Nhiều chỉ dấu cho thấy bức tranh kinh tế nhiều vùng của Trung Quốc đang trở nên ảm đạm hơn.
Đô thị mới Dự Khang (Yukang) tại đường Linh Không khu cảng hàng không thành phố Trịnh Châu là khu sống liên hợp gắn kết Công viên Khoa học và Công nghệ Foxconn Trịnh Châu, cũng là một trong những khu vực cư trú sớm nhất mà Foxconn tiếp nhận người lao động. Với việc chuyển dịch chuỗi công nghiệp của Apple, nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu đã cắt giảm mạnh nhân công và khiến đô thị mới Dự Khang chìm trong cô quạnh.
Trang tin kinh tế tài chính Yicai tại Trung Quốc đưa tin, phố đi bộ thương mại Tân Tọa Tiêu (Xin Zuo Biao) ở đô thị mới Dự Khang vắng tanh, hầu như không có bóng người, vô số cửa hàng ở hai bên đường đã phải đóng cửa. Trước những thông tin về Foxconn Trịnh Châu, gần đây phóng viên của Yicai đã đến chứng kiến những biến động lớn tại đô thị mới Dự Khang – nơi vốn là khu vực sinh sống của nhân viên Foxconn.
郑州富士康,一片寂寞,以前人山人海的,现在快成空城了,在加速师的带领下,再也回不到从前了#中共国 pic.twitter.com/2TEmQrSrdH
— toms (@gutiroomx) April 16, 2023
Trong một video được đăng tải cho biết: “Foxconn rời đi, lấy đi 320.000 việc làm và kéo theo tác động nặng nề đến phố đi bộ thương mại Tân Tọa Tiêu. Phố thương mại này từng được ví là “tiểu Hồng Kông”, nhưng giờ đây dân cư thưa thớt, số hộ kinh doanh giảm mạnh, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, có nhân viên Foxconn tiết lộ nhà máy hiện đang di chuyển thiết bị, nhiều công nhân đến từ Ấn Độ cũng đang hỗ trợ tháo dỡ, công ty không còn tuyển dụng công nhân nữa. Bởi vì hầu hết người lao động là giới trẻ có trình độ học vấn thấp nên những người này mất việc sẽ phải đối mặt với áp lực khó khăn hơn để tìm việc làm lại”.
4月13日,第一财经记者实探郑州富士康宿舍区冷清的商业街:工人走后一片冷清! pic.twitter.com/TZohZB6o0c
— 墙内之音【互fo 💯】 (@qiangneizhiyin) April 15, 2023
Chuỗi công nghiệp của Foxconn rời đi, thời thịnh vượng đã không còn
Một công nhân kho hàng đã làm việc tại Foxconn gần 10 năm, anh Feng Jian nói với Yicai rằng, trước đây trong thời kỳ cao điểm việc làm của Foxconn thì vùng này có gần 100.000 người đã sống tại đô thị mới Dự Khang, nhưng hiện nay hầu hết các cửa hàng tại con phố thương mại dài hơn cây số này đã đóng cửa.
Sáng 13/4, tại Công viên Khoa học Công nghệ Foxconn Trịnh Châu, một số nhân viên của Foxconn nói với phóng viên của Yicai rằng dù không thể so sánh với con số hơn 300.000 nhân viên lúc cao điểm, nhưng ngày nay lượng nhân viên Foxconn vẫn làm việc đã nhỏ hơn nhiều so với năm ngoái: “So với những năm trước, số lượng người bây giờ giảm một nửa”.
Không chỉ Foxconn, Nhà máy Giày Dụ Nguyên (Yue Yuen) – một doanh nghiệp Đài Loan tại Đông Quản tỉnh Quảng Đông – từng là nhà máy sản xuất giày lớn nhất thế giới, có khoảng 300.000 công nhân tại hai khu công nghiệp lớn là Gaobu và Huangjiang, nhưng hiện nay đã bỏ trống. Một người phụ trách tại địa phương bất lực nói: “Bây giờ đế quốc Mỹ đã chuyển tất cả các đơn đặt hàng sang các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam. Các nhà máy chế biến máy móc truyền thống như của chúng tôi về cơ bản không có việc để làm, trước đây tôi chưa bao giờ gặp phải vấn đề như vậy. Chúng tôi bắt đầu bán máy và bỏ cuộc”.
Dữ liệu hải quan mới phản ánh tình hình ngoại thương năm ngoái
Nhưng dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào thứ Năm tuần trước (13/4) cho thấy, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 năm nay là 542,99 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng so với tháng trước là 32%. Nhưng trong quý đầu tiên của năm nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 1,44 nghìn tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu là 821,83 tỷ USD tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu đạt 204,71 tỷ USD giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Li, một người làm tài chính, cho biết dữ liệu xuất nhập khẩu do hải quan Trung Quốc công bố phản ánh lượng đơn đặt hàng trong nửa cuối năm ngoái và số lượng đơn đặt hàng ngoại thương trong quý đầu tiên của năm nay sẽ chỉ được biết vào nửa cuối năm nay. Nhưng phân tích tình hình kinh tế hiện nay cho thấy ngoại thương của Trung Quốc rõ ràng xu hướng giảm sút. Ông nói: “Làm sao có thể quay lại quá khứ? Tôi nghĩ xã hội này chỉ có thể bị lật đổ và khởi động lại. Nền kinh tế Trung Quốc có quy mô lớn như vậy, nếu đi theo con đường của Triều Tiên thì cuối cùng bên nào sẽ đến cứu giúp? Triều Tiên ngày nay liệu có tồn tại được khi tách rời Trung Quốc và Nga không? Câu trả lời rất đơn giản là không. Vấn đề của Trung Quốc không phải là vấn đề kinh tế, cũng không phải là vấn đề xã hội, mà là vấn đề về hệ giá trị [văn hóa]”.
Ngoài ra lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc cũng điêu đứng. Trang Yicai hôm thứ Hai (17/4) đưa tin rằng, báo cáo thường niên năm 2022 cho thấy mức lương trung bình của nhiều công ty môi giới niêm yết đã giảm 20% so với năm trước, còn số giám đốc điều hành cấp cao đã giảm hơn 30%, tiền lương nói chung (đặc biệt là tiền lương của các giám đốc điều hành cấp cao) các công ty bảo hiểm, ngân hàng, quỹ đại chúng, ngành ủy thác… đều đã bị cắt giảm. Năm ngoái, trong số 26 công ty chứng khoán có 22 công ty lương bình quân bị giảm, chiếm hơn 80%. Ví dụ như: lương bình quân của CICC là 819.600 nhân dân tệ, giảm 29,60% hàng năm; lương bình quân của Chứng khoán Haitong là 499.800 nhân dân tệ, giảm 36,29% hàng năm; lương bình quân của CMSC là 472.700 nhân dân tệ, giảm 39,37% hàng năm.
Theo Cổ Đình, RFA