Pháp: Đàm phán lương hưu bế tắc, người dân biểu tình lần thứ 11 trên toàn quốc

Sau khi các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Pháp và các công đoàn về cải cách lương hưu bị đình trệ, người dân Pháp đã tổ chức cuộc biểu tình và đình công lần thứ 11 trên toàn quốc, để phản đối dự luật cải cách lương hưu do Tổng thống Macron cưỡng bức thông qua.
Vào ngày 6/4, đàm phán cải cách lương hưu của các công đoàn Pháp và chính phủ đã đi vào bế tắc, người dân lại tổ chức các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc lần thứ 11 kể từ tháng 1 năm nay. Hình ảnh biểu tình tại Thủ đô Paris. (Nguồn: Vernerie Yann / Shutterstock)

Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông Âu Mỹ, do các cuộc đàm phán cải cách lương hưu mới nhất giữa Chính phủ Pháp và các tổ chức công đoàn đã đi vào bế tắc, người dân Pháp đã tổ chức các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc vào ngày 6/4. Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc lần thứ 11 tại Pháp kể từ tháng 1 năm nay, và do liên hợp các công đoàn lớn của Pháp phản đối cải cách lương hưu, tổ chức.

Ngày 14/4, Hội đồng Hiến pháp Pháp (Conseil Constitutionnel) sẽ đưa ra phán quyết về dự luật cải cách lương hưu của Chính phủ Pháp. Theo luật của Pháp, Hội đồng Hiến pháp đưa ra phán quyết về tính hợp hiến của các dự luật do Quốc hội Pháp thông qua, trước khi tổng thống ký ban hành thành luật. Hội đồng Hiến pháp có quyền hủy bỏ một số hoặc toàn bộ nội dung của dự luật.

Mặc dù cải cách lương hưu của Pháp là thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Emmanuel Macron, nhưng ông vẫn tận dụng cơ hội để đến thăm Bắc Kinh. Theo kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí của chính phủ Pháp, tuổi nghỉ hưu theo luật định của Pháp sẽ được tăng từ 62 lên 64 tuổi.

Trong một cuộc phỏng vấn với RTL Radio, ông Laurent Berger, lãnh đạo của “Liên đoàn Công đoàn Dân chủ Pháp” (CFDT), công đoàn lớn nhất của Pháp và có lập trường tương đối ôn hòa, cho biết: “Chúng tôi vẫn yêu cầu bãi bỏ dự luật cải cách lương hưu. Chúng tôi đang tuân theo quy trình dân chủ để phản đối dự luật cải cách lương hưu này.”

Ở trung tâm Paris, hàng chục thành viên công đoàn đã xông vào tòa nhà của công ty đầu tư Mỹ BlackRock trong cuộc biểu tình, họ hô khẩu hiệu phản đối và đốt pháo.

Ông Onic, một giáo viên, nói rằng Chính phủ Pháp muốn bỏ hệ thống lương hưu hiện tại và buộc người dân phải sử dụng các quỹ hưu trí tư nhân để cung cấp tiền lương cho cuộc sống nghỉ hưu của họ. Nếu vậy, chỉ những người giàu có mới có thể hưởng lợi từ nó.

BlackRock đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Bế tắc trong đàm phán giữa Chính phủ Pháp và công đoàn

Các công đoàn Pháp đã gặp Thủ tướng Elisabeth Borne vào ngày 5/4, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo công đoàn và các nhà lãnh đạo Chính phủ Pháp, kể từ khi các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc nổ ra vào tháng Một.

Trong quá trình đàm phán, Chính phủ Pháp cho biết tuổi nghỉ hưu của hầu hết mọi người sẽ phải tăng từ 62 tuổi lên 64 tuổi để cân bằng ngân sách lương hưu trong nhiều năm tới. Các công đoàn Pháp cho rằng chính phủ có thể tìm những biện pháp khác để bù đắp thâm hụt ngân sách lương hưu.

Hai bên đã gặp nhau trong khoảng một giờ đồng hồ để đàm phán về dự luật cải cách lương hưu gây tranh cãi, nhưng cuối cùng đã kết thúc trong bế tắc.

Về vấn đề này, lãnh đạo các công đoàn Pháp đã ra tuyên bố chung cho biết họ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua các cuộc đình công phản đối. Bà Sophie Binet, người đứng đầu “Tổng Công đoàn Pháp” (CGT), công đoàn lớn thứ hai của Pháp, cho biết: “Chúng tôi quyết định kết thúc cuộc họp vô ích này và thủ tướng đã chọn để chúng tôi trở lại đường phố để biểu tình.”

Theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), trong các cuộc biểu tình ngày thứ Năm (ngày 6/4), số người xuống đường biểu tình giảm so với các cuộc biểu tình trước đó, phía các công đoàn thống kê, toàn nước Pháp có “gần 2 triệu người” biểu tình xuống đường vào thứ Năm. Trong khi Bộ Nội vụ Pháp đưa ra con số người biểu tình là 57.000 người, giảm so với con số 740.000 người vào ngày 28/3 trong cuộc biểu tình lần thứ 10. Tại Paris, Bộ Nội vụ đưa ra con số người biểu tình là 57.000 người, trong khi công đoàn CGT cho biết con số này là 400.000 người.

