Hollywood trước nguy cơ tê liệt, 160,000 diễn viên tham gia cuộc đình công lớn nhất lịch sử
Hollywood đã bùng lên làn sóng đình công lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp giải trí. Sau hành động cách đây 2 tháng của Hiệp hội biên kịch Mỹ (WGA), 160.000 thành viên của Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) cũng tuyên bố ngừng làm việc vào nửa đêm ngày 14/7 tại Los Angeles. Vẫn chưa xác định được khi nào hai bên gồm người lao động và doanh nghiệp đạt được thỏa thuận, tuy nhiên cùng với việc thời gian kéo dài, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình toàn cầu và các ngành công nghiệp xung quanh có thể bị ảnh hưởng.
Người lao động và doanh nghiệp (hãng phim) bất đồng ý kiến
Theo báo cáo của CNBC và Washington Post, Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) đã đề xuất cải cách lương hưu và chia sẻ lợi nhuận từ việc phát sóng lại các tác phẩm điện ảnh và truyền hình trong quá trình đàm phán với các công ty điện ảnh lớn (bao gồm Disney, Warner Bros., Sony và nền tảng phát trực tuyến NETFLIX , v.v.), đồng thời quy định và cấm sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để tái tạo chân dung, giọng nói của diễn viên. Tuy nhiên phía doanh nghiệp dường như không chịu nhượng bộ.
Hiệp hội biên kịch Mỹ (WGA) trước khi bắt đầu đình công vào ngày 2/5 đã yêu cầu phía doanh nghiệp bảo vệ và bồi thường cho biên kịch, trong khi yêu cầu tăng lương không đạt được kết quả. Ngoài ra, sự gia tăng của các công cụ sáng tạo như ChatGPT cũng là một điểm gây tranh cãi chính.
WGA cho biết họ sẽ cho phép sử dụng AI để biên soạn phim, tiết mục truyện hoặc viết kịch bản mà không ảnh hưởng đến thù lao và ghi công của nhà văn. Trong các cuộc đàm phán sau đó, WGA yêu cầu công ty sản xuất phải đảm bảo rằng biên kịch sẽ không bị ép viết lại kịch bản do robot tạo ra, hay sử dụng AI để viết lại kịch bản cũ, v.v.
Phản ứng của nhà sản xuất phim là thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh vẫn đang trong giai đoạn xây dựng lại và họ phải tiết giảm chi phí một cách hợp lý.
Do việc tăng lương của các nhà biên kịch không theo kịp tốc độ lạm phát tăng cao, WGA buộc phải nhiều lần đề nghị đàm phán với hiệp hội các nhà sản xuất phim và truyền hình (AMPTP) nhưng hai bên vẫn chưa đi đến thống nhất.
Tác động của cuộc đình công đối với ngành giải trí
Nhìn từ lịch sử, các cuộc đình công ở Hollywood chỉ kéo dài trong 3 giờ hoặc dài nhất là vài tháng. Năm 2007, một cuộc đình công của WGA kéo dài khoảng 100 ngày và gây thiệt hại cho ngành giải trí Los Angeles ước tính khoảng 2 tỷ USD.
Trong cuộc biểu tình kéo dài 11 tuần của WGA lần này, việc sản xuất các chương trình talkshow truyền hình mới hầu như đã bị đình chỉ, điều này đã khiến kế hoạch phát sóng mùa mới “Stranger Things” của Netflix và tiền truyện “Game of Thrones” của Warner Bros Discovery, v.v., và loạt phim nổi tiếng đã bị tạm dừng.
Làn sóng diễn viên đình công đang diễn ra sẽ làm tê liệt hoạt động sản xuất trên diện rộng hơn, gây áp lực rất lớn lên các hãng phim trong việc sản xuất nhiều phim hơn để đáp ứng các dịch vụ phát trực tuyến và thời gian biểu của các chương trình truyền hình vào mùa thu.
Nhiều siêu sao hạng nhất trên thế giới, chẳng hạn như Tom Cruise, Angelina Jolie và Johnny Depp là thành viên của liên đoàn SAG-AFTRA; những người nổi tiếng như Meryl Streep, Ben Stiller Stiller, Colin Farrell, v.v, cũng đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của họ.
