Tạ Linh
David Hambling là một nhà báo, tác giả và nhà tư vấn chuyên về công nghệ quốc phòng có trụ sở tại London với hơn 20 năm kinh nghiệm. Ông đã có bài bình luận về Bí ẩn tỷ đô của Hải quân Hoa Kỳ: ‘Máy bay không người lái kamikaze’. Sau đây là nội dung chính bài bình luận đăng trên kênh quân sự 1945
Bộ Tư lệnh Hệ thống Hải quân của Hoa Kỳ, còn được gọi là NAVSEA, được ghi nhận là sắp đặt hàng một lượng lớn UAV cảm tử, còn được gọi là máy bay không người lái kamikaze. Đơn đặt hàng sẽ có tổng trị giá hơn 1 tỷ đô la. Số tiền này sẽ mua được gì vẫn chưa được tiết lộ vì Hải quân từ chối thảo luận về dự án. Tuy nhiên, tài liệu ngân sách tiết lộ một mức độ chi tiết đáng ngạc nhiên.
NAVSEA chịu trách nhiệm về kỹ thuật, xây dựng, mua và bảo trì hạm đội tàu của Hải quân và các hệ thống chiến đấu. Cơ quan này không chịu trách nhiệm đối với máy bay của Hải quân, vốn thuộc Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân. Có vẻ như máy bay không người lái một chiều thì chỉ được tính như tên lửa.
Hợp đồng phát triển và sản xuất một loại UAV cảm tử như này lần đầu tiên được đề cập trong một thông báo chào mời được đưa ra vào tháng 11 năm ngoái. Thông báo nêu rõ rằng không giống như hầu hết các hợp đồng của chính phủ, hợp đồng này sẽ không được đấu thầu cạnh tranh. Chỉ có một nhà cung cấp duy nhất có thể đáp ứng các yêu cầu của Hải quân: Tập đoàn Raytheon. Tuy nhiên, Raytheon đã từ chối lời mời thảo luận về thỏa thuận và giới thiệu nhóm tác giả đến NAVSEA.
Hải quân có rất nhiều tên lửa dẫn đường và một số loại máy bay không người lái. Tên lửa hành trình Tomahawk là vũ khí chính được hải quân Mỹ phóng từ tàu chiến và tàu ngầm. Nhưng hải quân hiện không triển khai UAV cảm tử. Theo các tài liệu ngân sách, hợp đồng mới nhằm bù đắp cho khoảng trống quan trọng về năng lực.
UAV cảm tử: Hỏa lực từ trên không
UAV cảm tử có thể khoanh tròn hoặc tìm kiếm khu vực mục tiêu trong một thời gian dài. Nước Cộng hòa Azerbaijan đã sử dụng rộng rãi loại UAV cảm tử có tên là Harop do Israel sản xuất trong cuộc xung đột với Armenia. Những UAV này có thể ở trong không khí tới chín giờ trước khi tấn công. Và không giống như tên lửa hành trình, các loại UAV cảm tử điển hình có cảm biến để người điều khiển có thể tìm và xác định mục tiêu. Điều này có nghĩa là UAV cảm từ không cần phải được phóng vào một mục tiêu cụ thể. Ví dụ, UAV Harpy, có họ hàng gần với Harop, có thể phát hiện và phân loại phát xạ radar. Một làn sóng của Harpy có thể được tung ra để hạ gục radar phòng không trước khi máy bay lao vào.
Ưu điểm chính khác của UAV cảm tử là chúng có thể được chế tạo đơn giản và rẻ tiền. Các máy bay không người lái kamikaze Shahed do Iran sản xuất đang oanh tạc ở Ukraina được đặt biệt danh là “xe gắn máy” vì loại động cơ đẩy của chúng khi di chuyển với tốc độ dưới 193 km một giờ. Được sản xuất với giá ước tính 20.000 USD mỗi chiếc, quân đội Shahed có nhiều đến mức một số có thể vượt qua hàng phòng ngự. Tương tự, Ukraina đã chế tạo cái gọi là máy bay không người lái tấn công Alibaba từ các bộ sở thích từ Trung Quốc. Nước này cũng đã biến những chiếc máy bay không người lái đua thành những loại vũ khí chiến thuật UAV cảm tử có giá chỉ vài trăm đô la mỗi chiếc. Một số lượng lớn UAV loại này với giá rẻ có thể áp đảo hệ thống phòng thủ hoặc hoạt động như một miếng bọt biển tên lửa, hấp thụ các tên lửa đất đối không có thể nhắm mục tiêu vào máy bay hoặc tên lửa hành trình đắt tiền.
