Liên Thành
Các chuyên gia quân sự của trang Creaders đã có bài viết với tựa đề: “Sự thật về bước tiến của quân đội Nga ở Bahamut: loạt đạn nhiệt áp mang tính hủy diệt”. Sau đây là những nội dung chính trong bài viết.
Vào ngày 5 tháng 4, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt như thường lệ. Tại Bakhmut, quân đội Nga tiếp tục đạt được bước tiến đáng kể ở phía bắc khu đô thị sau khi chiếm được nhà máy luyện kim, hành trì lớn nhất của Ukraina tại đây và thành phố ngầm. Một nhóm quân Nga đã tiến vào nhà tù Bakhmut, thành trì quan trọng của quân đội Ukraina, nơi này chỉ cách ga xe lửa của trung tâm Bakhmut một đoạn khoảng 500 mét, cũng là nơi mang tính biểu tượng của thành phố. Nếu nhà ga tiếp tục thất thủ, có thể quân Ukraina sẽ đồng loạt rút về khu đô thị phía Tây đường sắt và tiếp tục bị vướng chân bởi quân Nga.
Từ tình hình trước đó mà phán đoán, Wagner tấn công trực diện, bên sườn, hay từ phía sau, kế hoạch đều thất bại. Dựa vào các chiến thuật cứng rắn trước đây mà nói dễ nghe một chút thì là kiểu như: “Giết một nghìn kẻ thù, và làm chết tám trăm quân”. Thực tế đây là đánh đổi mạng sống của những người lính cho từng bước tiến.
Tuy nhiên, trong tuần qua, quân đội Nga đã bất ngờ đẩy nhanh tiến độ trong cuộc giao tranh trên đường phố Bakhmut. Thành phố ngầm của nhà máy gia công kim loại rộng 100.000 mét vuông đã bị hạ gục nhanh chóng, và cuộc tấn công này diễn ra khá suôn sẻ.
Xét từ tin tức trong vài ngày qua, nguyên nhân không phải do Wagner đột nhiên bị thần binh tướng tinh trên trời nhập vào, cũng không phải được ông chủ tăng thêm tiền thưởng hay dùng búa tạ giám sát đội. Thay vào đó là không quân Nga đổ bộ vào chiến trường bằng đường không. Những quân lính này là quân tinh nhuệ của quân đội Nga, lương bổng, trang bị và huấn luyện của họ đều tốt hơn nhiều so với lục quân.
Lý do quan trọng hơn là quân đội Nga có sự hỗ trợ của pháo binh hạng nặng.
Theo một số nguồn tin, lần này họ âm thầm tham gia chiến dịch bao vây. Lính đổ bộ đường không Nga được trang bị tên lửa lốc xoáy và tên lửa nhiệt áp TOS1 để bắn phá tòa nhà nơi quân đội Ukraina đang trú ẩn. Những vũ khí này vốn chỉ có ở đoàn pháo binh.
Sau đó tác giả đã tham khảo một số lượng lớn các báo cáo và thấy rằng đó là sự thật. Theo báo cáo của hãng thông tấn TASS ngày 4/4, trước đó một ngày theo giờ địa phương, một quan chức của Bộ Quốc phòng Nga cho biết:
“Lần đầu tiên Lực lượng đổ bộ đường không Nga nhận được hệ thống phun hỏa lực hạng nặng TOS-1A, vũ khí này sẽ được sử dụng trong các chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina”.
Dựa trên thời điểm mà tính toán, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 3 đã xác nhận vấn đề này và vụ ném bom nhiệt áp tàn khốc TOS1 chắc chắn đang được tiến hành. Vì vấn đề này không còn là bí mật quân sự nên quan chức báo chí của Bộ Quốc phòng Nga sẽ nói về nó một cách công khai.
Nhân viên báo chí của Bộ này cho biết:
“…trước đó, ba lực lượng phòng thủ của chúng tôi (các đơn vị bảo vệ bức xạ, hóa học và sinh học) ở vùng Saratov đã tiến hành Lễ bàn giao hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A cho Lực lượng đổ bộ đường không Nga. Đây là lần đầu tiên họ được trang bị loại vũ khí này”.
Tại buổi lễ bàn giao này, Alexey Goncharov, một đại tá trong Lực lượng lính dù Nga, đã ca ngợi loại vũ khí này:
“Quân đội của chúng ta đang nhận được những vũ khí mạnh mẽ này, vốn trong kho vũ khí của phương tây không hề có đối thủ nào cạnh tranh được. Tôi tin rằng việc sử dụng thành thạo các loại vũ khí này sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với chiến thắng”.
Mặc dù đây là giọng điệu rập khuôn và sáo rỗng của các sĩ quan quân đội Nga, nhưng tính sát thương của loại súng phóng lựu này trên thực tế đã trở thành chủ đề được thảo luận thường xuyên trong giới chuyên môn pháo binh.
Kể từ khi TOS1 tiến vào chiến trường Ukraina theo ghi nhận từ tin tức ngày 5/3/2022, bệ phóng tên lửa này đã gây được tiếng vang trong các trận đánh cố thủ Mariupol và Severodonetsk. Có thể nói, nếu không có loại vũ khí này, quân Nga sẽ không bao giờ hạ được Mariupol, nơi tập trung nhiều pháo đài kiên cố.
Bệ phóng tên lửa TOS-1 “Bratino” (còn được gọi là “Pinocchio”) ra đời từ nhu cầu của Quân đội Liên Xô cũ về vũ khí mang tính tàn phá và gây sát thương trong Chiến tranh Afghanistan.
Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Liên Xô cũ tin rằng việc tiếp tục phát triển các thiết bị mới giống như xe tăng phun lửa trong Thế chiến II để đối phó với quân du kích Afghanistan là không khả thi. Bởi vì xe tăng phun lửa truyền thống cần tiếp cận mục tiêu hơn mười mét trước khi phun nhiên liệu, điều này gần tương đương với tự tìm cái chết trong chiến tranh hiện đại.
Vì vậy, doanh nghiệp quân đội, tiền thân là Công ty Liên doanh Sản xuất Khoa học “Hợp kim” của Nga, đã kết hợp công nghệ phóng tên lửa và khung gầm xe tăng T72 để phát triển loại vũ khí khủng bố này.
Hệ thống TOS-1 được coi là vũ khí nổ có sức hủy diệt lớn nhất ngoài vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ. Vậy tại sao nó lại đáng sợ như vậy? Lý do chính là hệ thống TOS-1 sử dụng chất nổ nhiên liệu-không khí, thường được gọi là bom đám mây. Hiện tượng vũ khí nhiệt áp tạo ra được gọi là đám mây ngưng tụ, hay đám mây Wilson.
Bom đám mây được cải tiến từ bom napalm. Hoa Kỳ sử dụng bom mây lần đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam. So với bom napalm được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên, bom đám mây nguy hiểm hơn.
Bom đám mây sẽ tạo ra hai vụ nổ. Sau vụ nổ đầu tiên, đạn nổ phát tán các đám mây hóa học trong không khí thông qua hiệu ứng sol khí và nhanh chóng xuyên qua các tòa nhà và hang động, cũng như vào các chiến hào chật hẹp. Vụ nổ thứ hai sau đó ngay lập tức đốt cháy đám mây hóa học này, dẫn đến một vụ nổ lớn và kéo dài.
Bom nhiệt áp là phiên bản sửa đổi tiên tiến của bom đám mây. Trong khi bom đám mây sử dụng nhiên liệu lỏng, bom nhiệt áp sử dụng nhiên liệu rắn + chất oxy hóa (triethylaluminum), sức sát thương sau vụ nổ thứ hai gấp ba lần so với bom đám mây.
Bom đám mây và bom nhiệt áp có được sử dụng trong chiến tranh hiện đại hay không vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi. Trong chiến tranh Việt Nam, máy bay quân sự Mỹ đã thả bom mây xuống khu vực mục tiêu nhằm quét sạch toàn bộ doanh trại của quân đội Việt Nam. Không chỉ con người—áp suất cao quá mức được tạo ra bởi sự đốt cháy không khí đột ngột cùng với vụ nổ dữ dội ngay lập tức tiêu thụ toàn bộ oxy trong khu vực mục tiêu. Tất cả các sinh vật sống trong khu vực chết chóc này sẽ chết trong tình trạng đau đớn tột cùng vì thiếu oxy và bỏng rát đường hô hấp.
Những người ở gần tâm bán kính vụ nổ của TOS-1 sẽ bị “nghiền nát” bởi áp suất cực lớn. Áp suất quá lớn làm vỡ toàn bộ xương, lồi nhãn cầu, thủng màng nhĩ, làm tan chảy dạ dày và các cơ quan nội tạng khác.
Nếu như không cái nào ở trên có thể giết chết một người (thực tế điều này không thể xảy ra), thế thì, áp suất quá cao cũng sẽ hút không khí ra khỏi phổi của nạn nhân, khiến người lính chết ngạt vì giảm áp suất.
Tháng 8/2016, TOS-1A tham chiến tại Aleppo, Syria, pháo binh chính phủ sử dụng 2 xe TOS1A thực hiện 2 loạt bắn vào Học viện Pháo binh Aleppo do lực lượng vũ trang đối lập Syria kiểm soát. Tổng cộng, hơn 160 chiến binh nổi dậy đã thiệt mạng do các vụ nổ và ngạt thở.
Trong trận chiến ở dãy núi Latakia cùng năm, TOS-1A đã xuất kích thành công và phá hủy một lượng lớn công sự đường hầm của phiến quân. Trong vòng chưa đầy một tháng, Sư đoàn Tự do Duyên hải số 1 và số 2 của lực lượng vũ trang đối lập đã bị tiêu diệt một cách có tổ chức. Lực lượng của chính phủ Syria đã tiến thêm 10-15 km về phía trước.
Các ví dụ cụ thể của phương tiện này trên chiến trường Ukraina vẫn chưa rõ ràng. Theo suy đoán của tác giả, những tội ác chiến tranh mà nó gây ra ở Mariupol hẳn phải rất kinh khủng. (Thị trưởng thành phố cho biết 20.000 thường dân đã thiệt mạng).
Vì độ chính xác và độ lan tỏa của phát bắn là rất lớn nên trong trận chiến bao vây bi thảm, chiếc xe này đã đồng hành cùng quân đội Nga tham chiến và liên tục bắn phá vào các tòa nhà đô thị Mariupol trên quy mô lớn. Khi đó có hàng chục nghìn cư dân Mariupol đang trú ẩn dưới tầng hầm – hãy tưởng tượng cảnh không khí bị hút cạn! Đó là hình ảnh được mô tả trong Thần khúc của Dante về địa ngục.
Rõ ràng, thứ vũ khí lạnh giá này là vô tri vô giác, còn thực hiện mệnh lệnh cũng là những người lính vô tri. Ai mới là ma quỷ đây?.