Cuộc thi múa cổ điển Trung Hoa của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) nhằm phục hưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa trước thời ĐCSTQ, tập trung vào việc tu dưỡng đạo đức các diễn viên múa. Đây chính là điều mà các cuộc thi múa ở Trung Quốc không thể nào sánh được.
Sau 4 ngày, “Cuộc thi múa cổ điển Trung Hoa thế giới” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) lần thứ 9 năm 2021 đã kết thúc thành công tốt đẹp vào ngày 5/9. Ban giám khảo cuộc thi cho biết rằng, cuộc thi đề cao sự thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, và hoằng dương múa cổ điển Trung Hoa. Chúng không thể so sánh “cuộc thi múa cổ điển thuần túy Trung Hoa” với các cuộc thi khác trong xã hội phương Đông và phương Tây. Múa cổ điển Trung Hoa “thuần túy” có ý nghĩa gì? Hãy cùng nghe ban giám khảo cuộc thi nhận xét.
Cuộc thi múa cổ điển Trung Hoa thuần túy
Mặc dù, múa cổ điển Trung Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ông Cổ Vận, thành viên ban giám khảo cuộc thi, biên đạo múa Đoàn nghệ thuật Shen Yun Hoa Kỳ, người tốt nghiệp Học viện múa Bắc Kinh, nói rằng, hiện nay giới vũ đạo ở Trung Quốc, mọi người đã trộn lẫn với các loại hình múa khác vào múa cổ điển Trung Hoa.
Giám khảo Cổ Vận nói: “Giới nghệ thuật Trung Quốc rất sùng ngoại. Đây là một đặc điểm lớn nhất… Bạn học ở Học viện Múa Bắc Kinh, ra trường làm cho một đoàn múa nào đó, bạn phải đổi sang kiểu múa hiện đại, múa phương Đông hoặc múa Ấn Độ … bạn muốn múa cổ điển Trung Hoa thuần túy thì rất, rất khó, vì không có thị trường”.
Bà Trương Minh Huệ, một giám khảo khác của cuộc thi, nhấn mạnh rằng, múa cổ điển Trung Hoa trong cuộc thi NTD rất thuần túy. Bà Trương Minh Huệ nói: “Bởi vì trong cuộc thi không có loại hình múa nào khác, như kiểu múa hiện đại hay các loại múa khác, mà chỉ đơn thuần là múa cổ điển Trung Hoa”.
Bà giải thích thêm rằng: “Thời thượng hiện nay ở Trung Quốc là múa cổ điển đã bị thêm vào rất nhiều các thứ, kết quả điệu múa cổ điển Trung Quốc đã biến tướng. Phương hướng cuộc thi của NTD này là rất chính xác, điểm này vô cùng trọng yếu, nếu đi sai hướng thì không thể nào tiến bước tiếp được”.
Cuộc thi nhằm quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa trước thời ĐCSTQ
Cuộc thi múa cổ điển Trung Hoa của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) nhằm phục hưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa trước thời ĐCSTQ, tập trung vào việc tu dưỡng đạo đức các diễn viên múa. Đây chính là điều mà các cuộc thi múa ở Trung Quốc không thể nào sánh được.
Giám khảo Cổ Vận cho rằng, nghệ thuật Trung Hoa đã bị ĐCSTQ lợi dụng để tuyên truyền. Văn hóa của Đảng ĐCSTQ hoàn toàn trái ngược với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Cuộc thi của NTD là để quảng bá nền văn hóa truyền thống vốn có trước khi có ĐCSTQ.
Ông nói: “Bởi vì, đối với người múa phải có yêu cầu về mặt đạo đức, đạo đức cao thượng thì nghiệp vụ theo đuổi mới thuần tuý”.
Ông Cổ Vận nói rằng, hiện nay, nhiều người Trung Quốc theo đuổi nghệ thuật là để vượt trên người khác, thế nên những điệu nhảy không thể hiện ra sự thuần khiết. Về điểm này, ông Cổ Vận nói rằng: “Các thí sinh của cuộc thi NTD rất trong sáng. Mặc dù tuổi đời vẫn còn rất trẻ, nhưng họ đã có một cảnh giới tinh thần rất cao thượng”.
