- Nguyễn Quân
Đêm 13/11, bão Vamco (bão số 13) đã tăng cấp và mạnh lên thành cuồng phong 3 (CAT 3), di chuyển thẳng vào miền Trung với đường kính mắt bão lên đến 25km – TS Nguyễn Ngọc Huy, Cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai của tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát cảnh báo.
Vào thời điểm trên, mắt bão rất rõ với đường kính mắt bão lên đến 25km. Đây là đường kính mắt bão lớn nhất từng được ghi nhận của một cơn bão đi vào Biển Đông – TS Huy nhận định. “Đường kính cơn bão rất lớn, lên đến 527km. Nếu chúng ta so sánh thì sẽ bằng chiều dài từ Quảng Nam đến Hà Tĩnh”.
Ông Huy dự báo cơn bão sẽ duy trì ở CAT 3 trong vòng 6 giờ tới (tính từ 23h ngày 13/11) sau đó sẽ tiếp xúc gần hơn với vùng biển lạnh 26,5 độ C và giảm còn CAT 2 với vận tốc gió từ 154-177km/h.
Bão sẽ duy trì CAT 2 khi tiếp cận vùng ven biển cách bờ 120km các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Bình. Do bán kính bão lớn nên bão sẽ giảm cấp còn CAT 1 với vận tốc gió từ 119-130km/h khi tiếp cận bờ biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Bình.
Khi cách bờ 200km, bão sẽ đổi hướng và đi dọc theo hướng Tây-Tây Bắc. Dự kiến tâm bão sẽ đổ bộ vào đất liền vào khoảng sáng sớm ngày 15/11.
Tuy nhiên, ông Huy đặc biệt lưu ý: Do bán kính bão lớn nên vùng gió mạnh của vành đĩa trước của bão sẽ tiếp cận bờ biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Huế từ sáng sớm ngày 15/11 (khoảng 1h sáng).
Khu vực tiếp xúc với gió bão lớn lần lượt từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị và đến Quảng Bình. Một phần gió mạnh cũng ảnh hưởng đến Quảng Ngãi và Hà Tĩnh.
Sóng biển sẽ cao 7-8m gần bờ. Triều cường tăng lên 1m.
Ông Huy cho biết có một yếu tố có thể khiến bão giảm cấp là nhiệt độ mặt biển gần bờ lúc này đang là 25,5 – 26 độ C. Tuy nhiên, khoảng không gian có nhiệt độ thấp này chỉ 50km gần bờ trong khi bán kính bão rất lớn, đi với tốc độ nhanh nên dù giảm cấp thì khi vào bờ bão vẫn lớn.
Tại bản tin cập nhật của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 8h sáng nay, 14/11, vị trí tâm bão đang cách Đà Nẵng khoảng 322km, Thừa Thiên Huế khoảng 416km, Quảng Trị khoảng 467km. Sức gió mạnh nhất lên tới cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20km/h.
Trong ngày hôm nay, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) sẽ có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 5-7m, vùng gần tâm bão 9-11m; biển động dữ dội.
Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm và Hòn Ngư) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; biển động rất dữ dội. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5 – 1m.
Từ sáng và trưa nay, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi, gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Mưa to đến rất to sẽ đổ xuống từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam từ ngày 14-16/11, với lượng mưa từ 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150mm/đợt.
Khuyến cáo ứng phó với cuồng phong bão số 13:Người dân sống trong nhà nhà cấp 4, lợp tôn, ngói, tường bị ngâm nước trong các đợt lụt vừa qua cần phải SƠ TÁN lập tức. Nơi tránh trú tốt nhất là nhà kiên cố 2 tầng ở cùng khu dân cư. Việc sơ tán phải hoàn thành trước 19h ngày 14/11.Các giàn giáo công trình xây dựng, bảng quảng cáo ngoài trời phải được hạ xuống trước 16h ngày 14/11Người dân khu vực ven biển nên sơ tán vào sâu trong đất liền. Các tàu thuyền nên di chuyển vào trong các sông bên trong đất liền, hoặc nếu kịp thì nên di chuyển về phía Nam. Các thuyền nhỏ đên kéo lên bờ và neo cột lại ở các công trình kiên cố.Tuyệt đối không đi ra ngoài đường vào thời gian từ 21h ngày 14/11 đến hết ngày 15/11.Hãy sạc đầy điện thoại, chuẩn bị thêm ắc quy nếu có thể. Bão có thể gây mất điện diện rộng dài ngày.Hãy chuẩn bị nhu yếu phẩm, dự phòng cho 1 tuần đề phòng trường hợp lụt lên cao sau khi bão vào.Cần đề phòng lụt ở khu vực đô thị, lũ quét và sạt lở đất ở các huyện phía Tây, đặc biệt là khu vực Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế – nơi đất đã ngậm no nước trong các đợt mưa kéo dài vừa qua.TS Nguyễn Ngọc Huy |
Nguyễn Quân