Liên Thành
Sau khi trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra ở Hoa Liên, Đài Loan, Tổng thống Thái Anh Văn trực tiếp ở trong Trung tâm Ứng phó Thảm họa, còn Phó Tổng thống Lại Thanh Đức đã đến Tòa nhà Sao Thiên Vương ở Hoa Liên để điều tra thiệt hại sau trận động đất. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng khi thảm họa xảy ra ở đại lục, các nhà lãnh đạo và quan chức địa phương cùng nhau biến mất, việc cứu trợ thiên tai diễn ra hỗn loạn. Do đó, họ khá xúc động khi so sánh tình hình tại hai bờ eo biển Đài Loan.
Một cư dân mạng có tên là “Shan” đăng rằng: “Ở đại lục, cơ bản là thiếu sự lãnh đạo. Lãnh đạo không ai quan tâm người dân chút nào, người dân đành phải tự lo cho mình! Điều nực cười hơn nữa là vào ngày lũ lụt, ông Tập Cận Bình đã đến Tây Tạng để thưởng thức phong cảnh cao nguyên!”.
Vào tháng 7/2021, lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Người dân lên mạng cầu cứu, nhưng ông Tập Cận Bình không đến vùng thảm họa mà đến Lhasa, Tây Tạng.
Từ cuối tháng 7/2023, nhiều nơi ở Trung Quốc hứng chịu lũ lụt. Mưa lớn và lũ lụt tấn công miền Bắc Trung Quốc vào đầu tháng 8/2023, sau đó tấn công mạnh vào vùng Đông Bắc, Trung Quốc. Tại Trác Châu, Hà Bắc, một khu vực rộng lớn bị ngập do xả lũ, khiến các nạn nhân không có tiền và không có nhà cửa. Bất chấp lũ lụt khủng khiếp, không có ai trong số 7 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc có mặt tại khu vực thảm họa.
Có lẽ do áp lực của dư luận, truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã của nhà nước TQ đã đăng bài trong 2 ngày liên tiếp là 5 và 6/8/2023 nói rằng ông Tập Cận Bình “đích thân chỉ huy” chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai từ xa.
Một tháng sau khi mưa lớn đổ bộ vào vùng Đông Bắc Trung Quốc, vào ngày 8/9/2023, ông Tập Cận Bình xuất hiện tại khu vực bị thiên tai là Hắc Long Giang sau khi nước rút. Ông nói rằng ông “lo ngại về những khu vực bị thiên tai”.
Có rất nhiều cuộc thảo luận trên mạng về việc tại sao ông Tập Cận Bình không tới vùng thảm họa trong đợt lũ lụt bùng phát. Hồ Bình (胡平), một học giả sống ở Mỹ, cho biết trên mạng xã hội X rằng, chủ yếu là vì lý do an toàn, việc duy trì an ninh ở trong khu vực xảy ra thảm họa là khó khăn, nên ông Tập Cận Bình lo lắng.
Nhiều cư dân mạng ca ngợi sự lãnh đạo của các quan chức Đài Loan về việc cứu trợ thiên tai, đồng thời châm biếm ĐCSTQ:
Một tài khoản có tên Thi Cốt Ngô Bì viết: “Họ không khoe khoang khi đối phó với thảm họa. Kiểu đưa tin đơn giản và rõ ràng, camera quay từ góc thấp. Người dân không phải cúi đầu cầu xin sự cứu trợ, vì đó là công việc của các nhà lãnh đạo. Vì các nhà lãnh đạo đã được dân bầu cử và đã tuyên bố trung thành với người dân nên họ phải giữ lời và làm điều đó. Nói một cách đơn giản: đây là Đài Loan dân chủ!
Một tài khoản có tên Lý Thế Bình viết: “Tại sao chúng ta không thể thống nhất? Chẳng phải là sẽ tốt hơn nếu giao toàn bộ lục địa Trung Quốc cho Trung Hoa Dân Quốc sao?”.
Tài khoản mạng có tên Mao Lợi Vũ Ninh viết : “Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ đối xử với công dân của mình như con người”.
Ngoài ra, một cư dân mạng còn đăng tải một đoạn video quay cảnh các công chức Đài Loan ở vùng bị thiên tai với chức danh và tên in trên áo vest, trực tiếp làm việc tại chỗ ở khu vực bị thiên tai.
台湾灾区台湾公务员马甲上印有职务、姓名,灾区现场办公。 pic.twitter.com/55DY5uRCgc— 小明 (@yulin18494807) April 4, 2024
Năm ngoái, khi lũ lụt hoành hành ở Trác Châu, Hà Bắc trong hơn một tuần, hai quan chức đứng đầu khu vực là Thành ủy Trác Châu Thái Vĩ Hoá 蔡炜华 và Thị trưởng Lý Hiến Phong 李献峰 đã biến mất. Hai người này không có mặt để đối phó với thảm họa hoặc trực tiếp cứu trợ thiên tai, khiến dư luận phẫn nộ.