Võ Quang Yến
Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
Đông Hồ
Người Huế đi xa Huế thì nhớ nhung gì? Tà áo tím phất phới chiều thu trên cầu Trường Tiền, điệu hò mải nhì đêm trăng dạo đò trên dòng Hương Giang, dĩa cơm nguội hấp dẫn trưa hè trong quán cơm Cồn Hến, những đóa hoa đủ màu phơi bày sắc đẹp mùa xuân trong đầm sen hồ Tĩnh Tâm, cảnh tình nên thơ mây nước sống động chiều vàng trên đồi cao Vọng Cảnh, nữ sinh áo trắng nhộn nhịp huyên náo vào giờ hết học trước trường Đồng Khánh, … ? Hay ngồi trầm ngâm trước một chiếc nón lá biết bao tình cảm dạt dào, chỉ là một chiếc nón đơn sơ trắng tinh nhưng qua tia sáng hiện lên một câu thơ trữ tình gợi lại biết bao kỷ niệm một thời ngây thơ trong trắng tưởng như sinh ra trong đời chỉ có một việc là yêu ! Đặc sản văn hóa Huế, chiếc nón bài thơ là món quà đặc sắc rẽ tiền, nhẹ mang, mà ngươi con về viếng thăm quê cũ hay khách phương xa lại vui thú du lịch không thể quên đem về làm quà lưu niệm mỗi khi đã sống những ngày rạo rực trong lòng kinh đô miền Trung…
.
Một tác phẩm nghệ thuật thanh thoát nhẹ nhàng được dùng trong đời sống hằng ngày, gắn mình vào bộ tóc đen mượt của người phụ nữ, chiếc nón lá đơn thuần qua thời gian đã kết hợp cùng với tà áo dài thành một biểu tượng của đất Thần kinh. Theo truyền tụng, chiếc nón bài thơ là do một nghê nhân yêu thơ, ông Bùi Quang Bặc ở làng Tây Hồ ((xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) nghĩ ra và thực hiện trong lúc chằm nón cuối thập niên 1950. Yêu thơ trong lòng một người thợ chế tạo chiếc nón không có gì thích thú hơn là cho luồn vào trong vành nón bài thơ mình chọn nếu không là cúa chính mình làm ra. Ngày nay, biết bao thi sĩ đã dùng tranh vẻ của mình hay của các họa sĩ để mnh họa tác phẩm mình viết, cũng có những văn sĩ lấy ảnh chụp giải thích hay chỉ làm đẹp luận văn mình làm. Người ta bảo hai câu thơ đầu tiên mộc mạc ông Bặc cho luồn vào nón nói lên ý chí của ông :Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà
Làng nón bài thơMấy câu sau không luồn trên nón, cũng không biết ông cho vào đâu, không kém tình tứ và giải thich phần nào cô gái Huế thích đội nón trên đầu :Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội,nắng mưa trên đầu
Trời có nắng đâu mà em đội nón
Em đội là để có duyên đây mà
Chiếc nón đơn sơ cần thiết ban đầu, dần dần như tà áo dài biến cách đổi dạng tuy vẫn giữ mục tiêu như xưa. Kích thước vẫn như trước, thay đổi chăng chỉ là nguyên liệu, cách làm và trang trí. Sản phẩm thủ công, nón không cần máy mà chỉ làm bằng tay. Trước hết là đóng khung và tạo vành. Khung nón thợ chằm tự làm hay đăt thợ chuyên môn, có thể theo ý muốn của người đăt, tựa như một cái mái nhà gồm có 16 thanh gỗ ghép lại khớp nhau ở đỉnh, 16 vành tre chải chuốt