Ứng viên tiềm năng
Có thể đưa ra những phỏng đoán có cơ sở nào về máy bay không người lái kamikaze hay UAV cảm tử trị giá hàng tỷ đô la của Hải quân Mỹ, một dự án cấp bách đến mức chỉ Tập đoàn công nghệ Raytheon là công ty đặc biệt phù hợp để thực hiện?
Một khả năng là sự phát triển của Tomahawk nặng hơn 1300 kg của Raytheon thành một loại UAV cảm tử. Loại vũ khí này có thể có cùng kích thước và trọng lượng với vũ khí hiện có, vì vậy nó có thể được phóng bởi cùng các tàu và tàu ngầm mà không cần trang bị mới. Tomahawk hiện có một động cơ phản lực cánh quạt hiệu quả có thể nâng cấp được. Ngoài ra, đầu đạn có thể được chế tạo nhỏ hơn, tạo điều kiện cho lượng nhiên liệu nạp nhiều hơn nhằm tăng thời gian bay lượn. Các cảm biến và thông tin liên lạc mới sẽ biến nó thành một loại UAV cảm tử được nối mạng có thể quay quanh khu vực chiến đấu và tấn công các mục tiêu khi chúng xuất hiện. Hải quân Hoa Kỳ năm nay đã mua 50 chiếc Tomahawk với giá gần 2 triệu đô la mỗi chiếc, vì vậy sau khi loại bỏ chi phí phát triển, ngân sách hàng tỷ đô la có thể mua được nhiều nhất vài trăm tên lửa hành trình và đạn dược.
Một sản phẩm khác của Raytheon có thể được biến thành UAV thu nhỏ làm tên lửa mồi bẫy, hay MALD. Được phát triển lần đầu theo hợp đồng của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) vào những năm 1990, tên lửa ADM-160B MALD chạy bằng phản lực dài 9 feet, nặng khoảng 113 kg và bay với tốc độ hơn 600 dặm/giờ. Các tấm phản xạ radar khiến mồi nhử nhỏ trông giống một chiếc máy bay lớn hơn nhiều — nó thậm chí có thể bắt chước một chiếc B-52 — và nó có thể thực hiện các thao tác được lập trình sẵn để tạo ấn tượng rằng nó là một phần của lực lượng tấn công.
Một máy bay có thể mang theo nhiều MALD ngoài lượng bom và tên lửa thông thường. Máy bay này có thể sử dụng chúng để đánh lạc hướng phòng thủ khỏi cuộc tấn công thực sự. Ukraina đã sử dụng MALD để che giấu các cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow.
Theo Raytheon, MALD-J mới nhất có thể bay xung quanh trong khu vực mục tiêu, gây nhiễu hoặc nhầm lẫn radar của đối phương bằng gói tác chiến điện tử. Trao đổi trọng tải cho một đầu đạn và các cảm biến sẽ biến MALD thành một loại UAV cảm tử để thu hút radar và các mục tiêu cơ hội khác.
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã mua một lô MALD vào năm 2018 với giá dưới 400.000 đô la một chiếc. Do đó, một hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la có thể bao gồm một vài nghìn quả bom, đạn loại MALD.
Nhưng ứng cử viên khả dĩ nhất phải là thứ gì đó nhỏ hơn nhiều có thể được sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều.
Tham gia vào Hệ thống vũ khí từ xa SWARM
Raytheon cũng chế tạo Coyote, một máy bay không người lái có thể kích hoạt bằng ống, chạy bằng điện, chỉ nặng khoảng 6.8 kg. Công ty cũng đã trình diễn một phiên bản lớn hơn, chạy bằng động cơ phản lực để đánh chặn các máy bay không người lái khác.
Chương trình LOCUST của Hải quân — chi phí thấp
— đã phát triển các máy bay không người lái SWARM từ năm 2015, sử dụng Raytheon Coyotes làm phương tiện thử nghiệm. Trong các lần trình diễn của LOCUST, hàng chục máy bay không người lái phối hợp với nhau như một đàn chim. Chúng hoạt động như một thực thể duy nhất dưới sự kiểm soát của một nhà điều hành. Raytheon đề cập đến “phần mềm SWARM đặc biệt” trong các tài liệu về Coyote, cho thấy phần mềm này hiện đã đạt tới tiêu chuẩn.
Vào năm 2021, Hải quân lần đầu tiên cho thấy một nhóm máy bay không người lái không SWARM xác định tấn công mục tiêu là một con tàu trong một cuộc tập trận. Đây có thể là minh chứng cuối cùng cho LOCUST.
Năm 2024, ngân sách nghiên cứu và phát triển của Hải quân mô tả một dự án có tên là Goalkeeper (Thủ môn) để đáp ứng “Nhu cầu hoạt động chung khẩn cấp”, đây là một hoạt động dự phòng liên quan đến nhiều dịch vụ hơn. Goalkeeper được mô tả là sự tiếp nối của LOCUST.
