Lạm dụng COVIDSafe App sẽ bị phạt nặng
Nội các Quốc gia sẽ họp lại hôm nay để bàn về chuyện chấm dứt luật phong tỏa. Chính phủ liên bang đang thảo một đạo luật phạt rất nặng đối với những ai lạm dụng COVIDsafe app xâm phạm chi tiết riêng tư của người khác.
Một thí dụ, các chủ nhân không cho phép nhân viên không gài software COVIDsafe app được đi làm, sẽ bị phạt đến $63,000 và có thể bị tù đến 5 năm.
Dân biểu gốc đại tá từ chức
Tuyên bố ngày hôm nay (5.5.2020) Bộ trưởng Giao thông NSW Andrew Constance cho biết sẽ từ chức và rời bỏ Nghị viện tiểu bang để nhày vào chính trường liên bang, ứng cử dân biểu liên bang vùng Eden-Monaro, sắp sửa bỏ trống khi Dân biểu Lao Động Mike Kelly từ chức vì lý do gia đình và sức khỏe.
Quyết định tham gia chính trường liên bang của ông Andrew Constance đã gây chú ý vì đầu năm nay ông đã nổi lên như là người mạnh miện phê phán cách ứng phó của Thủ tưóng Scott Morrison trong vụ cháy rừng. Ông Constance suýt bị cháy mất nhà tại vùng Malua Bay ở vùng Nam NSW trong trận cháy rừng này và đã tỏ vẻ giận dữ khi ông Morrison đến đây mà không thèm “báo cho ông một tiếng”. Chuyến viếng thăm này là một sai lầm của ông Morrison khi bị dân chúng lạnh nhạt, thậm chí la ó phản đối và ông Constance phát biểu: “Nói thật, cư dân địa phương đã đón ông ấy bằng thái độ thích đáng”.
Lúc đó ông Constance cho biết chỉ có hai người thể hiện sự lãnh đạo tại tiểu bang là Thủ hiến Gladys Berejiklian và Giám đốc Sở cứu Hỏa nông thôn.
Ông Andrew Constance cho hay ông quyết định nhảy ra tranh cử sau khi Phó Thủ hiêe1n NSW John Barilaro, Lãnh tụ đảng Quốc gia tại NSW, tuyên bố ông không ra tranh cử tại Eden-Monaro.
Dân biểu đương nhiệm của vùng này, ông Mike Kelly, năm nay 60 tuổi, tốt nghiệp luật tại Đại học MacQuarie nhưng gia nhập quân đội vào năm 1987 và giải ngũ năm 2007 với cấp bậc Đại tá Cục trưởng Cục Quân pháp.
Ông đã tham gia nhiều cuộc chiến tại Somalia, East Timor, Bosnia và Iraq và thời gian tại đây, từng phải nhiều lần chịu đựng tình trạng mất nước, dẫn đến bệnh suy thận và đau kho71o hiện tại, là lý do khiến ông từ chức.
Sau khi giải ngủ năm 2007 ông ứng cử vào đắc cử, từng làm thứ trưởng nhiều bộ (Parliamentary Secretary) như Thủy Cục, Canh Nông, Thiết bị Quốc phòng.
Năm 2013 ông bị đối thủ Peter Hendy đánh bại và mât ghế dân biểu, trở thành cố vấn của lãnh tụ đảng Bill Shorten. Tháng Bảy năm 2016 ông ta đánh bại ông Hendy để lấy lại vùng này.
Điều này được giới bình luận chính trị gọi là chiến lược “nhà kho” (warehousing), tức tạo đất dụng võ cho các chính trị gia thất cử để mùa sau tiếp tục ứng cử. Chiến lược này đã được cả hai đảng áp dụng mà bằng chứng là năm 2016 Hendy trở thành làm cố vấn cho ngyên lãnh tụ Malcolm Turnbull.
Một thí dụ ka1c ông Wayne Swan, từng là tổng trưởng kinh tế của Lao Động, đã được nguyên lãnh tụ Lao Động Kim Beazley bổ làm cố vấn, sau khi ông Swan thất cử tại vùng Lilley ở Queesland vào năm 1996. Sau đó trong cuộc bầu cử năm 1998 ông Swan lấy lại vùng này.