đều đặng tròn nhẵn sắp lên các thanh gồ quanh đỉnh, đường kính lớn dần cho đến chân nón. Từ khâu đầu nầy, cô thợ chằm nón đã phải khéo tay, cẩn thận sao cho các vành đều đặn cách nhau, như vậy bộ nón mới được hài hòa. Công đoạn nầy cũng như các công đoạn sau (nghe nói 15), các nón chằm cho người dân quê bần cùng hay cho nàng công chủa giàu sang đều đòi hỏi ở cô thợ những ngón tay khéo léo và một sự chú ý không ngừng. Quen làm thì những cử động nầy nối tiếp nhau rất lanh chóng. Tôi không nhận thấy một cây thước đo…Công đoạn tiếp theo là lợp lá. Lá non (người sành bảo là của cây bồ qui diệp) hái trên rừng đem về hay lá dừa, lá gồi xanh lạt mua ngoài chợ, phơi sương, sấy, ủi nhiều lần cho thật phẳng, thật láng rồi mới đem xây, lợp. Ngang đây, cần bàn tay khéo léo của thợ làm để khi chèm thành lớp, lá không chồng chất lên nhau để giữ nón luôn thanh và mỏng. Nón Huế bao giờ cũng được xây từ hai lớp. Mũi kim đều, để kẻ lá ôm chùm khít nhau, cũng đóng góp vào chiếc nón nhẹ và đẹp. Chóp nón cần có một cái soài chỉ ngủ sắc nhiều màu làm tăng thêm vẽ đặc sắc của nón. Công đoạn cuối cùng là phủ dầu nhiều lần và phơi nắng cho vừa đẹp vừa bền
.
Chiếc. nón gần như bức thư, chủ nhân (để không nói tác giả) gởi gắm tâm sự của mình đến người nhận. Cũng như trong bức thư tình, chủ nhân không viết thẳng giấy trắng mực đen mà nói bóng nói gió, văn chương chừng nào hay chừng nấy. Vì vậy, cách thức tiện lợi nhất, tự nhiên nhất và cũng là kín đáo, là qua câu thơ nói lên tâm tình. Câu thơ nầy, thợ chằm nón cho kèm giữa hai lóp lá, Nhưng không phải ai cũng biết làm thơ nhất là thơ hay, chi bằng mượn tác phẩm của các thi sĩ sành làm thơ. Nếu câu thơ, bài thơ không nói được hết tâm tình thì cho thêm những hình vẻ, ở Huế không thiếu gì các danh lam thắng cảnh : sông Hương, núi Ngự, Thiên Mụ, Trường Tiền,…Các chủ đề nầy không giới hạn và người bán hàng nón không ngần ngại đặt những nón có bất cứ hình vẻ gì. Nhưng thơ không bao giờ cũng hay, hình vẻ không bao giờ cũng đẹp. Ngừơi bán hàng nón đã bỏ tiền mua mẫu hình cần phải thu vốn lại đồng thời kiếm thêm tiền lời nên không ngần ngại đặt làm số lớn nón. Ai cũng biết câu thơ dù hay bao nhiêu, hình vẻ dù đẹp bao nhiêu, nón sản xuất hằng loat thì dù thể nào cũng mất đi ít nhiều ý nhị, nét duyên dáng, trở nên mẫu hàng buôn bán thường ngày. Thật ra, nếu nón làm ra chỉ để xem như một bức tranh thì thơ hay, hình đẹp là đủ, nhưng chiếc nón còn được dùng trong nhiều có hội khác. Lợi ích ban đầu là che nắng, đở mưa. Thường quen đội mủ gò bó trong mồ hôi đầm đìa mới thấy chiếc nón thoáng khí làm sao ! Vành nón ngăn nắng, mưa tạt thẳng vào mặt, lắm khi bất tiện. Bất tiện hơn là nón nhẹ, phải cầm tay giữ, không thì qua cầu gió bay (không chỉ có áo mới bay được) !
