Huyền Anh
Đài Loan ngày 21/6 điều máy bay phản lực để cảnh báo 29 máy bay chiến đấu Trung Quốc quấy nhiễu trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, trong đó có máy bay ném bom bay tới phía nam Đài Loan đi vào Thái Bình Dương. Đây cũng là lần thứ 3 có kỷ lục về số lượng máy bay của ĐCSTQ quấy nhiễu Đài Loan trong 1 ngày kể từ đầu năm đến nay.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND), tổng cộng 29 máy bay quân sự Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào ngày 21/6. Lần này Trung Quốc điều 17 máy bay chiến đấu và 6 máy bay ném bom H-6 để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, chống tàu ngầm và một máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Vụ xâm nhập đáng báo động
Một số máy bay đã bay trong khu vực phía đông bắc của Đông Sa, theo bản đồ mà Bộ này cung cấp.
Các máy bay ném bom, đi kèm với tác chiến điện tử và một máy bay thu thập thông tin tình báo, đã bay vào Eo biển Ba Sĩ, nơi ngăn cách Đài Loan với Philippines và vào Thái Bình Dương, trước khi quay trở lại Trung Quốc.
Đây là vụ quấy nhiễu lớn thứ ba trong năm 2022. Đầu năm nay, Đài Loan báo cáo có 39 máy bay quân sự Trung Quốc vào ngày 23/1 và 30 máy bay Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không của nước này vào ngày 30/5.
Đài Loan đã phản ứng bằng một cuộc tuần tra trên không (CAP), cảnh báo vô tuyến và triển khai các hệ thống tên lửa phòng không để giám sát các hoạt động của PLA, MND cho biết trên trang web của họ.
Trung Quốc nói Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc. Đài Loan trong hai năm qua than phiền về việc lực lượng không quân Trung Quốc lặp đi lặp lại các phi vụ xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan, thường ở phía tây nam của vùng nhận diện phòng không Đài Loan, gần quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát.
Đài Loan gọi các hoạt động quân sự lặp đi lặp lại của Trung Quốc gần đó là “chiến tranh vùng xám”, được thiết kế để vừa làm hao mòn lực lượng Đài Loan bằng cách khiến họ đưa máy bay nghênh cản, vừa để thử phản ứng của Đài Loan.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Newsmax tại Mỹ vào ngày 15/6, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) chỉ ra, rằng ĐCSTQ đã tiến hành các cuộc tập trận hàng hải ở vùng biển gần Đài Loan vào đầu tháng 5, và máy bay quân sự của ĐCSTQ cũng tiếp tục xâm phạm ADIZ của Đài Loan, bay qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan, làm gia tăng căng thẳng.
“Theo những gì chúng ta thấy gần đây, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị cho quân đội của mình”, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax ngày 15/6.
Ông Ngô nói rằng, Đài Loan “thấy một Trung Quốc đang rất đe dọa những ngày này.” Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ lặp đi lặp lại các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan — cuộc tập trận hải quân của ĐCSTQ ở phía đông Đài Loan trong hai tuần vào đầu tháng 5 và nhiều cuộc tập trận trên không trong không phận của Đài Loan.
Theo MND, năm ngoái, khi ĐCSTQ tổ chức lễ kỷ niệm ngày tiếp quản Trung Quốc vào năm 1949, chế độ cộng sản đã cử 38 máy bay đến không phận Đài Loan vào ngày 1 tháng 10, 39 máy bay vào ngày 2 tháng 10, 16 máy bay vào ngày 3 tháng 10, và 56 máy bay vào ngày 4 tháng 10, trở thành cuộc tấn công lớn nhất kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2020, khi MND bắt đầu công bố thông tin cập nhật theo thời gian thực về các mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ.
ĐCSTQ luôn tuyên bố Đài Loan, hòn đảo tự quản, là một phần của Trung Quốc, và người phát ngôn quân sự của họ tuyên bố rằng giới tuyến trung bình của eo biển Đài Loan không tồn tại, ông Ngô cho biết trong cuộc phỏng vấn với Newsmax.
Ông chỉ ra rằng đường trung tâm của eo biển Đài Loan từ lâu đã “bảo vệ nguyên trạng cũng như hòa bình và ổn định cho khu vực này trong nhiều năm”, và các hành động khiêu khích gần đây của ĐCSTQ đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của eo biển Đài Loan và hòa bình và ổn định của khu vực.