Mỗi tuần thiệt hại $4 tỷ
Tổng trưởng Josh Frydenberg cho thấy chính phủ liên bang hiện nôn nóng bình thường hóa các hoạt động xã hội hơn ai hết trong bài nói chuyện tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia (National Press Club) ngày hôm nay (5.5.2020), cho biết các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn giao tiếp xã hội hiện tại là nền kinh tế bị thiệt hai mỗi tuần đến $4 tỷ, sẽ khiến tổng sản lượng quốc gia (GDP) có thể bị giảm đến 10% trong quý hai, tức khoảng $50 tỷ tính đến tháng Sáu năm nay.
Tuy nhiên ông Frydenberg cho hay chính phủ sẽ tiếp tục hành động theo cố vấn của các chuyên gia y tế để “nới lỏng các biện pháp hạn chế trong một phương cách vừa có thể tối thiểu hóa nguy cơ bệnh dịch vừa tối đa hoá các hoạt động kinh tế”.
Tốc độ lan truyền của dịch Covid-19 đã giảm xuống mức dưới 0.5% mỗi ngày trong suốt bốn tuần lễ qua và việc nới lỏng các hạn chế kiểm dịch để khôi phục hoạt động của nền kinh tế là điều mà giới kinh doanh kỳ vọng.
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm cụ thể cũng như một lộ trình rõ ràng và chi tiết trong cách nới lỏng các hạn chế kiểm dịch để vừa bảo đảm an toàn cho người dân vừa giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế thực sự là vấn đề khó khăn đối với chính quyền và cơ quan y tế vào thời điểm này.
Bắt đầu từ tuần qua, hầu hết các tiểu bang đã cho phép nới lỏng các hạn chế kiểm dịch và chuẩn bị kế hoạch phục hồi nền kinh tế. Tình hình dịch bệnh khác nhau tại từng tiểu bang là khác nhau, nên cách thức cũng khác nhau, giữa vùng Tây bộ và Đông bộ Úc châu.,
Từ tuần trước Tây Úc đã cho phép các cuộc tụ tập lên đến 10 người và người dân có thể đi câu cá, cắm trại hoặc mua bán nhà. Tây Úc cũng đã duy trì hoạt động của ngành khai thác mỏ trong suốt đại dịch và xác định đây sẽ là một động lực chính để khôi phục nền kinh tế tiểu bang.
Nam Úc thì tuyên bố sẽ dỡ bỏ thêm các lệnh cấm trong vài ngày tới và người dân có thể đi du lịch, tắm biển, trượt băng hoặc về nghỉ tại các căn nhà ở vùng ngoại ô.
Nam Úc đã không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong gần hai tuần qua và nhiều địa phương đã sẵn sàng nới lỏng hạn chế kiểm dịch để cuộc sống của người dân được trở lại bình thường. Trong khi đó, các tiểu bang Đông bộ Úc — với dân số lớn và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế liên bang — đang phân vân vì sức nạng của áp lực kinh tế lẫn nguy cơ bệnh dịch!
Victoria có lẽ hiện là bang đau đầu nhất khi ghi nhận 34 ca nhiễm tại một ổ dịch mới ở thành phố Melbourne. Chính quyền Victoria thừa nhận rằng, nguy cơ bùng phát dịch lần hai vẫn tiềm ẩn và thời điểm cũng như ngành kinh tế nào sẽ được khởi động trước đang được xem xét.
Queensland đã cho phép người dân đi chơi ngoài trời, du lịch, mua sắm đồ dùng không thiết yếu và dự kiến mở cửa các trường học vào ngày 22.5.2020 nhưng chưa quyết định thời điểm cho phép các công ty xí nghiệp hoạt động trở lại.
New South Wales là tiểu bang đông dân số nhất và có nhiều cư dân nhiễm bệnh mắc Covid-19 nhất nước. Tiểu bang đã cho mở cửa một số bãi biển để người dân lướt sóng hay bơi lội, ch người dân có thể đến thăm bạn bè và trong vài ngày tới lĩnh vực bất động sản sẽ được khởi động.
Tuy nhiên, một ổ dịch với hơn 60 ca nhiễm và 14 người đã tử vong tại một trung tâm dưỡng lã đang khiến chính quyền phân vân.
Thứ Sáu tuần này (8.5.2020), “Nội các quốc gia” – tức chính phủ liên bang cộng với các thủ hiến tiểu bang và nhà lãnh đạo các vùng lãnh thổ — sẽ nhóm họp để đưa ra quyết định kiểm soát dịch bệnh mới cũng như kế hoạch khởi động nền kinh tế.