Bà Trương Minh Huệ nói rằng, vũ đạo cần phải bắt đầu bằng việc tu dưỡng tâm tính, phương diện này phù hợp với tôn chỉ của cuộc thi NTD đề ra.
“Vũ đạo cũng là khởi lên ở tâm, rồi phát phát ra ở thân, thực hiện ở cánh tay.” Bà nói rằng, điều này đòi hỏi một mức độ đạo đức cao đối với các diễn viên vũ đạo.
“Cái gọi là ‘tướng do tâm sinh’, là phải bắt đầu bằng việc tu dưỡng tâm tính, thì điệu nhảy múa của bạn mới có thể đẹp hơn. Do đó, thân thể bạn và biểu lộ tình cảm trên nét mặt của bạn đều có thể biểu hiện ra thế giới nội tâm của bạn như thế nào, sau đó bạn sẽ thể hiện ra cảm giác trong các nhân vật”.
Múa cổ điển Trung Hoa có lịch sử lâu đời
Múa cổ điển Trung Hoa đã có lịch sử 5.000 năm, có một số điều của những thể hệ vũ đạo hay các thể loại nghệ thuật trong xã hội hiện đại đều tham khảo múa cổ điển. Về vấn đề này, bà Trương Minh Huệ đã đưa ra một ví dụ.
“Thể hệ vũ đạo Martha Graham nổi tiếng trong múa hiện đại. Họ có những giáo viên đến chỗ chúng tôi để học múa cổ điển Trung Hoa. Sau đó, họ nhận thấy rằng múa cổ điển Trung Hoa hay hơn múa hiện đại của họ. Bởi vì họ là co cơ mạnh như thế này, còn chúng tôi là đi từ trong ra ngoài như thế này. Họ cảm thấy, ‘Ồ! Múa hiện đại của chúng tôi thì ra là từ múa cổ điển, nhưng chúng tôi vẫn chưa làm được như các bạn là từ trong ra ngoài, chúng tôi là cơ bắp co lại”.
Bà Trương Minh Huệ nói rằng, múa cổ điển Trung Hoa đã có nguồn gốc trực tiếp từ văn hóa truyền thống lâu đời của Trung Quốc, đã có năm nghìn năm lịch sử.
“Những thứ của Trung Quốc là có âm dương. Ví dụ, múa cổ điển Trung Hoa có Tý Ngọ tướng, tức là khi biểu diễn thì các tư thế, ánh mắt, nét mặt, tay, chân, ngực biểu hiện theo hướng nhất định, đối ứng với Tý (ban đêm) và Ngọ (buổi trưa), trong khi múa ba lê không có. Múa cổ điển Trung Hoa có liên quan chặt chẽ đến Ngũ hành trong văn hóa truyền thống phương Đông” – Bà Trương Minh Huệ nói.
Bà cho biết: Múa cổ điển Trung Hoa bác đại tinh thâm, nó có lai lịch từ xa xưa đi theo nguyên lý “âm dương ngũ hành”, “cương nhu tương tế”, “hình thần kiêm bị” và các đặc điểm khác của văn hóa truyền thống phương Đông, đó là những thứ mà các nghệ sĩ vũ đạo truyền thống cả đời vẫn luôn không ngừng theo đuổi.
Trên sân khấu của cuộc thi lần này đã xuất hiện tuyệt kỹ thất truyền từ lâu, đó là “thân dẫn tay, hông dẫn chân”. Ông Cổ Vận cho biết, loại tuyệt kỹ này là sự kết hợp giữa tâm linh và kỹ thuật, nó thiên biến vạn hóa, nó có liên quan đến sự tu dưỡng nghệ thuật của mỗi người.
“Nghệ thuật không phải là khoa học, không có tiêu chuẩn tuyệt đối” – Ông Cổ Vận nói.
Ông cho biết, từ khi ông D.F, Giám đốc Nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật Shen Yun đưa ra phương pháp “thân dẫn tay, hông dẫn chân”, mọi người vẫn đang phải mày mò nghiên cứu, không ai dám nói mình đã tuyệt đối nắm vững được.
“Bạn cảm thấy đã đạt được rồi, nhưng từ một tầng thứ cao hơn mà xem, thì thấy nó lại khác rồi” – Ông Cổ Vận nói: “Nghệ thuật là vô tận, không có điểm cuối cùng”.
Huy Hải
Theo Visiontimes