Tôi còn nhớ hồi chinh chiến, cầu Trường Tiền sụp đổ, ở Huế qua sông Hương phải dùng đò Thừa Phủ. Các nữ sinh Đồng Khánh áo dài trắng xóa chen nhau khúc khich trên mạn đò, thế là giữa dòng sông, mấy cậu học sinh nghịch ngợm đua nhau vọc nước rải lên mấy cô. Họ chỉ có thể dương nón tự vệ và vừa cười vừa la ó… Ngay trên bộ, khi mấy o được (hay bị) ngó có phần sỗ sàng, cũng núp sau chiếc nón. Sau nầy tôi mới biết các o có chich trên đỉnh nón một cái lỗ nhỏ, bên ngoài không thẩy, để nhìn mấy chàng. Cũng thật tiện khi trên sông các cô dùng nón múc nước uống (thời nước sông còn sạch, uống được), núp đưới bóng cây dùng nón làm quạt cũng hay,…Khi cần ngồi dưới đất, ví chi ngồi chỏ hỏ, dân quê thường ngồi thẳng lên vành nón lật ngửa. Nón cần phải dai, bền cũng vì dùng đủ cách ngoài cản mưa che nắng. Có những trường đặc biệt một tên nón mới được đặt ra. Thường những bà quyền quý thích đội nón quai găng, vật liệu và lối chằm có phần hoàn thiện hơn và nhất là trang trí cũng nhiều màu sắc hơn. Nón quai găng Bình Định hay nón Gò Găng Phương Thành, tên phường thuộc xã An Nhơn, nơi có bán nhiều nhất, kết hợp hai nón bài thơ xứ Huế đài các, nhẹ đẹp và nón ngựa (làm bằng lá dừa) ngày xưa của dân lao động một nắng hai sương. Vành bằng tre cật, trên đỉnh gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, ly, qui, phụng. quai nón bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua nên giá thành nón gò găng tương đối đắt. Ðám cưới ở các vùng làm nón, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón, đi ngựa. Nhà nào nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Ca dao ghi nhận:Cưới nàng đôi nón Gò Găng
Xấp lãnh An Thái một khăn trầu nguồn
Ở ngoài miền Bắc xưa kia các liền chị mặc áo tứ thân thì phải đội khăn mỏ quạ, đeo nón quai thao. (xem Võ Quang Yến : Chiếc nón quai thao Kinh Bắc, Chim Việt Cành Nam 58 11.02.2015). Nón quai thao (còn gọi nón ba tầm, nón dẹt, nón thúng, nón chủng, nón Nghệ,…) và áo tứ thân (còn gọi áo mớ ba mớ bảy) là hai bộ phận quan trọng nhất trong di sản văn hoá y phục quan họ Kinh Bắc. Nếu chiếc áo tứ thân nửa kín nửa hở làm xao xuyến đấng nam nhi, nón quai thao sang, đẹp được xem như mang nặng câu hát trữ tình.Ai làm chiếc nón quai thao,
Để anh thương nhớ ra vào không nguôiĐối chiếu với chiếc nón đẹp thuộc về quá khứ nầy, miền Nam chỉ dưa ra chiếc nón lá đương thời binh dị hợp với áo bà ba, khăn rằn và quần đen thành bộ y phục phụ nữ sông Cửu Long. Ở đâu cũng có, chế tạo ngay tại chỗ, nón lá thông hơi, không bịt kín đầu óc, không níu giữ mồ hôi, giải quyết tự nhiên một vấn đề vệ sinh không cần đặt ra.
Nón lá đội nghiêng coi thường cơn sống dữ.
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời.
Ngoài ra tùy hình thức, tùy vật liệu còn có một số các nón lá khác. Thời xưa, thường được định vào khoảng Trần Lý, nay có tác giả dựa theo tranh ảnh xác định thời Lê Trung Hưng bắt dầu tư thế kỷ X, lính tráng đội nón dấu tức là nón có chóp nhọn. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông hạ lệnh cấm dân gian chế tạo và buôn bán các loại nón dùng trong quân đội như: nón màu trắng ngà, nón da, nón Thủy ma và nón son của quân túc vệ. Thời vua Lê Hiến Tông quy định: quan võ tứ, ngũ phẩm thì đội nón bạc, quan võ lục phẩm trở xuống đội nón son. Ðặc biệt cho lính tráng còn có nón gõ làm bãng rơm, nón khua cho lính hầu các quan. Về hình thức có thể kể nón thúng (hình tròn bầu giống cái thúng), nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái cháo), nón lá sen còn gọi nón liên diệp, nón cạp dành cho người có tang.