Tính đến sáng 4.5.2020 Úc có 6,819 người nhiễm bệnh Covid-19, trong đó hơn 5,800 người đã hồi phục và 95 người thiệt mạng.
Dự án năng lượng tái sinh lớn nhất
Trong thông báo ngày 4.5.2020 Cục bảo vệ môi trường Tây Úc thông báo quyết định phê chuẩn dự án “Asian Renewable Energy Hub” (Trung tâm năng lượng tái sinh Á châu), là dự án tích hợp năng lượng gió và quang điện lớn nhất thế giới, trị giá lên tới $ 22 tỷ .
Dự án do các công ty năng lượng Úc và Singapore hợp tác thực hiện với hệ thống phong điện gồm 1,743 turbain gió cao 260m và mạng lưới quang điện trải rộng trên một diện tích 660,000 ha tại vùng Pilbara khô cằn và lộng gió.
Dự án sẽ được phát triểu trong vòng 10 năm, bắt đầu xay dụng từ năm 2025, và sử dụng khoảng 3,000 nhân công địa phương.
Sau khi hoàn thành, dụ án sẽ đạt tổng công suất 15 gigawatt (GW), cao gấp hơn công suất năng lượng tái tạo đã được lắp đặt tại Úc trong vòng 3 năm qua đến 2.5 lần.
Sản lượng điện này sẽ được bán cho Indonesia và Singapore thông qua một hệ thống dây cáp ngầm dưới biển.
Úc hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái sinh. Tính đến tháng 11 nam 2019 thì đã có hơn 50% sản lượng điện năng trên toàn hệ thống điện của Úc là năng lượng tái sinh.
Từ năm 2018 đến 2020, hàng loạt trạm phong điện và quang điện mới đã hoàn tất tại hầu hết các tiểu bang. Trong số đó, năm 2018 là năm kỷ lục với 5.1GW, vượt xa 2.2GW của năm 2017.
Năm nay thủ đô Canberra đã trở thành thành phố đầu tiên ngoài châu Âu chuyển đổi sang sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo. Theo kế hoạch thì đến ngày 1.7.2020 Sydney sẽ chuyển sang sử dụng toàn bộ năng lượng tái tạo để cung cấp điện năng cho tất các các tòa nhà và trụ sở trực thuộc Hội đồng thành phố Sydney.
Nội các Quốc gia sẽ họp lại hôm nay để bàn về chuyện chấm dứt luật phong tỏa. Chính phủ liên bang đang thảo một đạo luật phạt rất nặng đối với những ai lạm dụng COVIDsafe app xâm phạm chi tiết riêng tư của người khác.
Một thí dụ, các chủ nhân không cho phép nhân viên không gài software COVIDsafe app được đi làm, sẽ bị phạt đến $63,000 và có thể bị tù đến 5 năm.
Tranh cãi từ vụ “dùng búa tạ diệt coronavirus”
Chỉ hơn một tiếng đông hồ sau khi công kích Thủ hiến Victoria Daniel Andrews vì không cho phép trường học mở cửa vào tuần tới, Tổng trưởng Giáo dục Dan Tehan đã phải xin lỗi và rút lời sau khi bị Thủ tướng Scott Morrison đích thân gọi điện thoại ra lệnh.
Sự việc diễn ra giữa lúc người Úc Úc đang phân vân và thậm chí tranh cãi với câu hỏi là có nên cho trẻ em đi học theo lối “mặt đối mặt” với thầy cô hay không cho dù số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày đã giảm.
Hiện tiểu bang Victoria thì đang báo động sau một đợt xét nghiệm rộng lớn vào tuần qua, trong đó đã phát hiện 22 người mới nhiễm bệnh, trong đó một ổ dịch mới liên quan đến 19 người tại một lò giết mổ. Chính quyền tiểu bang đã lo lắng duy trì lệnh cấm ra khỏi nhà ít nhất cho đến ngày 11.5.2020. Trong một diễn biến liên quan, sáng 4.5.2020 chính quyền Victoia lại hối hả liên lạc với các phụ huynh sau khi một giáo viêu tại trường tiểu học Meadowglen Primary tại vùng Epping của Melbourne dương tính với virus Covid.19. Trường học này phải tạm thời đóng cửa trong ba ngày để khử trùng!