Mặc dù SAG-AFTRA chỉ là một liên đoàn của Mỹ nhưng tác động của cuộc đình công không chỉ giới hạn ở quốc gia này. Bởi vì quy định, với tư cách là đoàn viên liên đoàn, bất kể muốn đến quốc gia nào đóng phim, đều phải lập tức đình chỉ công việc, và cũng không được quảng bá tác phẩm điện ảnh, truyền hình.
Ví dụ, bộ phim bom tấn mùa hè “Oppenheimer” được công chiếu tại London ngay trước cuộc đình công, và các diễn viên người Mỹ tham dự đã rời khỏi hiện trường lễ công chiếu trong thời điểm diễn ra đình công. Đạo diễn của phim Christopher Nolan tiết lộ rằng các diễn viên “đã đi viết bảng đình công của họ!”.
Có vẻ như trừ khi cuộc đình công kết thúc, mọi buổi ra mắt phim sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm các liên hoan phim mùa thu lớn khác ở Venice, Toronto. Tác động tài chính của cuộc đình công đối với các ngành liên quan có thể quá nghiêm trọng, khó có thể tưởng tượng.
Được biết, cuộc đình công quy mô lớn cuối cùng của các diễn viên và nhà biên kịch Hollywood xảy ra vào những năm 1960. Vào thời điểm đó, chủ tịch hiệp hội diễn viên lãnh đạo cuộc đình công là Ronald Reagan, người sau này trở thành tổng thống Mỹ.
Trình Phàm, Vision Times
Bắc Kinh lên án Đức về chiến lược Trung Quốc mới
Đức vừa qua đã ban hành chiến lược mới về Trung Quốc, tuyên bố sẽ giảm phụ thuộc vào nền kinh tế này. Bắc Kinh lập tức lên tiếng chỉ trích, gọi chiến lược mới của Berlin là “phản tác dụng”.
Hôm thứ Sáu (15/7) tại cuộc họp báo thường nhật tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khi được hỏi về bản chiến lược Trung Quốc mới của Đức đã nói rằng chính sách đó chỉ gây tổn hại cho mối quan hệ song phương và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh muốn nhìn nhận Berlin là đối tác hơn là địch thủ.
“Chúng tôi tin rằng sẽ là phản tác dụng khi cạnh tranh và thực hành chủ nghĩa bảo hộ nhân danh ‘tháo gỡ rủi ro’ và ‘giảm phụ thuộc’, và sẽ làm méo mó khái niệm an ninh và chính trị hóa quan hệ hợp tác bình thường. Những động thái như vậy sẽ chỉ tạo ra rủi ro”, ông Uông Văn Bân nói và cho biết thêm rằng cách tiếp cận của Đức sẽ “làm cho sự chia rẽ trên thế giới trầm trọng hơn”.
Văn phòng Ngoại giao Đức hôm thứ Năm (14/7) đã công bố bản chiến lược mới về Trung Quốc, trong đó nhìn nhận Bắc Kinh vừa là “đối tác, đối thủ cạnh tranh và địch thủ mang tính hệ thống”, đồng thời kêu gọi giảm phụ thuộc.
Văn bản dày hơn 60 trang của Đức cáo buộc Trung Quốc đang nỗ lực khiến các quốc gia khác “phụ thuộc hơn vào họ”. Tài liệu này cũng lưu ý rằng Đức phụ thuộc vào Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều loại kim loại, các nguyên tố đất hiếm, công nghệ y tế, dược phẩm, cũng như công nghệ thông tin và các sản phẩm sử dụng để sản xuất sản phẩm bán dẫn.
Kim ngạch hai chiều Đức và Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 337 tỷ USD trong năm 2022. Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.
Bình luận về chiến lược này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng mục tiêu không phải là “tách rời” khỏi nền kinh tế Trung Quốc, mà chỉ là “tránh những phụ thuộc trọng yếu trong tương lai”. Ông nói thêm rằng chính quyền của ông phải đáp trả “lập trường tấn công hơn” của Bắc Kinh trong những năm gần đây, kêu gọi tạo dựng “khuôn khổ làm việc mới” cho mối quan hệ song phương này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tiếp rằng hợp tác với Berlin “lớn hơn nhiều so với cạnh tranh” và bày tỏ hy vọng rằng Đức sẽ “áp dụng chính sách về Trung Quốc một cách hợp lý và thiết thực”.
