Nguyên Hương
Một cuộc bỏ phiếu ở Belarus đã mở đường cho nhà nước Liên Xô cũ và đồng minh hiện tại của Điện Kremlin lần đầu tiên có được vũ khí hạt nhân kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1990, theo BBC.
Đài BBC đưa tin, một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào Chủ nhật đã thông qua kế hoạch cho Belarus thông qua hiến pháp mới loại bỏ tình trạng phi hạt nhân hóa hiện tại của nước này.
Động thái này có tác động nghiêm trọng đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân và có khả năng khiến Belarus trở thành nơi dàn dựng cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã và đang kiểm soát chặt chẽ đất nước và liên kết chặt chẽ với Putin.
Phát biểu tại một điểm bỏ phiếu hôm Chủ nhật, ông Lukashenko nói: “Nếu các bạn [phương Tây] chuyển vũ khí hạt nhân cho Ba Lan hoặc Lithuania tại khu vực biên giới của chúng tôi thì tôi sẽ đề nghị ông Putin giao lại cho Belarus các vũ khí hạt nhân mà trước đây tôi đã giao cho Nga mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào”.
Cuộc trưng cầu dân ý cũng xác định thời gian tại vị của ông Lukashenko đến năm 2035. Ông Lukashenko nắm quyền từ năm 1994.
Từ năm 1994 đến năm 1996, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ là Belarus, Ukraine và Kazakhstan đều đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy các đảm bảo an ninh – những đảm bảo giờ đã bị phá vỡ.
Theo đài BBC, thành công quân sự đối với Nga cho đến nay vẫn còn hạn chế. Đây là một hoạt động nửa vời và được thực thi kém. Cuộc giao tranh mới nhất ở Kharkiv lặp lại những sai lầm trước đó, với các lực lượng vũ trang hạng nhẹ tiến vào thành phố và vũ khí hạng nặng được triển khai thành từng gói nhỏ.
Ông Putin chọn tốc độ thay vì chuẩn bị. Ông ta đã không đảm bảo hoàn toàn ưu thế trên không. Các đơn vị thiết giáp tiến công của ông đã không bảo đảm được đường liên lạc của họ, khiến các đoàn xe hậu cần dễ bị tấn công. Những người lính Nga khi đối đầu với những người Ukraine bình thường trong trạng thái bối rối và không tự tin.
Cuộc xâm lược của ông Putin đã gặp phải sự kháng cự của Ukraine ở mức độ khiến Moscow phải bất ngờ. Người Nga phản đối cuộc xâm lược Ukraine của ông ta đã phấn khích truyền bá thông điệp về lòng quả cảm và sức mạnh của Ukraine đi xa và rộng.
Cuộc xâm lược đã thúc đẩy một sự thay đổi địa chấn trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của Đức cùng với chính sách của EU. Nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ tiếp tục đổ về. Phần Lan và Thụy Điển có thể tiến gần hơn đến Nato.
Hơn lúc nào hết, cộng đồng chung Châu Âu thể hiện sự đoàn kết và sát cánh cùng Ukraine. Tờ The Guardians ngày 27/2 cho hay, nhiều quốc gia thông báo sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine trong bối cảnh cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở quân sự của quốc gia láng giềng đã bước sang ngày thứ 5.
Ở London, những người phản đối cuộc xâm lược đã tụ tập quanh các đài phun nước ở Quảng trường Trafalgar Ảnh: Getty Images Người biểu tình tụ tập quanh các trụ của Cổng Brandenburg của thủ đô Berlin, Đức Ảnh: Getty Images Hơn 100.000 người biểu tình đã xuống đường ở Berlin vào Chủ nhật (27/2) để phản đối việc Nga xâm lược Ukraine Ảnh: Getty Images Tại sân vận động Wembley của Anh, có những màn ủng hộ dành cho Ukraine từ người hâm mộ cả hai đội bóng khi Liverpool chuẩn bị đấu với Chelsea ở Carabao Cup Ảnh: Getty Images
Canada đã thông báo rằng, họ sẽ chuyển giao các thiết bị quân sự bảo vệ không gây chết người như mũ bảo hiểm và áo giáp cho quân đội Ukraine, ngoại trừ việc viện trợ quân đội chống lại lực lượng Nga. Khoản đóng góp sẽ lên tới 25 triệu đô Canada (446 tỷ VND).
Cộng hòa Czech sẽ gửi thêm vũ khí đạn dược tới Ukraine với tổng giá trị là 400 triệu Korun (khoảng 456 tỷ VND).
Tương tự, Thụy Điển tuyên bố sẽ viện trợ 135.000 khẩu phần ăn dã chiến, 5.000 mũ sắt quân sự, 5.000 áo giáp và 5.000 súng chống tăng dùng một lần cho Ukraine.
Cùng ngày, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo quốc gia Bắc Âu sẽ cung cấp 2.700 vũ khí chống tăng cho Ukraine.
Trong khi đó, tối 27/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo, Ukraine sẽ nhận được 3.000 súng máy và 200 súng phóng lựu chống tăng từ Bỉ.
Nguyên Hương