Trước đó, phát biểu trên chương trình Insider vào sáng 3.5.2020 Tổng trưởng Giáo dục Dan Tehan đả kích ông Andrews là “dùng búa tạ để đánh bại coronavirus” và qua đó đã “dùng búa tạ nện vào nền giáo dục của tiểu bang Victoria”.
Ông phát biểu: “Vấn đề đặt ra cho ông Daniel Andrews, chắc chắn, là việc dùng búa tạ để đánh bại coronavirus, nhưng tại sao ông lại vác cả búa tạ nện vào nền giáo dục tiểu bang”.
Tuy nhiên đến 2 giờ chiều ông ta lên tiếng xin lỗi, thú nhận là mình đã “đi quá xa” và xin rút lại những nhận xét đã đưa ra.
Tin cho hay ông Tehan đã phải xin lỗi sau khi bị Thủ tướng Morrison ra lệnh.
Lý do là vài tuần trước bản thân ông Morrison đã phải xin lỗi cá nhân ông Andrews trong cuộc họp Nội các quốc gia (nội các chính phủ cộng với các thủ hiến tiểu bang). Thủ tướng Scott Morrison muốn tất cả các trường học mở cửa vào tháng Sáu và lúc đó các trường học nên duy trì hoạt động bình thường như cũ. Tuy nhiên tiểu bang Victoria thì tuyên bố là sẽ tự đưa ra quyết định của mình theo cố vấn của Bộ Y tế tiểu bang chứ không phải từ chính phủ liên bang.
Theo tiết lộ của nữ ký giả Niki Savva trên tờ The Australian thì ngày 23.4.2020 ông Andrews đã giận dữ công kích ông Morrison trong cuộc họp, cho rằng thái độ của ông Morrison đã xâm phạm đến sự đoàn kết quốc gia vốn được xây dựng qua “nội các quốc gia”. Ký giả này cho biết ông Andrews thẳng thừng nới với ông Morrison là ông ta không điều hành các trường học mà là các thủ hiến, các chánh bộ trưởng.
Ký giả này cho hay ông Morrison đã xin lỗi và sau đó đã thông báo với giới phụ huynh: “Nếu quý vị đi học tại Victoria, chỉ có một người mà quý vị cần nghe là Thủ hiếu tiểu bang Victoria”.
Trên thực tế thì Bộ giáo dục liên bang chỉ có trách nhiệm chính trên lĩnh vực giáo dục đại học, còn cấp trung học và tiểu học thuộc toàn quyền của tiểu bang.
Hiện lĩnh vực giáo dục đại học đang gặp khó khăn do số lượng sinh viên quốc tế giảm trong khi nguồn sinh viên này mỗi năm mai lại cho Úc đến gân $40 tỷ,. Nhưng khác với Canada, Anh hay New Zealand đã có chính sách tài trợ cho sinh viên quốc tế, Úc oàn toàn lơ là và hiện có nhiều chức sinh viên quốc tế đã đề nghị chính phủ Úc xem lại, nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Úc.
Thống kê cho thấy hiện có gần 50% trên tổng số hơn 650,000 sinh viên nước ngoài tđang gặp khó khăn về tài chính do mất việc làm bán thời gian.
Trước mắt, để nuôi sống bầu sữa của mình, một số trường đại học tại Úc đã đưa có các chính sách giúp đỡ sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Mới đây Đại học Griffith ở Queensland cho biết sẽ dành một ngân khoản $15 triệu để giúp sinh viên quốc tế của trường giảm bớt thiệt hại từ đại dịch. Đại học Griffith cho biết trong học kỳ 2 bắt đầu từ tháng 7/2020, trường này sẽ giảm 20% học phí đối với hầu hết sinh viên quốc tế, trong đó có các sinh viên hiện không có học bổng.
Giáo sư Carolyn Evans, Viện trưởng Đại học Griffith (Vice-Chancelor) cho hay sinh viên quốc tế chưa khi nào gặp khó khăn về tài chính như trong giai đoạn hiện nay. Nhiều sinh viên đã mất nguồn thu nhập chính từ việc làm bán thời, không thể xin trợ cấp từ chính phủ Úc torng khi gia đình cũng bị ảnh hưởng từ đại dịch. Trong khi đó sinh viên vẫn phải trả tiền nhà và các chi phí sinh hoạt khác.