Trong bản chiến lược mới, ngoài những lo lắng về phụ thuộc Trung Quốc, Đức cũng vẫn nêu ra các kế hoạch thúc đẩy hợp tác, nói rằng Bắc Kinh vẫn sẽ là “đối tác không thể thiếu” về nhiều vấn đề từ giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực cho đến xử lý các cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế.
Hải Đăng (Theo RT)
Hàng loạt quan chức cấp cao Trung Quốc bị điều tra trước cuộc họp ở Bắc Đới Hà
Liên Thành
Vào ngày 12 tháng 7, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một thông báo cho biết, ông Đổng Vân Hổ (Dong Yunhu), Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Thành phố Thượng Hải đang bị điều tra.
Vào ngày 10 tháng 7, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Nhà nước Trung Quốc thông báo rằng, 4 quan chức đã bị điều tra, trong đó có hai người thuộc ngành năng lượng.
Ngoài ra, hơn 10 quan chức đã bị điều tra và xử lý trong vòng một tuần từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 9 tháng 7.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung vào ngày 13/7, ông Lý Yên Minh (Li Yanming), chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc đang sống tại Hoa Kỳ đã bình luận về sự kiện trên. Theo ông, có hai điều cần lưu ý.
Thứ nhất, thời điểm mà hàng loạt quan chức bị điều tra rất nhạy cảm. Vào thời điểm cuối tháng 7 và đầu tháng 8, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đang đi nghỉ ở Bắc Đới Hà, tức là trước thềm cuộc họp bí mật ở Bắc Đới Hà. Tại cuộc họp này, các quan chức sẽ thảo luận về các vấn đề chính trị lớn. Cuộc họp Bắc Đới Hà là dịp các thành viên cấp cao của ĐCSTQ gặp gỡ và hợp lực, đồng thời cũng là cơ hội để các phe phái đấu với nhau.
Thứ hai, các quan chức bị thanh trừng chủ yếu thuộc về phe phái đối lập với ông Tập Cận Bình, gồm người của phe Tăng Khánh Hồng và phe Giang Trạch Dân
Ông Lý Yên Minh nhận định rằng, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tái đắc cử, quân đội phe Tập nắm toàn quyền, đồng thời tài chính, doanh nghiệp nhà nước và các lĩnh vực khác được thanh lọc mạnh mẽ, lĩnh vực chính trị và kinh tế hàng đầu của ĐCSTQ đã được cải tổ lại.
Mặt khác, chính quyền ĐCSTQ hiện đang gặp rắc rối cả bên trong lẫn bên ngoài. Khó khăn ngoại giao, khủng hoảng kinh tế và tình trạng thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Ông Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch thanh trừng quy mô lớn vào trước cuộc họp Bắc Đới Hà, điều này rõ ràng đã ngăn cản phe Tăng Khánh Hồng và các cựu chiến binh phe Giang Trạch Dân và các đối thủ chính trị. Theo ông Lý Yên Minh, khi ĐCSTQ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng ngày càng lớn, thì các nhà lãnh đạo cao nhất của Bắc Kinh không ngừng chia rẽ.
Nghị sĩ Nga: Ông Putin cử Wagner tới Belarus để chuẩn bị tấn công Ba Lan
Liên Thành 16/07/2023 554 lượt xem
Nghị sĩ Nga Andrey Kartapolov cho rằng, Tổng thống Vladimir Putin điều binh lính Wagner đến Belarus để chuẩn bị cho một cuộc tấn công chống lại Ba Lan, theo trang tin Newsweek.
Tháng trước, ông Putin đã đồng ý để lực lượng của Tập đoàn Wagner tới Belarus sau một cuộc binh biến thất bại của tập đoàn quân sự này. Cuộc nổi dậy của Wagner cho thấy sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Điện Kremlin và người sáng lập Yevgeny Prigozhin, một đồng minh lâu năm của ông Putin. Trong khi đó, nhiều kế hoạch của tổ chức bán quân sự ở Belarus vẫn chưa được rõ ràng.
Tuy nhiên, trong một lần xuất hiện gần đây trên truyền hình Nga, ông Kartapolov cho rằng lực lượng Wagner có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới nhằm vào Ba Lan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo trang tin Newsweek, Điện Kremlin và Wagner hiện đều không báo hiệu rằng họ có kế hoạch xâm lược Ba Lan.
