Văn hóa trong thời kỳ corona

Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

Hình ảnh trên tài khoản Twitter của Orchestra Sinfonica di Milano

Nhà hát nổi tiếng thế giới Teatro La Fenice ở Venice vẫn hoàn toàn im lặng khi tứ tấu đàn dây Dafne string bước lên sân khấu. Các nghệ sĩ bước lên và cầm lấy cây vĩ — bất chấp sự thật là không có bất cứ khán giả nào trong khán phòng rộng lớn, vốn có sức chứa trên 1.000 người. Khi bốn nghệ sĩ ngồi xuống ghế, nghệ sĩ violin Federica Barbali không khỏi cười mỉm trước hoàn cảnh khác thường này.

Trong một khoảnh khắc, người ta có thể nghe cả tiếng rơi của một ghim xuống nhà hát theo phong cách kiến trúc rococo tráng lệ được xây vào năm 1792 này. Sau đó nhóm tứ tấu bắt đầu biểu diễn bản tứ tấu dây số 4, Op.18 của Ludwig van Beethoven. Và khi âm nhạc bắt đầu, người ta chợt nhận ra là mình đang nghe nhạc một cách thoải mái tại chính ngôi nhà mình, chứ không phải nhà hát như mọi lần.

Buổi hòa nhạc phải được diễn ra

Nhà hát Teatro La Fenice quyết định biểu điễn trực tuyến buổi hòa nhạc, vì Úc đang bị đặt dưới tình trạng đóng cửa quốc gia. Các sự kiện văn hóa đều bị hủy bỏ trên khắp Úc và châu Âu trở thành một nơi bùng phát dịch bệnh do coronavirus gây ra. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả đời sống công cộng đều dừng lại; trong một quy củ nhất định thì đời sống văn hóa vẫn tiếp tục, các tổ chức đều tổ chức các sự kiện văn hóa với những hình thức mới cho các sự kiện văn hóa của mình.

Trên Twitter, buổi hòa nhạc của Teatro La Fenice được truyền đi, nó là một trong nhiều sự kiện được chia sẻ với từ khóa #iorestoacasa (tôi vẫn đang ở nhà). Những người Ý từ khắp đất nước đang sử dụng từ khóa này để nói về đời sống của họ trong những điều kiện cách ly và chứng tỏ tình đoàn kết với những người đang bị coronavirus lây nhiễm.

Nhưng trong đêm hòa nhạc đặc biệt này, đó còn là một cảm giác về sự gắn kết với cả nhóm tứ tấu đàn dây, vốn đang biểu diễn trong những điều kiện độc nhất vô nhị so với trước đây. Khi các khán giả online tiếp tục bình luận về buổi trình diễn, phần lớn đều biểu lộ sự biết ơn đối với buổi hòa nhạc tuyệt đẹp, một khán giả nhắc nhở người khác là họ đang xem một buổi hòa nhạc – bằng cách ra dấu hiệu cho họ trên thực tại số khi như khi họ đang cùng ở trong nhà hát.

Tứ tấu Dafne không phải là nhóm nhạc duy nhất phải áp dụng giải pháp biểu diễn trực tuyến trong những thời điểm đầy thách thức này. Dàn nhạc giao hưởng Giuseppe Verdi tại Milan đã buộc phải chơi trong một nhà hát trống vắng khán giả vào đầu tháng 3 vừa qua trong khi truyền buổi hòa nhạc trên mạng. Từ khóa học lựa chọn trong suốt thời điểm truyền sóng có lẽ mang đậm chất thơ hơn: #Lamusicanonsiferma — âm nhạc không là kết thúc.

Ở quốc gia láng giềng Thụy Sĩ, Dàn nhạc Lucerne đã tìm ra một giải pháp khác. Sau khi trở về từ một chuyến lưu diễn ở Bắc Ý vào tháng qua, tất cả các nghệ sĩ đều bị cách ly tại chỗ. Đối mặt với vấn đề trái ngược là có một khán phòng tràn ngập khán giả nhưng không dàn nhạc chơi trong một buổi tình diễn vở opera Salome của Richard Strauss, ban giám đốc quyết định mời một nghệ sĩ piano chơi bản chuyển soạn.

Không quốc gia nào trên thế giới rơi vào cảnh khủng hoảng vì coronavirus gây ra hơn Trung Quốc, nơi dàn nhạc giao hưởng Thượng hải bị buộc phải hủy bỏ các buổi hoà nhạc của mình. Thay vì biểu diễn trên sân khấu, nhiều nghệ sĩ đã lên WeChat – một nền tảng mạng xã hội nổi tiếng của  Trung Quốc, để chia sẻ các video bài tập âm nhạc của mình tại nhà cũng như các video được dàn dựng.

Các bảo tàng ở Trung Quốc cũng bắt đầu chia sẻ các bài viết trên các nền tảng truyền thông xã hội về các bộ sưu tập của mình trong tháng Giêng với hi vọng sẽ giúp cho những người bị cách ly vượt qua khỏi sự buồn chán.

Giải pháp lâu dài?

Khi coronavirus đến Đức, phần lớn các nhà hát và phòng hòa nhạc đều quyết định thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của vùng về những sự kiện công cộng có nhiều người tham gia. Tại Cologne, dàn nhạc Gürzenich đã hủy bỏ tất cả các sự kiện với lượng khán giả trên 1.000 người tham gia theo khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn cho đến khi hết dịch.

Geoffry Wharton, nghệ sĩ Mĩ và là người giữ vị trí concertmaster của dàn nhạc Gürzenich trong vòng hơn 30 năm qua, cho biết trong sự nghiệp của mình, chưa khi nào ông thấy bất kỳ thứ nào như những biện pháp thực thi hiện nay. “Tôi đã từng chứng kiến nhiều sự kiện bị hủy bỏ nhưng không thấy điều nào như hiện nay. Điều tôi thấy gần gũi nhất có thể là một trải nghiệm về ngày 11/9/2001. Không ai biết điều đúng đắn nhất cần làm là gì. Rõ ràng là buổi hòa nhạc bị dừng lại nhưng tất cả các nghệ sĩ đều có mặt ở đó”.

Giống như các dàn nhạc ở Úc, dàn nhạc Gürzenich cũng quyết định thay vì hủy bỏ buổi hòa nhạc, họ chọn phát trực tiếp buổi biểu diễn qua mạng. Wharton nói ông cảm thấy hạnh phúc khi thấy dàn nhạc đang cố thử nghiệm những điều mới, khi theo sát buổi biểu diễn theo thời gian thực. Dẫu vậy, ông cho biết thêm nó có thể không là một giải pháp bền vững trong một thời gian dài: “Thật hay khi dàn nhạc có thể trình diễn theo cách này nhưng thực tế là mọi người vẫn muốn tới các phòng hoàn hạc để thưởng thức âm nhạc. và khi họ phải ở nhà trong nhiều tháng, mô hình biểu diễn trực tuyến có thể không là giải pháp khả thi, Wharton nói.

“Và đây là nơi tôi cảm thấy lo lắng cho nhiều đồng nghiệp và bạn bè tôi, những người hành nghề tự do. Không ai biết điều gì sẽ thực sự xảy ra với những nghệ sĩ tự do với những buổi biểu diễn không thể diễn ra”.

Tô Vân dịch

Nguồnhttps://www.dw.com/en/culture-in-the-time-of-corona/a-52739306

Related posts