Tác giả nhấn mạnh rằng theo tài liệu ngân sách thì “Hải quân đang theo đuổi một giải pháp thương mại có sẵn với phần mềm tự trị do chính phủ cung cấp và hệ thống phóng do chính phủ cung cấp,”. Từ đó cho thấy phần cứng là thứ đã được sản xuất sẵn bởi một công ty khác. “Hệ thống sẽ dùng cho mục đích viễn chinh và có thể được triển khai bởi các nhóm nhỏ để hỗ trợ các hoạt động trong môi trường khác nhau.”
Điều này cho thấy rõ ràng rằng Goalkeeper sẽ có máy bay không người lái Coyote làm phần cứng với bộ phần mềm mới. Ngân sách nói rằng phần mềm sẽ bao gồm các khả năng Nhận dạng mục tiêu tự động mới, cho thấy máy bay không người lái sẽ từ tìm và xác định mục tiêu.
Mua trước cả khi bay?
Ngân sách nghiên cứu và phát triển lưu ý rằng Goalkeeper đồng thời yêu cầu tài trợ mua sắm, vì cần bắt đầu sản xuất gấp. Yếu tố sản xuất xuất hiện trong Ngân sách Đạn dược FY24 của Hải quân với lô đầu tiên gồm 900 quả đạn Goalkeeper, được biết đến như là Hệ thống Vũ khí Tự động, trong đó giá mỗi chiếc 270.000 đô la, tổng số tiền là 243 triệu đô la.
Số tiền lớn nhất chi cho giao dịch này có thể vượt qua con số 500 triệu đô la dự kiến vào năm tài chính 2025, lưu ý rằng Goalkeeper ắt hẳn là loại UAV cảm tử trong thông báo của Raytheon hồi tháng 11 năm 2022.
270.000 đô la có vẻ là một mức giá cao cho một máy bay không người lái cỡ nhỏ. Theo một bản tin trên trang Military.com năm 2016, Coyotes chỉ có giá khoảng 30.000 đô la lúc bây giờ, điều này thể hiện một sự lạm phát nghiêm trọng. Giá cả thường đi đôi với kích cỡ của phương tiện chiến đấu, nhưng theo những chi tiết được đề cập thì máy bay này có thể triển khai bởi 1 đội nhỏ, vậy có nghĩa là kích thước của nó vẫn nhỏ, nếu không muốn nói là có thể vác nó trong ba lô. Một nhà phát triển về UAV cảm tử Ukraina đã nói với nhóm tác giả rằng anh ấy mong đợi một thứ gì đó có thông số kỹ thuật của Coyote với giá dưới 10.000 đô la.
Tuy nhiên, với giá 270.000 đô la mỗi chiếc, hợp đồng Raytheon trị giá 1,1 tỷ đô la sẽ mua được 4.000 UAV cảm tử. Nếu hàng chục hoặc hàng trăm chiếc được kích hoạt cùng một lúc, đây sẽ là điểm mấu chốt trong phương pháp sử dụng SWARM trong LOCUST, điều này khiến chúng ta nghĩ đến số lượng kho chưa khá là hạn chế. (Ukraina đang chế tạo và sử dụng hàng nghìn UAV cảm tử nhỏ mỗi tháng — và chúng được phóng riêng lẻ.)
Chi phí cao như vậy dường như đã ảnh hưởng đến quyết định của Quân đội Hoa Kỳ trong việc không mua thêm đạn Switchblade 300 với giá 60.000 USD mỗi phát. Rốt cuộc, họ đã chứng kiến lực lượng Ukraina sửa đổi máy bay không người lái thương mại biến chúng thành đầu đạn lớn hơn để tấn công các phương tiện của Nga với giá chỉ dưới 500 USD mỗi phát.
Trang bị SWARM là tương lai và Goalkeeper sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong tình huống khẩn cấp cho Hải quân. Bỏ qua quy trình đấu thầu cạnh tranh và tiếp tục với việc đặt hàng sản xuất một phương tiện chưa được phát triển và thử nghiệm, sẽ nhận được giao hàng đó sớm hơn, nhưng bù lại chi phí và rủi ro sẽ tăng đáng kể.
Chúng ta nên nhận định rằng có những lý do quân sự chính đáng khiến Hải quân giữ kín dự án này. Cái tên Goalkeeper gợi cảm giác về tuyến phòng thủ cuối cùng mang tính cấp bách cao ám chỉ một mối đe dọa mới nổi như máy bay không người lái hoặc thuyền không người lái SWARM của đối phương, nhưng đây cũng có thể là định hướng sai. Hy vọng rằng việc che giấu kín đáo này không phải là do họ tránh né thảo luận về số tiền mà người đóng thuế ở Hoa Kỳ kiếm được cho hóa đơn tỷ đô la của họ.