Ông Kartapolov cho biết quân đội Wagner đã được cử đến để “huấn luyện” các binh sĩ Belarus để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng chống lại Ba Lan nhằm giành quyền kiểm soát Hành lang Suwałki. Hành lang này dài chưa tới 100km, chạy dọc theo biên giới Ba Lan – Litva, nối vùng lãnh thổ hải ngoại Kalingingrad của Nga với Belarus. Nơi đây đã trở thành mối lo ngại sâu sắc của các lãnh đạo quân sự phương Tây trong trường hợp xảy ra xung đột Nga-NATO.
Ông nói thêm rằng Tập đoàn Wagner sẵn sàng nắm quyền kiểm soát vùng đất này trong vài giờ nữa.
Bình luận của ông Kartapolov đã vấp phải sự phản đối từ người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov. Solovyov chỉ ra rằng Tập đoàn Wagner đã chuyển giao thiết bị cho chính quyền Nga trước khi rời khỏi đất nước.
Binh sĩ của Nga từ chối chiến đấu gần Bakhmut
Liên Thành
Kênh Telegram Tin tức Chiến tranh Ukraina 365, đã đăng tải một đoạn video quay cảnh những người lính Nga được cho là ở gần Bakhmut, Charter 97 đã đưa tin về vụ việc, cho rằng những người lính này thuộc Lữ đoàn 85 của lực lượng vũ trang Nga đã quay một video, nói họ đã từ chối chiến đấu sau khi biết về việc mình bị chuyển đến gần Bakhmut.
Đơn vị bao gồm gần như toàn bộ quân nhân được huy động và một số ít quân nhân hợp đồng. Nhóm này kiên quyết từ chối chiến đấu khi, và trong khi họ được chuyển đến hướng Bakhmut, họ đã bị Lực lượng Vũ trang Ukraina bắn phá giữ dội.
Xem video ở link dưới đây:
https://t.me/Ukraine_365News/57404
“Chúng tôi bị ném xuống những vị trí gần Bakhmut mà không được chuẩn bị gì, ở nơi không được rà phá bom mìn, với một đại đội trưởng say rượu! (…) Chúng tôi đã không đến đó. Chúng tôi bị bắn bởi xe tăng, súng cối, tên lửa Ba Lan… Chúng tôi gặp lính đánh thuê từ công ty quân sự tư nhân “Cơn lốc” của Nga, những người đang rời khỏi các vị trí đó… Họ giải thích với chúng tôi rằng chúng tôi chỉ giống như những kẻ đánh bom tự sát! (…)”, những người lính Nga này nói.
“Chúng tôi được gửi đến đó mà không có sự hỗ trợ của pháo binh và hàng không, không có khả năng chế áp hỏa lực của kẻ thù … Chỉ huy khi được hỏi tại sao không quân của chúng tôi không hỗ trợ, súng cối của chúng tôi không hỗ trợ, ông ta trả lời: ‘Không có đạn. Hãy đi và chết với phẩm giá của mình’. Nhưng chúng tôi không phải là những kẻ đánh bom liều chết! Họ gọi chúng tôi là tù nhân chiến tranh, họ đe dọa rằng họ sẽ tấn công chúng tôi. Chúng tôi sợ rằng các chỉ huy của chính chúng tôi sẽ bắn chúng tôi ở đó”.
Những người này cũng nói rằng họ được chuyển đến Bakhmut mà không có đạn dược và xe bọc thép. Họ bảo đảm rằng họ sẵn sàng tham gia nhiều hơn vào cuộc xâm lược Ukraina, nhưng không phải ở gần Bakhmut, nơi Lực lượng Vũ trang Ukraina đang xé toạc hàng phòng thủ của Nga.
“Chúng tôi có thể chiến đấu, nhưng không phải theo hướng này và không phải ở tuyến phòng thủ đầu tiên … Và không phải với những chỉ huy này”, người lính Nga nói.
Số tướng lĩnh Nga thiệt mạng tại Ukraina tăng cao
Minh Sang
Theo báo Courrier International, nhiều sĩ quan cao cấp của Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến tại Ukraina.
