Mỗi khi đêm xuống, hàng nghìn người biểu tình lại tập trung ở đường phố trước tòa Quốc hội Gruzia (Georgia) phản đối quyết định đóng băng các thảo luận về gia nhập EU. “Pháo hoa là phương tiện duy nhất để chúng tôi tự vệ trước cảnh sát,” một người biểu tình nói với Reuters. Cảnh sát cho hay cái gọi là “pháp hoa” này là hàng bị cấm, và chúng làm cảnh sát bị thương. Chính phủ của Đảng Georgia Dream cáo buộc rằng phương Tây tiến hành cách mạng màu ở nước này, nhằm tái diễn Maidan năm 2014 ở Kiev Ukraine. Chính phủ cáo buộc phương Tây thông qua cơ cấu NGO để can thiệp phi pháp vào nội bộ Gruzia, mà ở đất nước chỉ có 3,7 triệu dân này mà đã có tới 30.000 NGO đang hoạt động. Phe đối lập, dẫn đầu bởi tổng thống, tuyên bố rằng chính phủ là phi pháp, và bà tổng thống người Pháp này từ chối rời khỏi ghế tổng thống sau khi mãn nhiệm.
Theo Reuters đưa tin hôm Thứ Sáu, biểu tình bạo động hàng đêm tại thủ đô Tbilisi vẫn tiếp diễn.
Trong khi cảnh sát buộc phải dùng tới hơi cay, vòi phun nước, thì hàng ngàn người biểu tình trong tuần qua đã dùng tới pháo hoa. Tính đến nay khoảng 300 người biểu tình đã bị bắt.
“Pháo hoa là phương tiện duy nhất để chúng tôi tự vệ trước cảnh sát,” một người biểu tình nói với phóng viên Reuters, và đổ lỗi rằng người biểu tình buộc phải dùng bạo lực là do cảnh sát đã dùng bạo lực để tấn công họ.
Cái gọi là “pháo hoa” này không phải là cái pháo hoa mà người ta vẫn thường hiểu. Reuters báo cáo rằng trong 1 đoạn video có thể thấy cảnh một người biểu tình vác ống phóng pháo hoa trên vai, và bắn pháo hoa trông rất nguy hiểm.
Theo Reuters báo cáo, cảnh sát đã cấm những thứ đồ nguy hiểm này. Họ đã phát hiện các pháo hoa cùng vật liệu chế tạo ra bom xăng tại trụ sở làm việc của đảng đối lập trong tuần này. Nhóm đối lập phủ nhận, và nói rằng đó là cảnh sát gài tang vật.
Reuters báo cáo rằng có hãng bán pháo hoa cứ dựng quầy ở nơi gần đó để bán hàng vào thời điểm những người biểu tình bắt đầu tập trung.
NGO tại Gruzia (Georgia)
Theo một báo cáo ngày 10/9 của Euro News, có đến 30.000 NGO đang hoạt động (active) ở Gruzia, đất nước chỉ có 3,7 triệu dân.
Theo luật mà chính phủ của Đảng Gruzia Dream ban hành, thì trước 2/9/2024, tất cả các NGO nào mà có 20% trở lên trong quỹ tài trợ đến từ nước ngoài, thì buộc phải đăng ký điều đó với nhà nước, và NGO đó sẽ được xem là cơ cấu mà có lợi ích liên quan tới nước ngoài. Nếu không, sẽ phải chịu phạt với 8.399 euro ban đầu, và 6.712 euro hàng tháng.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo đó của EuroNews, khi hết hạn 2/9, chỉ có 469 NGO đăng ký, thể hiện sự bất hợp tác nghiêm trọng của các NGO đối với chính phủ.
Khi luật này được ban hành, các NGO do nước ngoài hậu thuẫn đã kích động biểu tình bạo động, gọi luật đó là “luật Nga”. Trong khi đó, luật này về căn bản cũng là giống với luật FARA của Mỹ, có hiệu lực từ 1938 cho đến nay.
Luật FARA của Mỹ được đưa ra và có hiệu lực từ năm 1938, để chống lại sự ảnh hưởng tuyên truyền từ phe phát xít. Trong đó bắt buộc các tổ chức hay cá nhân nào ở Mỹ nếu nhận tài trợ từ nước ngoài cho các hoạt động chính trị của mình, thì phải đăng ký và minh bạch nguồn tài chính này. Vi phạm luật này thì sẽ có thể bị phạt tới 10.000 USD và 5 năm tù giam.
Năm 2012, để chống lại cách phương Tây thông qua hình thức các tổ chức NGO (tổ chức phi lợi nhuận) để can thiệp nội bộ của mình, Nga đã ban hành luật tương tự.
Năm 2014, trong chính biến Maidan Kiev, có những người biểu tình đã trả lời phóng viên rằng họ được NGO cho tiền để đi biểu tình. Các biểu tình dài nhiều ngày, có tổ chức, là do các NGO này đứng sau.
Chính quyền Gruzia cáo buộc phương Tây dùng chiêu bài gia nhập EU để tống tiền nước họ, kết hợp với NGO để tái diễn đảo chính Maidan 2014. Mỹ và EU cáo buộc rằng bầu cử vừa qua ở Gruzia là gian lận, chính quyền hiện nay là phi pháp, luật đòi đăng ký NGO là “luật Nga”, và hành động của chính quyền đối với các NGO và người biểu tình là vi phạm nhân quyền và tự do dân chủ.
Tham khảo, theo một báo cáo năm 2023, Việt Nam 100 triệu dân, có 388 NGO nước ngoài, 148 từ Châu Âu, 118 từ Châu Á – Thái Bình Dương, 122 từ Bắc Mỹ.
Nhật Tân