hiện các cuộc đàn áp, hiện giờ ngoại giới cũng đang chú ý đến triển vọng của nó.
Ant Group ban đầu dự kiến niêm yết tại Hồng Kông vào ngày 5/11 năm 2020 và nhiều tổ chức tài chính cũng như nhà đầu tư nhỏ lẻ rất hào hứng tham gia. Theo ước tính của cơ quan, tổng giá trị thị trường của Ant Group có thể đạt mức đáng kinh ngạc 2.100 tỷ nhân dân tệ, từng được dư luận cho là kỷ lục mới về đợt IPO (chào bán lần đầu ra công chúng) lớn nhất.
Tuy nhiên, trước thời điểm IPO, những tin tức kịch tính và gây sốc lần lượt xuất hiện khiến dư luận phản xôn xao. Theo sau 4 cơ quan quản lý lớn của Trung Quốc – Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, đã hẹn gặp các quản lý cấp cao của tập đoàn, bao gồm cả người kiểm soát thực tế của Ant Group là ông Jack Ma, vào sáng ngày 03/11/2020, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải bất ngờ đưa ra thông báo quyết định đình chỉ niêm yết của Ant Group.
Theo thư kêu gọi đầu tư của Ant Group, phe cổ đông ban đầu có thể gọi là sang trọng, chủ yếu chia thành 3 loại: loại thứ nhất là “người thân và bạn bè” của gia đình Alibaba; loại thứ hai là tổ chức đầu tư có thực lực rất mạnh mẽ trong nước Trung Quốc; loại thứ ba là một số tổ chức đầu tư hàng đầu ở nước ngoài, chẳng hạn như Tập đoàn Đầu tư Singapore, Malaysia Khazanah Holdings, Temasek, v.v. Ngoài ra, lý lịch của các cổ đông của Ant Group tương đối phức tạp và mạng lưới quan hệ cuối cùng đằng sau nhóm cổ đông khổng lồ của Ant Group là không rõ ràng.
Ông Nhậm Trọng Đạo (Ren Zhongdao), một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn nước ngoài “Kinh tế chính trị Thiên Quân”, đã viết một bài báo “Những thay đổi trong danh sách của lưỡng hội phản ánh những sở thích mới của ông Tập Cận Bình”, chỉ ra rằng tuyên bố của ĐCSTQ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nền tảng Internet có thể chỉ để xoa dịu các doanh nhân tư nhân. Ông Tập không thích kinh tế tư nhân và hy vọng doanh nghiệp nhà nước có thể kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc. Trong nền kinh tế Trung Quốc, kinh tế tư nhân luôn giữ vai trò quan trọng, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và bền vững trong phát triển kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng “doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chính, doanh nghiệp tư nhân rút lui” ngày càng nổi lên. Ông Tập Cận Bình cũng đang ra sức hạn chế ảnh hưởng và sự bành trướng của các công ty tư nhân, trong thời gian qua, việc “giám sát” các công ty tư nhân như Alibaba Group, Ant Group, Didi Chuxing là một ví dụ.
Tờ Wall Street Journal đã đăng một bài báo vào ngày 9/3, tiết lộ rằng về cách kiểm soát vấn đề gai góc của doanh nghiệp tư nhân, ĐCSTQ không còn tiến hành chỉnh đốn rầm rộ nữa mà thay vào đó tìm kiếm một phương pháp kiểm soát nhẹ nhàng hơn: Nắm giữ “cổ phiếu vàng”. Theo các quan chức và cố vấn chính phủ tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách, ông Tập đã đưa ra ý tưởng này.
Trọng tâm của chiến lược này là sự thúc đẩy của chính quyền các cấp để mua cổ phần trong các công ty tư nhân từ lâu, các công ty này trong thời gian dài đã thúc đẩy sự đổi mới và việc làm ở Trung Quốc. Đối với những công ty tư nhân này, họ gần như có rất ít sự lựa chọn, vì điều quan trọng là phải duy trì hoạt động.
Quyền sở hữu của chính phủ đôi khi có thể rất nhỏ, bài viết lấy ví dụ, một quỹ thuộc sở hữu của cơ quan giám sát internet của Trung Quốc gần đây đã mua 1% cổ phần của công ty con truyền thông kỹ thuật số của ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử Alibaba Group. Nhưng những cổ phiếu này, thường mang lại cho chính quyền một ghế trong hội đồng quản trị, quyền biểu quyết và ảnh hưởng đối với các quyết định kinh doanh, loại cổ phiếu này thường được gọi là “cổ phiếu vàng”.
Lý Chính Hâm, Vision Times