Giáo sư Evans cũng cho biết, các nhà điều hành trường đại họ sẽ cắt giảm 20% lương trong 6 tháng tới để đóng góp vào quỹ hỗ trợ sinh viên quốc tế. Ngoài ra, trường sẽ không áp dụng điểm không đạt trong giai đoạn dịch bệnh và cho sinh viên mượn computer để tham gia các khóa học trực tuyến.
Trước đó ngày 28.4.2020 Victoria là tiểu bang đầu tiên tại Australia tuyên bố sẽ tài trợ sinh viên quốc tế, với khoản trợ cấp một lần là $1,100.
Úc sẽ mở cửa với New Zealand
Ngày 4.5.2020 chính phủ liên bang phát tín hiệu về biện pháp mở cửa thông thương với New Zeland vì về căn bản hai nước đã khống chế và ngăn chặn được bệnh dịch Covid-19. Cùng ngày Thủ tướng Scott Morrison cho biết, ông đã mời Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tham dự cuộc họp “nội các quốc gia” với sự góp mật của các nhà lãnh đạo tiểu bang vào ngày 5.5 để bàn thảo việc này.
Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters đã đề nghị mở cửa biên giới giữa hai nước trong kế hoạch là trans-Tasman, tuy nhiên cho đến đó (thứ Hai) thì Úc vẫn chưa chính thức trả lời, trừ phát biểu của Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutt, theo đó New Zealand “đang ở giai đoạn tương tự như Úc trong cuộc chiến chống Covid-19”, do đó Úc “có thể cân nhắc việc cho phép người dân hai nước qua lại trong một giai đoạn nhất định.”
Để việc này được diễn ra an toàn, Úc đang xem xét khả năng thực thi các biện pháp như kiểm tra thân nhiệt tại phi trường. Ngoài ra, Úc cũng muốn chính phủ New Zealand áp dụng biện pháp cài đặt ứng dụng COVIDSafe trong điện thoại di đống giống như người dân Úc để bảo đảm an toàn cho cả hai phía.
Ngày 4.5.2020 Bộ Y tế New Zealand thông báo tin vui khi nước này lần đầu không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 nào kể từ ngày 16-3, chưa đầy một tuần sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do tình hình dịch bệnh đã nằm trong tầm quyền soát.
Phát biểu trước báo giới, ông Bloomfield nhấn mạnh: “Đây là ngày đầu tiên chúng tôi không ghi nhận thêm ca nhiễm bệnh mới và chúng tôi mong muốn giữ vững được đà này”.
Cho đến lúc đó thì tổng số người nhiễm bệnh ở New Zealand vẫn là 1,137 ca, số tử vong cũng vẫn ở mức 20 ca.
Tuy nhiên Bộ Ý tế New Zealand vẫn khuyên người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội nhằm bảo đảm dịch bệnh không bùng phát trở lại.
New Zealand đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa hôm 28-4 sau hơn một tháng thực hiện nghiêm ngặt. Theo lệnh phong tỏa, chính phủ nước này yêu cầu đóng cửa các văn phòng, trường học, trung tâm thương mại, các nhà hàng, khu vui chơi và các địa điểm công cộng khác.
Tuy một số hoạt động kinh tế đã được phép tái hoạt động, một số biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội vẫn được duy trì với việc hàng triệu công dân New Zealand vẫn làm việc và học tập từ nhà.
Úc cũng đã ghi nhận dấu hiệu tích cực trong kiểm soát dịch Covid-19 với 26 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Tính đến sáng 4.5, Úc có 6,819 người nhiễm Covid-19, trong đó hơn 5.800 bệnh nhân đã hồi phục và 95 người đã thiệt mạng.
Đóng góp quỹ nghiên cứu tìm vaccine cho coronavirus
Úc đóng góp $352 triệu vào quỹ nghiên cứu vaccine của Ủy Ban Âu châu (European Commission) để ngăn ngừa vi khuẩn corona.
Cho đến nay quỹ này đã gây 12.7 tỉ Úc kim
Phần lớn số tiền đóng góp của Úc sẽ được dùng cho những dự án địa phương tại CSIRO, Doherty Institute và University of Queensland.
Tính đến sáng thứ Ba, Úc có hơn 6800 ca nhiễm coronavirus, trong đó có 3035 ca ở NSW, 1406 ở Victoria, 1038 ở Queensland, 438 ở South Australia, 551 ở Western Australia, 223 ở Tasmania, 107 ở ACT và 29 ở Northern Territory.
Số tử vong hiện tại là 96.