Về vấn đề số lượng người xuống đường biểu tình giảm, ông Laurent Berger, người đứng đầu liên đoàn lao động CFDT, cho biết trên truyền hình vào tối thứ Năm, “Đúng vậy, bởi mỗi lần đình công đều khiến tiền lương bị mất, đối với một số người mà nói thì đình công trở nên rất khó khăn”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh số lượng người xuống đường vẫn còn đông.

Dù đợt huy động biểu tình lần thứ 11 này đã được thu nhỏ lại, nhưng liên hợp các công đoàn vẫn kêu gọi tổng đình công lần thứ 12 để tiếp tục phản đối cải cách hưu trí vào thứ Năm, ngày 13/4. Vì ngày hôm sau, Hội đồng Hiến pháp Pháp sẽ đưa ra quyết định được chờ đợi từ lâu về tính hợp hiến của dự luật cải cách hưu trí.

Bên cạnh đó, cuộc biểu tình ở Paris vào hôm thứ Năm (6/4) cũng có một cảnh tượng mang tính biểu tượng, khi những người biểu tình đi qua nhà hàng nổi tiếng La Rotonde ở khu phố Montparnasse, họ đã đốt một phần mái hiên bằng vải bạt, và đã xảy ra xung đột với cảnh sát. Vào năm 2017, chính tại nhà hàng này, ông Macron đã tổ chức lễ kỷ niệm khi lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống.

Trí Đạt (t/h)

Quán quen của tổng thống Pháp bị người biểu tình đốt cháy

Quán La Rotonde bị đang được dập lửa. (Ảnh cắt từ video)

La Rotonde bistro, một trong những nhà hàng yêu thích của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã bị đốt hôm Thứ Năm bởi những người biểu tình phản đối luật mới về chính sách hưu trí của ông. Đây là địa điểm ông từng tổ chức tiệc mừng chiến thắng đắc cử năm 2017, theo AFP đưa tin.

Video phóng hỏa ở quán La Rotonde bistro ở khu vực Montparnasse, Paris; vụ hỏa hoạn đã được cảnh sát và nhân viên cứu hỏa giải quyết sau đó:

Trong một cuộc đụng độ với cảnh sát, nhóm biểu tình bạo động đã đốt nhà hàng La Rotonde. Một nhà báo của AFP đã nhìn thấy một nhóm đàn ông mặc đồ đen đốt pháo hoa và ném đá về phía nhà hàng.

Ngọn lửa được gây ra bởi một ngọn lửa ném vào mái hiên bằng vải, và lính cứu hỏa cần phải dập tắt nó.

Một dãy các cảnh sát chống bạo động được thành lập để bảo vệ doanh nghiệp vào lần thứ 11 kể từ đầu năm nay của các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc do lòng dân bất mãn với quyết định của ông Macron nhằm tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64.

Video biểu tình khắp Paris, hò hét, hát vang, đốt phá, với cảnh sát võ trang xuất hiện các nơi:

Những chiếc ghế sofa bọc nhung màu đỏ và ánh sáng dịu nhẹ của La Rotonde, một địa điểm vui chơi thời Belle Epoque từng được danh họa Picasso lui tới, từ lâu đã trở thành nơi yêu thích của ông Macron cùng vợ Brigitte.

Cựu nhân viên ngân hàng đầu tư đã tổ chức các cuộc họp chiến lược ở đó khi ông chuẩn bị tranh cử tổng thống vào năm 2017. Ông cũng được biết là đã ăn ở đó với vợ kể từ khi giành được quyền lực.

Khi một quyết định bị các đối thủ chỉ trích là theo chủ nghĩa tinh hoa vào thời điểm đó, ông Macron đã sử dụng La Rotonde để tiếp đón nhân viên và đồng minh chính trị cho một đảng sau khi ông đứng đầu vòng bỏ phiếu đầu tiên vào năm 2017.

Nhà hàng từng là mục tiêu trước đây vì có liên quan đến vị tổng thống 45 tuổi này.

Hồi năm 2020, trong các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ của cái gọi là “Áo vàng”, một cuộc tấn công bị nghi ngờ là đốt phá đã khiến lối vào của nó bị hư hại.

“Khi có các cuộc tuần hành, v.v., bạn sẽ nghe thấy mọi người [nguyền rủa] ‘Rotonde chết đi, Macron chết đi’,” Gerard Tafanel, người sở hữu quán rượu cùng với anh trai Serge, nói với AFP vào thời điểm đó.

“Điều đó xảy ra mọi lúc: Những cú điện thoại nặc danh, những người bước vào giữa ban ngày nói rằng ‘Chết đi Macron’.”

Nhật Tân

Related posts