Trung tướng Oleg Tsokov đã thiệt mạng hôm 11/07, do hỏa tiễn của Ukraina tấn công vào Berdiansk thuộc tỉnh Zaporizhzhia.
Trước đó một hôm, sĩ quan thủy quân lục chiến Stanislav Rzhytsky bị bắn hạ ở Krasnodar.
Trong 1 tháng qua, liên tục có những sĩ quan Nga mất mạng. Đêm hôm 13/06, phía Nga cho biết Thiếu tướng Sergei Goryachev, Tham mưu trưởng quân đoàn 35 đã tử trận vì hỏa tiễn của Ukraina.
Truyền thông Nga từng ca ngợi tướng Goryachev là một trong những người chỉ huy tài giỏi và hiệu quả nhất, rằng ông Goryachev từng lãnh đạo lực lượng Nga tại Transnistria chỉ huy lữ đoàn xe tăng.
Nhiều sĩ quan cao cấp khác cũng thiệt mạng trong tình huống tương tự, như Đại tá Sergei Posotovalov tử nạn khi hỏa tiễn đánh vào một khách sạn ở Henitchesk.
Báo Nikkei Asia của Nhật Bản dẫn lời tướng Kiyofumi Iwata của nước này nhận định rằng, số tướng lĩnh của Nga thiệt mạng ở Ukraina cao quá sức tưởng tượng, lên đến khoảng 20 người.
Riêng trường hợp Phó chỉ huy quân sự Stanislav Rzhitsky, ở thành phố Krasnodar miền Nam nước Nga thì bị một người lạ mặt bắn chết khi đang chạy bộ.
Ukraina tuyên bố: Tiến sâu hơn vào tuyến phòng thủ của Nga
Liên Thành
Người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ vùng Tavria của Ukraina, ông Valery Shershen cho biết trên sóng truyền hình vào ngày 16/7 rằng, quân đội Ukraina đã tiến vào một trong những phần của mặt trận theo hướng Berdyansk.
“Ở hướng Melitopol, tình hình không thay đổi, nhưng ở hướng Berdyansk, chúng tôi đã tiến sâu hơn 1 km vào tuyến phòng thủ của kẻ thù dọc theo một chiến tuyến nhất định”, ông nói.
Theo ông, giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở miền nam. Chỉ trong ngày 15, quân Nga đã bắn 570 phát vào các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraina và các khu định cư giáp giới tuyến. Quân đội Ukraina cho biết đã tiêu diệt 43 lính Nga và làm bị thương 93 người khác. Các đơn vị Ukraina cũng đang bị tổn thất.
“Chúng ta đang mất đi những thứ tốt nhất trong số những thứ tốt nhất. Bất kỳ cuộc tấn công nào cũng không thể thiếu nó, nhưng tất cả mọi người – từ một người lính đến một vị tướng – đều có mong muốn giải phóng các vùng đất phía nam của Ukraina”, người phát ngôn nói về những tổn thất nhân lực.
Như hãng tin “Pershiy Zaporizhia” đã viết, trong tuần qua, Lực lượng Phòng vệ Ukraina, với sự hỗ trợ của xe tăng, đã tiến 1.700 mét về phía nam và đông nam theo hướng Zaporizhzhia.
Anh Quốc ký hiệp ước gia nhập hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Liên Thành
Chính phủ Anh ngày 16/7 thông báo, nước này đã chính thức ký nghị định thư tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch đã ký văn kiện trên tại New Zealand, đưa Anh trở thành thành viên mới đầu tiên và quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi khối này được thành lập năm 2018.
Kế đến, chính phủ Anh sẽ thực hiện các bước cần thiết để phê chuẩn hiệp định, bao gồm quy trình giám sát của Nghị viện, trong khi các quốc gia thành viên khác của CPTPP hoàn thiện các tiến trình pháp lý của riêng từng nước.
CPTPP là một hiệp định thương mại mang tính bước ngoặt được thống nhất vào năm 2018 giữa 11 quốc gia bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Anh sẽ trở thành thành viên thứ 12 của hiệp ước cắt giảm các rào cản thương mại, khi nước này mong muốn tăng cường quan hệ ở Thái Bình Dương sau khi rời Liên minh châu Âu vào năm 2020.
Trung Quốc, Đài Loan, Ukraina, Costa Rica, Uruguay và Ecuador cũng đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP.