Tòa Bạch ốc vừa cho biết vào hôm qua là: “Lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận tất cả các vấn đề cấp bách để tìm kiếm khôi phục tính có thể dự đoán trước và tính ổn định của quan hệ Mỹ – Nga.”
Trước khi công bố thông tin này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cuộc hội đàm mặt đối mặt một cách cẩn thận với nhau tại Iceland. Đây là cuộc hội đàm cấp cao nhất của quan chức hai nước Mỹ – Nga kể từ sau khi ông Biden nhậm chức.
Theo dự kiến ông Biden và ông Putin sẽ thảo luận về nhiều vấn đề như năng lực hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên, Syria, Bắc Cực, ổn định chiến lược, kiểm soát quân bị, biến đổi khí hậu và COVID-19.
Hôm thứ Ba (ngày 25/5) phát ngôn viên của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã nói với phóng viên trong một hội nghị qua điện thoại rằng Nga và Mỹ cần hợp tác về phương diện an ninh mạng để ngăn chặn những người có hành vi ác ý tự xưng là cơ quan nhà nước Nga.
Ông còn nói, cuộc họp cấp cao Nga – Mỹ cần thảo luận về ổn định chiến lược, lĩnh vực này tạo thành ảnh hưởng cho thế giới.
Tờ Tages-Anzeiger tại Thụy Sĩ hôm thứ Hai (ngày 24/5) đã trích dẫn nguồn tin cho biết, cuộc gặp cấp cao Nga – Mỹ sẽ tổ chức tại Thụy Sĩ.
Theo tờ Tages-Anzeiger, tình hình tiết lộ với Fox News rằng sau cuộc gặp mặt đồng minh G7 để hiểu trước về các đồng minh lo lắng và nhìn nhận như thế nào về Nga, ông Biden sẽ có cuộc gặp với ông Putin. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ không kỳ vọng đạt được thỏa thuận quan trọng nào, nhưng nó sẽ tạo cơ hội cho ông Biden và ông Putin giao lưu về ý định, kế hoạch và quan điểm của đôi bên.
Nguồn tin nhấn mạnh, ông Biden cần phải có thể liên lạc trực tiếp với ông Putin để xử lý mối quan hệ khó khăn và phức tạp mà hai bên đang mô tả, đồng thời miêu tả cuộc gặp này là một phần quan trọng để bảo vệ lợi ích nước Mỹ.
Mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Nga ở nhiều phương diện
Do cuộc xung đột gần đây ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây đối với Moscow và việc lãnh tụ đối lập Alexei Navalny bị bắt giam, đã khiến cho quan hệ giữa Nga và phương Tây trở lên căng thẳng.
Tháng Ba, Mỹ đã chế tài 7 quan chức trong Chính phủ Nga, nguyên nhân là những người này liên quan đến việc đầu độc và sau đó là việc bắt giữ lạnh tụ đội lập Alexei Navalny.
Tháng Tư, Mỹ đã thực thi một lệnh chế tài khác nhắm vào người liên quan đến hành vi xâm phạm nhân quyền, hành vi tấn công mạng và cố gắng gây ảnh hưởng bầu cử Mỹ của Nga. Chính quyền ông Biden còn trục xuất khỏi Mỹ 10 quan chức trong đoàn ngoại giao Nga trú tại Mỹ.
Không khí căng thẳng giữa Moscow và Washington bắt đầu hạ nhiệt từ ngày 23/4 do Nga bắt đầu rút lại lực lược vũ trang đang diễn tập ở gần Ukraine, ông Alexei Navalny cũng ngừng tuyệt thực.
Ngoài tổ chức diễn tập quân sự, Nga còn tập trung lượng lớn binh lực ở biên giới phía bắc và biên giới phía đông Ukraine, và bán đảo Crimea, khiến cho phương Tây lo ngại.,