Ngày 3-4/11/2022 bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Sở Y tế TP Hà Nội, đã tổ chức Hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022 cho biết: Mỗi năm tại Việt Nam có 183 nghìn ca mắc mới và 123 nghìn người tử vong do ung thư, hiện có 354 nghìn người sống chung với ung thư.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2020 tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (lên vị trí 90/185 quốc gia), và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, lên thứ 50/185 quốc gia sau 2 năm.
Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Bùi Vinh Quang cũng cho rằng, gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990 và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian.
Trong các loại bệnh ung thư thì ung thư gan đang đứng đầu tại Việt Nam. Theo thống kê của Bệnh viện K, trong đó 90% số ca là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Những ca mổ bóc tách khối u lớn thành công những ngày gần đây, nhiều bệnh nhân đang trẻ hoá.
Mổ cắt u lớn ở bệnh nhi 4 tuổi
Tại Bệnh viện K, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã phẫu thuật thành công, lấy ra khối u kích thước 15 cm, đồng thời cắt bỏ toàn bộ các nhánh mạch cấp máu vào khối u dị dạng, tránh tái phát.
Khối u quái kích thước 15 cm đẩy lồi mắt trái ra ngoài của bệnh nhi 4 tuổi. Hai năm trước, bé trai được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kết quả sinh thiết là sarcoma cơ vân thể bào thai, một dạng ung thư phần mềm. Sau đó, trẻ hóa, xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Tuy nhiên, Cuối tháng 1, khối u tái phát, kích thước tăng nhanh, đẩy lồi mắt trái của bệnh nhi ra ngoài. Khối u chiếm gần nửa vùng mặt trái, khiến em đau đớn, hoảng loạn, khóc cả ngày lẫn đêm.
TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa, cho biết khó khăn lớn nhất là khối u đã quá to, nguy cơ chảy máu, đe dọa tính mạng trẻ, bác sĩ Liên nói thêm: may mắn ca mổ đã diễn ra thuận lợi.
Khối u 3 kg trong lồng ngực thiếu niên
Chiều 7/4, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: ca mổ bóc tách khối u nặng 3 kg khỏi lồng ngực thiếu niên 16 tuổi diễn ra rất khó khăn. Để tránh biến chứng, ê kíp bác sĩ phải nút một số mạch máu bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân được truyền 3 lít máu, hơn 2/3 lượng máu của cơ thể.
“Chúng tôi bất ngờ bởi khối u chiếm trọn một bên ngực, ăn rộng, xâm lấn ra xương bả vai, chèn ép vào thành ngực”, bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực mạch máu, cho biết thêm khối u tăng sinh mạch máu rất nhiều, nguy cơ chảy máu ồ ạt trong khi mổ.
Đây là bệnh nhân có khối u lồng ngực to nhất điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, kích thước: 15×20 cm và nặng hơn 3kg. Kết quả sinh thiết là u mạch trong cơ, loại tổn thương lành tính rất hiếm gặp, tỷ lệ 0,7% các ca bệnh lành tính ở ngực.
Bệnh nhân Tú được chẩn đoán mắc u mạch máu, kích thước 3×4 cm năm 2018 tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Sau 4 năm, khối u to lên, bệnh nhân đến nhiều bệnh viện nhưng không có phương pháp điều trị tối ưu.
Đầu năm nay, khối u tăng kích thước rất nhanh, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) giới thiệu Tú đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Trong ảnh: Hai cha con anh Trần Công Tiến và cháu Trọng An đang điều trị ung thư xương tại bệnh viện K Tân Triều. Anh Trần Công Tiến, sinh năm 1969, quê tại Tổ dân phố số 3, Phường Lộc Hòa, Nam Định. Sinh được 03 người con, con gái út sinh năm 2011 đã mất vì bệnh ung thư cơ vân chỉ 1 năm sau khi chào đời. Năm 2013, vợ anh cũng phát hiện mắc bệnh ung thư vú mất 9 tháng sau đó. Năm 2022 con trai thứ 2 sinh năm 2009 tên là Trọng An phát hiện ung thư xương. Cháu điều trị từ tháng 3 năm 2022 cho tới nay. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bệnh viện K)
Khối u gần 10 kg to như mang thai 9 tháng
Bệnh nhân nữ 46 tuổi, gần đây bị đau bụng nhiều, rong kinh, sụt cân nhanh, đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, phát hiện khối u lớn, từ xương mu lên gần mũi ức, không đo được kích thước.
Sau phẫu thuật, khối u cắt ra nặng 9,3 kg. Ngày 21/3, bác sĩ Trần Hoàng Hưng, khoa Phụ sản, đánh giá đây là khối u xơ có kích thước và cân nặng lớn nhất trong lịch sử phẫu thuật của bệnh viện.