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Nhiều sử gia đã tìm nhận ra chiếc nón trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp dồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 trước TC. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn nhận ra Thuận Hóa, vào khoảng các thế kỷ XVI, XVII, đã là nơi sản xuất nón lá từ hơn 300-400 năm về trước. Do nhu cầu của cuộc sống các vương triều phong kiến nhà Nguyễn (143 năm: 1802-1945) và do sự phân công lao động trong xã hội, vì vậy, nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng trên vùng đất Huế đã được hình thành, phát triển và tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong số đó có những làng nón truyền thống như Dạ Lê, Kim Long, Tây Hồ, đặc biệt làng nón Bài Thơ, các phường Đốc Sơ, Phủ Cam thành phó Huế. Vật dụng khá tiến lợi, nón lá lại phù hợp với, khí hậu nhiệt đới nỏng ẩm, giá rẻ, dễ dùng, dễ mua, ở đâu cũng có bán, nón Huế rất được ưa chuộng. Nón bài thơ, tuy chỉ ra đời gần đây (1959-1960), đánh trúng vào thị hiếu các cô, các bà, nhất các cô học sinh, dù muốn dù không, lúc nào cũng cố làm tăng vẻ đẹp của mình. Trong chốn đền đài uy nghiêm, cũng như trên cánh đồng lúa chín, chiếc nón bài thơ làm tăng thêm vẻ yêu kiều vốn đă có sẵn. Nhờ khách du lịch, chiếc nón Huế được vang đội từ trung ra bắc, từ trung vào nam, qua khách du lịch tung ra thị trường tứ xứ năm châu, nhất là các tỉnh miền Nam giải thích mấy chữ đầu câu hát
Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà
Làng nón bài thơTại Paris, nón lá không thấy ngoài đường như ở Việt Nam nhưng các cô thích diện trong các buổi lễ ở nhà hát, trước sân chùa, rõ ràng nhất là trong các cuộc biểu diễn trên sân khấu. Chuyến đi từ đồng ruông lúa chín vàng Huế đến sân khấu sáng rực Paris là cả hành trình mấy chục năm, trải qua các thời gian hòa bình, chiến tranh. Linh hồn Việt Nam vẫn luôn còn đó, ở đâu có người Việt ở là ở đấy có biểu diễn văn hóa dòng dõi con Rồng cháu Tiên, đậm nét duyên dáng đất nước Thần kinh.
Ðọc thêm
-Nguyễn Tong Tạo, Vĩnh biệt tác giả “Gửi em chiếc nón bài thơ”
Văn Nghệ 01.04-2014
-Khánh Hà, Chiếc nón bài thơ Huế – nét duyên dáng của người con gái, Thừa Thiên Huế cuối tuần, 11.05.2011
-Kim Anh, Làng nghề làm nón Huế, VNExpress, 24.09.2013
-Nguyễn Oanh, Quê hương của chiếc nón bài thơ, Báo ảnh Việt Nam, 29.05.2017 -Lê Chung, Về đâu nón bài thơ xứ Huế?Tổ Quốc, 20.06.2018
-Túy Phong, Về xứ Huế thăm làng nón bài thơ Tây Hồ, Điểm thăm quan Huế Bazan
-Thái Nguyễn, Người phụ nữ một tay hơn 40 năm ngồi khâu nón lá Huế, Phụ nữ 21.08.2018
-Phương Thảo, Nguồn gốc nón lá Huế, Khoa hoc Phát triển 29.05.20
-Thanh Bình, Kỳ lạ ngôi làng phân biệt được lá đực lá cái làm nên chiếc nón huyền thoại, Người đưa tin, 25.11.2018
-Thanh Phong, Nghề cổ đất Việt-Kỳ 7: Nón Tây Hồ–Chiếc nón bài thơ tri thứcVN19.05.2017