Hàn Dương
Gần đây, tàu sân bay “Liêu Ninh” và “Sơn Đông” của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, khiến Nhật Bản, Đài Loan cũng như các nước láng giềng ở Biển Đông vô cùng lo ngại. Mục tiêu của ĐCSTQ rõ ràng là phô trương cơ bắp quân sự của mình với các nước láng giềng, đồng thời cho Mỹ thấy sức mạnh hải quân và khả năng “chống tiếp cận/ từ chối xâm nhập khu vực” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xây dựng căn cứ trên các đảo.
Tuy nhiên, vào ngày 4/4, quân đội Mỹ đã công bố một bức ảnh cho thấy tàu khu trục “Musstin” và “Liêu Ninh” đi song song với nhau ở khoảng cách rất gần, và thuyền trưởng của tàu “Musstin” đang thoải mái gác chân lên nhìn ngắm Liêu Ninh cùng với thuyền phó trên boong tàu của mình. Mục đích của việc Hoa Kỳ công bố các bức ảnh rõ ràng là để nói với ĐCSTQ rằng sự hình thành của nhóm tấn công “Liêu Ninh” đã bị quân đội Hoa Kỳ phá vỡ một cách dễ dàng, khiến ĐCSTQ khá lúng túng.
Không ngờ, ngày 26/4, đoàn tàu “Liêu Ninh” lại bị một khu trục hạm khác của Mỹ “nhảy” vào giữa đội hình. Khu trục hạm của Mỹ đi cùng trong hàng ngũ với “Liêu Ninh”, điều này có nghĩa là “Liêu Ninh” một lần nữa bị quân đội Mỹ “bẻ nhánh” thành công.
Ngoài ra, “Liêu Ninh” cũng được phát hiện bởi vệ tinh, nó đã ở lại vùng biển phía đông của đảo Hải Nam cả ngày mà không có chuyển động, điều này làm dấy lên nhiều suy đoán từ thế giới bên ngoài. Người ta nghi ngờ rằng “Liêu Ninh” đã gặp nạn, mất điện hoặc bị tác chiến điện tử của quân đội Mỹ can thiệp thành công khiến “Liêu Ninh” mất kiểm soát.
Ban đầu, “Liêu Ninh” là một vũ khí tuyên truyền hạng nặng được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy sức mạnh chiến đấu, tuy nhiên các sự kiện trong năm nay đã khiến chính quyền Bắc Kinh khá lúng túng. Ngày 29/4, ĐCSTQ thông báo rằng Thiếu tướng Tống Học, cựu tham mưu trưởng Hải quân, bị nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”, đồng thời bị loại bỏ tư cách đại biểu trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và bị điều tra.
Như đã nói trong bản tin hôm qua, Tống Học là một trong những nhân vật chính của dự án “Liêu Ninh”, từng phụ trách việc tái thiết “Liêu Ninh” và huấn luyện bay của máy bay trên hàng không mẫu hạm. Giờ đây Tống Học đã bị ĐCSTQ tước bỏ mũ mão khiến mọi người nghĩ ĐCSTQ muốn đẩy Tống Học ra làm vật tế thần cho tàu “Liêu Ninh”.
Nhưng có vẻ điều quan trọng nhất không phải là ĐCSTQ lấy ai làm vật tế thần, mà sự việc này cũng phản ánh rằng ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc cũng thể hiện mặt bằng chung của chất lượng “made in China” mà người dân thế giới nói chung bị ấn tượng đối với một số sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc.
Vậy vấn đề lại tại sao hàng được sản xuất tại Trung Quốc lại có chất lượng kém? Theo chuyên gia phân tích cái vấn đề thời sự Đường Hạo, lý do cơ bản là bản chất “giả dối, vĩ đại, trống rỗng” của chính quyền Trung Quốc, và chủ trương “nhiều, nhanh, tốt và tiết kiệm” mà cố lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông đã chủ trương trong thời kỳ Đại nhảy vọt.
Chính quyền Trung Quốc muốn mọi việc được thực hiện “nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn mà cũng lại ít tốn kém hơn”, nhưng mọi người trong xã hội bình thường đều biết rằng không dễ để có được tất cả như thế. Tuy nhiên, như ông Đường Hạo giải thích, dưới nền văn hóa “khoa trương” của ĐCSTQ, những điều như vậy liên tục xảy ra, cho phép Trung Quốc tạo ra một loạt các “dự án vì thể diện” trông có vẻ lộng lẫy, nhưng trong cốt tủy là những mảnh vụn mỏng manh.
Ví dụ, dự án xe ô tô Hồng Kỳ là một thương hiệu xe hơi hạng sang thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ và là phương tiện diễu hành của các lãnh đạo ĐCSTQ.
Chủ nhân của một chiếc xe Hồng Kỳ từng nói: “Nội thất màn hình kép sang trọng kết hợp tất cả các công nghệ tiên tiến mà bạn cho rằng trông rất công nghệ cao và tuyệt vời vào thời điểm hiện tại. Nhưng bạn nhận được gì? Đó là một chất thải công nghiệp thực sự của Đài Loan”.
“Hệ thống sưởi tay lái, nghe có vẻ là một chức năng rất tiện lợi, trên chiếc xe này thật tuyệt vời. Hai đầu một bên thì nóng một bên thì mát, tôi cũng không biết có phải vì các tài xế của lãnh đạo đều thích như vậy không?”.
“Tôi hy vọng rằng sự thất bại của chiếc xe này sẽ cho phép công ty này đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm trong tương lai, cho dù đó là thiết kế hay nghiên và cứu phát triển, hãy thực sự vận dụng tinh lực, thay vì chỉ đơn giản là lời nói sáo rỗng và đặt tất cả các loại hình thức công nghệ cao với vẻ ngoài dữ dội vào một sản phẩm, chỉ đề có một dự án đánh bóng thể diện như vậy”.
Những chiếc ô tô hạng sang cấp nhà nước mà các nhà lãnh đạo ĐCSTQ sử dụng đã có chất lượng như thế này, thì việc “Liêu Ninh”, “Sơn Đông” và các tàu chiến khác nhau mà ĐCSTQ đã gấp rút đóng với tốc độ rất nhanh trong những năm qua, nếu cuối cùng đều bị phát hiện là dự án vì thể diện, chất lượng không ổn định, lực chiến không đủ thì mọi người cũng đừng ngạc nhiên.
Cuối cùng, ông Đường Hạo kết luận, tư duy văn hóa “lời nói rỗng tuếch” của chính quyền Trung Quốc và lối suy nghĩ vừa làm nhanh, làm lớn mà lại vừa tiết kiệm, mời là cuộc khủng hoảng quân sự lớn nhất trong nội bộ ĐCSTQ.