Đây là vụ xâm nhập lớn nhất kể từ khi Đài Loan báo cáo có 30 máy bay chiến đấu Trung Quốc trong vùng nhận diện phòng không vào ngày 30/5/2022. Vụ lớn nhất cho đến nay xảy ra hôm 23/1/2022, liên quan đến 39 máy bay.
Không có bình luận ngay từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh trước đây từng nói những động thái như vậy là các cuộc tập trận nhằm bảo vệ chủ quyền của họ.
Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ Đài Loan
Chính quyền ông Biden đã lên tiếng cam kết bảo vệ Đài Loan. Tổng thống Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở tòa thị chính của đài CNN ở Baltimore vào ngày 21/10/2021, rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công. Tuyên bố này đánh dấu việc rời bỏ quan điểm lâu nay của Hoa Kỳ là “sự mơ hồ chiến lược”.
Tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh quan trọng nhất châu Á kéo dài từ ngày 10/6 đến 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã chỉ trích các hoạt động quân sự của ĐCSTQ gần Đài Loan là mối đe dọa đối với an ninh khu vực. Ông nói rằng Hoa Kỳ tuân thủ chính sách “một Trung Quốc” nhưng kiên quyết phản đối “những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng của một trong hai bên”.
Hoa Kỳ đã không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập kể từ năm 1979. Tuy nhiên, Washington vẫn duy trì cam kết với Đài Loan, được nêu trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan, trong đó họ đảm bảo rằng họ sẽ cung cấp cho Đài Loan các khả năng quân sự cần thiết để tự vệ và duy trì sự độc lập của hòn đảo.
Từ ngày 30/5 đến ngày 1/6, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tammy Duckworth dẫn đầu một phái đoàn đến gặp Tổng thống Thái Anh Văn, cũng như Chủ tịch Hành pháp Yuan Su Tseng-chang và Bộ trưởng Bộ Kinh tế Wang Mei- hua, trong một cuộc họp chuyên sâu về các vấn đề khác nhau liên quan đến quan hệ Đài Loan-Hoa Kỳ.
Bà Duckworth là thành viên của Thượng viện Đài Loan Caucus và đã nhiều lần thúc đẩy các dự luật thân thiện với Đài Loan tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Bà đã đưa ra “Đạo luật An ninh Đài Loan năm 2022” vào ngày 26/5, hỗ trợ Đài Loan và Hoa Kỳ tăng cường phối hợp để đối phó với tình hình an ninh của Đài Loan trong bối cảnh ĐCSTQ đang khiêu khích, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan.
Bà Duckworth và 51 thượng nghị sĩ khác đã gửi thư tới Tổng thống Biden vào giữa tháng 5, kêu gọi đưa Đài Loan vào “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương” (IPEF). Bà cũng đồng bảo trợ “Đạo luật Đối tác Đài Loan” với Thượng nghị sĩ John Cornyn (R-Texas) để phát triển quan hệ đối tác giữa Lực lượng Vệ binh Quốc gia và Đài Loan nhằm duy trì khả năng tự vệ đầy đủ. Sáng kiến này đã được đưa vào “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho Năm Tài chính 2022” (NDAA 2022) thông qua luật.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ned Price đã tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 21/6 rằng eo biển Đài Loan là “một tuyến đường thủy quốc tế”. Ông cho biết Hoa Kỳ coi “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan” là “trung tâm của an ninh và sự thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn”.
Đài Loan tăng cường an ninh
Đài Loan cũng đã tăng cường công tác tự vệ trong bối cảnh ĐCSTQ leo thang các hành động khiêu khích quân sự.
Ông Du Tích Khôn (You Si-kun), Viện trưởng viện Lập pháp Đài Loan, nói với Mạng lưới Đài Loan ở nước ngoài vào đầu tháng này rằng tên lửa hành trình siêu thanh của Đài Loan có khả năng phóng tới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và đập Tam Hiệp, là nhà máy điện lớn nhất thế giới.
Ông Ngô nói với Newsmax trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 15/6, “Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là chuẩn bị và tăng cường khả năng phòng thủ của mình để đối mặt với tình huống Trung Quốc có thể phát động chiến tranh với Đài Loan”.
“Chúng tôi có niềm tin vào nền dân chủ. Và chúng tôi tin rằng nền dân chủ sẽ thành công, Đài Loan sẽ thắng thế”, ông cho hay.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times