Tiền sử bệnh nhân có khối u xơ tử cung kích thước nhỏ bác sĩ khuyến cáo theo dõi định kỳ, nhưng bệnh nhân không tái khám.
Bác sĩ Hưng nói: “U xơ tử cung có kích thước lớn, nếu không can thiệp kịp thời sẽ chèn ép các cơ quan như niệu quản, trực tràng, bàng quang, khiến thận ứ nước, táo bón, tiểu khó, một số ít trường hợp có thể gây ung thư hóa”.
Khối u 8 kg chèn ép tim, phổi
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận bệnh nhân nam 56 tuổi có biểu hiện tức ngực, khó thở, các bác sĩ phát hiện khối u mỡ nặng 8 kg chèn ép tim, phổi.
Sau hai giờ, e kíp mổ đã lấy ra khối u mỡ nặng khoảng 8 kg, nằm lệch sang ngực trái, dính nhiều vào màng tim, màng phổi hai bên, chèn ép tim, mạch chủ.
Bác sĩ Dương Văn Minh, trưởng kíp phẫu thuật cho biết: đây là khối u mỡ hiếm gặp, kíp mổ gặp nhiều khó khăn do khối u to, đường mổ lớn nguy cơ mất máu, đau sau mổ rất cao. Sau mổ sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục.
Ông cho biết thêm: Hầu hết người bị u mỡ trong lồng ngực không có triệu chứng nếu kích thước u nhỏ. Khi u mỡ phát triển, chúng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở và khó nuốt, do chèn ép lên các cấu trúc lân cận như khí quản hoặc thực quản, tim và các bộ phận quan trọng trong khoang ngực”.
Ho ra máu do khối u lớn chứa tóc và xương
Một bệnh nhân nữ 18 tuổi ở Hải Phòng. Khoảng hai tháng nay, người bệnh bị ho khạc đờm trắng đục lẫn máu, ho nhiều vào sáng sớm, khó thở, không sốt, không đau ngực và không sút cân. Bệnh nhân có tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Trước khi vào viện, cô gái đã được gia đình đưa đi thăm khám tại nhiều nơi, song tình trạng ngày càng nặng.
Ngày 7/3, bác sĩ Bùi Hoàng Tú, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp cho biết: bệnh nhân thiếu máu nhẹ, phát hiện có khối u lớn chứa tóc và xương hiếm gặp trong lồng ngực.
Bác sĩ cho biết đây là trường hợp người bệnh trẻ tuổi, mắc loại u hiếm gặp trong thời gian khá dài.
Sau gần ba tiếng, bác sĩ lấy ra khối u lẫn tóc và xương đồng thời hút nhiều dịch. Bệnh nhân may mắn can thiệp thành công.
Tầm soát ung thư là gì – Thăm khám tầm soát để phát hiện ung thư sớm
Tầm soát ung thư là kỹ thuật giúp xác định các tế bào ung thư đang tồn tại trong cơ thể nhằm phát hiện sớm bệnh. Tầm soát ung thư thông thường được thực hiện thông qua các phương pháp cận lâm sàng là chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường cũng như các tế bào ác tính trong cơ thể, làm tăng khả năng điều trị bệnh và giúp nâng cao tỷ lệ sống và không tái phát bệnh sau 5 năm.
Ung thư có thể xuất hiện ở tất cả mọi độ tuổi cũng như giới tính, số lượng ca mắc mới và số ca tử vong đang tăng liên tục mỗi năm, nên cần chú trọng việc tầm soát ung thư. Kỹ thuật hỗ trợ trong tầm soát ung thư là xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh ngày càng phát triển hiện đại hơn giúp tăng khả năng phát hiện sớm các loại ung thư thông qua việc tầm soát ung thư.
Chủ động kiểm soát chế độ sinh hoạt và thói quen sống lành mạnh như không hút thuốc lá, phòng béo phì, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực vận động. Và đồng thời thực hiện tầm soát ung thư nhằm phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.
Tầm soát ung thư thông thường nên được thực hiện tối thiểu 1 năm 1 lần.
10 loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam năm 2022 gồm ung thư gan (chiếm 14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%), ung thư đại tràng (5,1%), ung thư trực tràng (3,5%), bệnh bạch cầu (3,4%), ung thư tuyến tiền liệt (3,4%), ung thư vòm họng (3,3%) và ung thư tuyến giáp (3%).
Bác sĩ khuyến nghị: Người dân cần đi khám định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần để tầm soát ung thư và phát hiện sớm những bất thường.