Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã công bố các kế hoạch cho một hiệp ước quốc tế về đại dịch gắn liền với hệ thống giấy thông hành và ID kỹ thuật số. Nhóm họp hồi tháng 12/2021 trong một phiên họp đặc biệt mới được tổ chức lần thứ hai kể từ khi WHO thành lập vào năm 1948, Đại hội đồng Y tế của WHO đã thông qua một quyết định duy nhất, có nhan đề “Thế giới Cùng nhau” (“The World Together”).
WHO dự tính hoàn thành hiệp ước này vào năm 2024. Hiệp ước sẽ hướng tới việc chuyển quyền quản lý hiện dành cho các quốc gia có chủ quyền sang cho WHO trong thời kỳ đại dịch bằng cách ràng buộc về mặt pháp lý các quốc gia thành viên với Quy định Y tế Quốc tế sửa đổi của WHO.
Hồi tháng 01/2022, Hoa Kỳ đã đệ trình các đề nghị sửa đổi đối với Quy định Y tế Quốc tế năm 2005, vốn ràng buộc tất cả 194 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổng giám đốc WHO đã chấp nhận và chuyển đến các quốc gia thành viên khác. Trái ngược với những sửa đổi đối với hiến pháp của chúng ta, những sửa đổi này sẽ không yêu cầu hai phần ba phiếu bầu của Thượng viện của chúng ta, mà là một lượng đa số thuần túy phiếu bầu của các quốc gia thành viên.
Hầu hết công chúng hoàn toàn không biết về những thay đổi này, những thứ sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của các quốc gia thành viên.
Cùng với những sửa đổi khác, các sửa đổi được đề nghị gồm có như sau đây. Trong số những thay đổi, thì WHO sẽ không còn cần tham khảo ý kiến của quốc gia hoặc cố gắng thu thập xác minh từ quốc gia nơi một sự kiện gây lo ngại được báo cáo (ví dụ: một đợt bùng phát bệnh dịch mới) được cho là đang xảy ra trước khi đưa ra hành động trên cơ sở các báo cáo như vậy (Điều 9.1).
Ngoài thẩm quyền ra quyết định về tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây lo ngại quốc tế theo Điều 12, thì WHO sẽ được cấp thêm các quyền để xác định tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây lo ngại trong khu vực, cũng như một hạng mục được gọi là cảnh báo sức khỏe cấp trung.
Quốc gia có liên quan không còn cần phải đồng ý với quyết định của Tổng giám đốc WHO rằng một sự kiện cấu thành nên tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây lo ngại quốc tế. Một Ủy ban Tình trạng Khẩn cấp mới sẽ được thành lập tại WHO, nơi mà Tổng giám đốc sẽ tham khảo ý kiến, thay cho quốc gia mà bên trong lãnh thổ của họ xảy ra tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây lo ngại quốc tế, để ban bố tình trạng khẩn cấp.
Những sửa đổi này cũng sẽ trao cho “các giám đốc khu vực” thuộc WHO, chứ không phải các đại diện được bầu chọn của các quốc gia có liên quan, thẩm quyền pháp lý để tuyên bố Tình trạng Y tế Công cộng Khẩn cấp gây Lo ngại Quốc tế.
Ngoài ra, khi một sự kiện không đáp ứng các tiêu chí cho tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây lo ngại quốc tế nhưng Tổng giám đốc WHO xác định sự kiện đó đòi hỏi sự nâng cao nhận thức và sự ứng phó tiềm tàng về y tế công cộng quốc tế, ông ấy có thể quyết định bất cứ lúc nào sẽ ban hành một “cảnh báo y tế công cộng cấp trung” cho các quốc gia và tham khảo ý kiến của Ủy ban Tình trạng Khẩn cấp của WHO. Tiêu chí cho hạng mục này rất đơn giản — “Tổng Giám đốc đã xác định rằng sự kiện đòi hỏi phải nâng cao nhận thức quốc tế và sự ứng phó tiềm tàng về y tế công cộng quốc tế.”
Thông qua những sửa đổi này, WHO, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, dường như đang đáp lại những rào cản mà Trung Quốc đã dựng lên trong những ngày đầu của đại dịch COVID. Đây là một mối lo ngại hợp lý. Nhưng kết quả cuối cùng của những đề xuất sửa đổi này lại là một sự chuyển đổi quyền lực từ các quốc gia có chủ quyền, bao gồm cả quốc gia của chúng ta, sang các quan chức không được bầu chọn tại WHO. Ý tưởng chính cho từng thay đổi trong những thay đổi đó là hướng tới việc gia tăng quyền lực và tập trung quyền lực được giao cho WHO và tước chúng khỏi các quốc gia thành viên.
Bà Leslyn Lewis, một thành viên của quốc hội Canada và là luật sư có kinh nghiệm trên trường quốc tế, đã cảnh báo rằng hiệp ước này cũng sẽ cho phép WHO đơn phương quyết định điều gì tạo thành đại dịch và tuyên bố khi nào một đại dịch sẽ xảy ra. “Chúng ta sẽ kết thúc với phương cách tiếp cận một-giải-pháp-phù-hợp-cho-tất-cả cho toàn bộ thế giới,” bà cảnh báo. Theo kế hoạch đề xuất của WHO, đại dịch không cần chỉ giới hạn ở các bệnh truyền nhiễm mà có thể bao gồm cả, chẳng hạn, một cuộc khủng hoảng béo phì được thừa nhận.
Là một phần của kế hoạch này, WHO đã ký hợp đồng với công ty con T-Systems của Deutsche Telekom có trụ sở tại Đức để phát triển hệ thống giấy thông hành vaccine toàn cầu, với những kế hoạch liên kết mọi người trên hành tinh này với một ID kỹ thuật số mã QR.
“Các chứng chỉ chích ngừa chống giả mạo và có thể xác minh bằng kỹ thuật số xây dựng lòng tin. Do đó, WHO đang hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc xây dựng các mạng lưới tin cậy quốc gia và khu vực và công nghệ xác minh,” ông Garret Mehl, người đứng đầu Bộ phận Y tế Kỹ thuật số và Đổi mới của WHO cho biết. “Dịch vụ cổng kết nối của WHO cũng đóng vai trò là cầu nối giữa các hệ thống khu vực. Nó cũng có thể được sử dụng như một phần của các chiến dịch chích ngừa trong tương lai và các hồ sơ tại gia.”
Hệ thống này sẽ mang tính phổ cập, bắt buộc, xuyên quốc gia, và được vận hành bởi các quan chức không được bầu chọn trong một tổ chức phi chính phủ bị lật tẩy vốn đã làm hỏng kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID.
Ông Aaron Kheriaty là một bác sĩ, một thành viên tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công, và trưởng phòng y đức tại The Unity Project.
Cẩm An biên dịch