Tạ Linh
Một “cuộc cách mạng giấy trắng” khác đã nổ ra ở Quảng Châu Trung Quốc. Các thương gia ở Quảng trường thời trang Thiên Hà thuộc thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông gần đây đã giơ giấy trắng để phản đối tập thể việc trung tâm mua sắm vi phạm hợp đồng.
Tài khoản Twitter @guhj797 đã đăng tải video cho thấy các thương gia đi trong dãy hành lang của một tòa nhà, trên tay cầm tờ giấy trắng và hét lên “Phản đối! Vi phạm hợp đồng!”
Cư dân mạng này giải thích lý do của cuộc biểu tình ở khu vực bình luận rằng, trước đây do dịch bệnh nên trung tâm mua sắm nói với các thương gia rằng cùng nhau vượt qua khó khăn và giảm giá tiền thuê mặt bằng để cho người thuê có lợi nhuận. Có thể do hiện nay đã dỡ bỏ phong tỏa, lưu lượng người đi tăng trở lại, lãnh đạo trung tâm thương mại cho rằng việc giảm giá tiền thuê mặt bằng là không thích hợp, nên yêu cầu khôi phục giá thuê bình thường, buộc người thuê phải đồng ý, nếu không phải rời đi …Lúc 2 giờ chiều, cảnh sát đã đến hiện trường.
Ông Cố, kinh doanh một cửa hàng ở Phố đi bộ Quảng Châu, nói với Sound of Hope rằng: “Công việc kinh doanh của khu vực Thiên Hà Thành (Teemall) hiện tại không tốt. Thiên Hà Thành là một thương hiệu nổi tiếng ở Quảng Châu. Nó hoạt động khó khăn trong mấy năm qua do bị phong tỏa bởi dịch bệnh. Các cửa hàng thua lỗ trong mấy năm qua. Nhưng vừa chuyển biến tốt một chút, giá thuê mặt bằng lại tăng lên, ai có thể thuê nổi chứ? Kinh doanh không có lãi nữa rồi.
事闹大了,举白纸游行
— isyour雅典娜农场 (@guhj797) March 28, 2023
3月28日广州时尚天河,商户又出来抗议,中午2点警察来了。 pic.twitter.com/W7iTYm7zq4
Ông Cố cho biết tình hình kinh doanh chung ở Quảng Châu hiện nay rất tồi tệ và hầu như tất cả các trung tâm mua sắm đều đóng cửa, bao gồm cửa hàng bách hóa nổi tiếng Vương Phủ Tỉnh, thương hiệu lâu đời Nhà máy Canton và một số chợ bán buôn quần áo, giày mũ ,… Phố đi bộ nơi ông ở khá nổi tiếng, trước đây không có thông tin về việc chuyển nhượng cửa hàng, nhưng hiện tại nhiều cửa hàng đã bỏ trống hơn một năm và không ai quan tâm đến.
Ông nói tiếp: “Quảng Châu từng có một nền kinh tế rất phát triển, nhưng hiện tại tỷ lệ tự túc tài chính của nó không thể đạt tới 80%, bởi vì trước đây nó chủ yếu dựa vào ngoại thương và bán buôn để quản lý toàn bộ thành phố, nhưng bây giờ điều đó đã không còn, những gì còn lại bây giờ hoạt động sống dở chết dở, nhiều cửa hàng không có lãi.”
Bắt đầu từ ngày 27 tháng 3, chính quyền TQ đã hạ tỷ lệ lợi tức yêu cầu (RRR) xuống 0,25 điểm phần trăm, nhằm kích thích nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, làn sóng thất nghiệp vẫn tiếp tục lan rộng, tiền lương và đãi ngộ cũng giảm mạnh.
Ông Cố cho biết công chức ở nhiều thành phố đã bị sa thả. Tình hình công chức ở Quảng Châu mặc dù có tốt hơn các thành phố khác, không có sa thải nhân viên, nhưng họ đều bị cắt giảm lương.
Ông nói: “Tầng lớp cổ cồn trắng không kiếm được tiền cũng không dám tiêu dùng. Vậy thì nhóm tiêu dùng chính đã không còn nữa. Bây giờ họ đang đào tiền từ dưới lên (ý chỉ từ các thương gia), và áp lực thực sự ngày càng tăng. Toàn quốc chẳng phải đều như vậy sao? Lãi xuất tiết kiệm của ngân hàng liên tục tăng, tỷ lệ thất nghiệp cũng liên tục tăng, kinh doanh cứ thua lỗ mãi, nên chẳng có hy vọng gì cả.”