Càng ngày, bức tranh hoàn chỉnh về một giai đoạn suy thoái kéo dài càng trở nên rõ nét. Suy thoái là kết cục chắc chắn, chỉ là nó có thể kéo dài bao lâu? Trong 50 năm qua, các cuộc suy thoái kinh tế kéo dài từ 2 – 18 tháng. Nhưng lần này, các nhà kinh tế của Cục dự trữ liên bang Mỹ tin rằng đợt suy thoái tiếp theo sẽ kéo dài lâu hơn bình thường
Tại Mỹ, một uỷ ban bao gồm các nhà kinh tế học tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia – Ủy ban Định kỳ Chu kỳ Kinh doanh – xác định thời điểm suy thoái chính thức bắt đầu và kết thúc. Uỷ ban này định nghĩa suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế giữa các lĩnh vực khác nhau kéo dài trong vài tháng trở lên.
Fed: Suy thoái kinh tế kéo dài
Năm 2021, ủy ban này đã xác nhận rằng đợt suy thoái do đại dịch chỉ kéo dài hai tháng, từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020, “đây là đợt suy thoái ngắn nhất được ghi nhận ở Hoa Kỳ”.
Sự vỡ nợ kinh tế đó đã được rút ngắn bởi sự kích thích lớn từ chính phủ.
Suy thoái của Hoa Kỳ kể từ năm 1945 (tính bằng tháng)
- 1945: 8 tháng (Tháng Hai – tháng mười)
- 1948: 11 tháng (tháng 11/1948 – 10/1949)
- 1953: 10 tháng (tháng 7/1953 – 5/1954)
- 1957: 8 tháng (tháng 8/1957 – 4/1958)
- 1960; 10 tháng (tháng 4/1960- 2/1961)
- 1969: 11 tháng (12/1969- 11/1970) (giai đoạn đình trệ lạm phát, khá tương đồng với giai đoạn hiện nay)
- 1973: 16 tháng (11/1073 – 3/1975)
- 1980: 6 tháng (1/1980 – 7/1980)
- 1981: 16 tháng (7/1981-11/1982)
- 1990: 8 tháng (7/1990-3/1991)
- 2001: 8 tháng (3/2001- 11/2021)
- 2007: 18 tháng (12/2007 – 6/2009)
- 2020: 2 tháng (2/2020-4/2020)
Tuy nhiên, sự suy thoái tiếp theo có thể không kết thúc nhanh như vậy. Tức là nó có thể tồi tệ hơn 2008 -2009, nơi có thời gian suy thoái kéo dài nhất, lên tới 18 tháng.
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang dự đoán rằng sẽ có một cuộc suy thoái nhẹ vào cuối năm nay, “với sự phục hồi trong hai năm tiếp theo”, theo biên bản cuộc họp ngày 21-22/3 của Cục Dự trữ Liên bang. Điều này có nghĩa, sự phục hồi không kỳ vọng sẽ diễn ra trong ngắn hạn.
Bởi vì các nhà kinh tế đổ lỗi cho tình trạng hỗn loạn gần đây trong ngành ngân hàng là nguyên nhân gây ra khó khăn kinh tế sắp xảy ra, nên họ cho rằng nỗi đau sẽ kéo dài lâu hơn bình thường: “Các cuộc suy thoái lịch sử liên quan đến các vấn đề của thị trường tài chính có xu hướng nghiêm trọng và dai dẳng hơn các cuộc suy thoái trung bình”, nhân viên này lưu ý trong biên bản.
Tiêu cực hơn Fed: Suy thoái kinh tế tồi tệ chưa từng có.
Nhưng các nhà kinh tế học khác còn tiêu cực hơn Fed rất nhiều, họ không cho rằng đợt suy thoái tới đây chỉ là nhẹ; mà là lớn và tồi tệ chưa từng có.
Khác hẳn với tất cả các giai đoạn khác, thời điểm hiện tại, kinh tế của Hoa Kỳ nói riêng và của thế giới nói chung có cả 3 vấn đề trầm trọng: lạm phát – đình trệ và khối nợ công tư kỷ lục.
Ông cho rằng những cú sốc ảnh hưởng đến nền kinh tế có thể bắt nguồn từ phía cung chứ không phải từ sự gia tăng của cầu, giống như những gì đã xảy ra trong những năm 1970 giữa hai cú sốc tiêu cực về dầu. Khi điều này xảy ra, chi phí năng lượng và sản xuất tăng vọt, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn đối với các quốc gia nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm, khiến lạm phát tăng cao và có thể xảy ra suy thoái.
Ông viết: “Nếu phản ứng với cú sốc cung tiêu cực này bằng chính sách tài khóa và tiền tệ lỏng lẻo – các ngân hàng đặt lãi suất thấp để khuyến khích vay nợ – để ngăn chặn đà tăng trưởng chậm lại, thì các vị sẽ nuôi dưỡng ngọn lửa lạm phát bằng cách kích thích thay vì hạ nhiệt cầu về hàng hóa và lao động”.
Ông viết: “Sau đó, các vị kết thúc bằng lạm phát cao và đình trệ dai dẳng: một cuộc suy thoái với tỷ lệ lạm phát cao”.
Nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích thị trường đã cảnh báo về một môi trường kinh tế lạm phát cao và tăng trưởng què quặt. Tiến sĩ Nouriel Roubini, Giáo sư Đại học New York, phát biểu trên sân khấu trong Hội nghị Thường niên Concordia 2022 – Ngày 3 tại Sheraton New York vào ngày 21/09/2022 tại thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: John Lamparski / Getty Images cho Concordia Summit)
Sau suy thoái là khủng hoảng ‘chưa từng có’
Nhưng trong khi suy thoái có thể không thể tránh khỏi, người sáng lập của Roubini Global Economics cho rằng có thể xảy ra “một cuộc khủng hoảng nợ lạm phát nghiêm trọng” sau suy thoái kinh tế.
“Tính theo tỷ trọng của GDP toàn cầu [tổng sản phẩm quốc nội], mức nợ công và tư nhân ngày nay cao hơn nhiều so với trước đây, đã tăng từ 200% năm 1999 lên 350% ngày nay”, ông viết. “Trong điều kiện này, việc nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ và lãi suất tăng sẽ khiến các hộ gia đình, công ty, tổ chức tài chính và chính phủ có đòn bẩy tài chính cao rơi vào tình trạng phá sản và vỡ nợ”.
Ngoài ra, tất cả các công cụ thông thường để giảm thiểu suy thoái hoặc giảm thiểu tác động của suy thoái đều bị hạn chế, đặc biệt là do “các khoản nợ công đang trở nên không bền vững”.
Cuối cùng, ông Roubini cho rằng cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ là sự kết hợp của lạm phát đình trệ những năm 1970 và cuộc khủng hoảng nợ 2008-2009. Khi chúng được kết hợp lại với nhau, “thập kỷ tới có thể là một cuộc Khủng hoảng Nợ – Đình – Lạm, là cuộc khủng hoảng mà chúng ta chưa từng thấy bao giờ”.
Thuỷ Tiên – Thanh Đoàn