Ông Hoàng Đức Nghĩa (Huang Deyi), một người dân ở TP. Đào Nam (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc), người đã xây cầu phao để thuận tiện cho người dân và thu một khoản phí hoàn vốn nhỏ, đã bị chính quyền bắt giữ vì tội gây gổ và gây rối, kết quả cả gia đình 18 người bị kết án tù. Tin tức đã làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng, một số cư dân mạng thẳng thừng nói: “ĐCSTQ không làm việc tốt, cũng không cho phép người dân làm việc tốt.”
Theo trang The Paper đưa tin hôm 8/7, vào năm 2014 ông Hoàng Đức Nghĩa ở đã xây dựng một cây cầu phao cố định bằng thuyền vỏ sắt trên sông và thu một khoản phí nhất định. Vào tháng 10/2018, Cục bảo vệ nguồn nước thành phố Đào Nam đã xử phạt ông vì tội xây dựng cầu trái phép và buộc phải tháo dỡ cầu phao. Tuy nhiên sau khi nộp phạt, ông đã bị Cục Công an TP. Đào Nam tạm giữ hình sự vào tháng 2/2019 vì liên quan đến gây gổ và gây rối trật tự. Sau đó, 18 thành viên trong gia đình ông đã bị kết án, có người thậm chí còn bị mất việc làm giáo viên.
Nông dân địa phương cho rằng sau khi cầu phao bị phá bỏ, họ chỉ có thể chọn đi đường vòng, ngay cả cầu Trấn Tây gần nhất cũng phải đi đường vòng 70 km. Còn người dân trong thôn họ Lý, là “nạn nhân trong vụ án hình sự” bị thu phí nhiều nhất, sau khi được tòa án hoàn trả 20.000 nhân dân tệ (~ 64,5 triệu VNĐ), đã “suy đi nghĩ lại, cho rằng việc này là không phù hợp”, nên đã trả lại số tiền này cho nhà của ông Hoàng Đức Nghĩa.
Một số lượng lớn cư dân mạng đã để lại lời nhắn trong khu vực bình luận của bài báo nói trên:
“Tất cả những người làm án đều sống trong chân không à? Không ăn hương hỏa ở nhân gian! Chủ nghĩa hình thức nghiêm trọng và thực thi pháp luật máy móc!”
“Thực thi pháp luật đi ngược lại lẽ thường, không phải vì lợi ích thì chính là xấu.”
“Cũng không biết họ nghĩ gì, cả nhà đều bị tuyên án, là dùng hình thức thời cổ đại ư?”
“Chính quyền không hành động, mà còn cản trở người dân hành động.”
Cư dân mạng “Gancheng Wang” đã đăng một video vào ngày 9/7 nói rằng: “Những người xây cầu ở Hắc Long Giang cuối cùng đã dũng cảm lên tiếng!” Trong video, ông Hoàng Đức Nghĩa nói rằng 22 dân làng đã chết đuối trước khi ông xây cầu, sau khi cầu bị dỡ lại có hơn 10 người chết đuối. Ông hỏi: “Tại sao muốn cắt đứt con đường của người dân, bắt người sửa đường, kết án người xây cầu?”
黑龙江架桥人终于勇敢发声了!… pic.twitter.com/dJzK3TITOU
— Gancheng Wang (@GanchengW) July 9, 2023
Về vấn đề này, luật gia Trung Quốc La Tường (Luo Xiang) cũng lên tiếng vào ngày 8/7 rằng: “Ngay cả khi cho rằng việc tự ý xây dựng một cây cầu mà không xin phép là một hành vi bất hợp pháp, thì hậu quả pháp lý nghiêm trọng nhất là bị xử phạt hành chính chứ không phải trách nhiệm hình sự”. Ông cho biết, đối với việc người dân tự ý xây cầu, thì có thể bổ sung thủ tục sau khi đã xây xong, chứ không phải là nhất loạt buộc phải dỡ, nhất là trong tình huống xây sửa cầu có thể đáp ứng nhu cầu lớn của người dân, “không nên tùy tiện tháo dỡ”.
— Gancheng Wang (@GanchengW) July 9, 2023
(Nội dung tweet: Những con số quan trọng trong vụ án tự ý xây cầu:
1. Năm 2014 bỏ ra 130.000 tệ xây xong cầu.
2. Người và xe cộ đi lại thu phí từ 1 – 10 tệ, người dân gần đó không thu phí.
3. Năm 2014, 2016, 2017 lần lượt nộp phạt 10.000 tệ.
4. Tháng 10/2018, cây cầu này bị dỡ.
5. Tháng 2/2019, người xây cầu này bị giam giữ hình sự vì tội gây gổ, gây rối.
6. Tháng 12/2019, cả nhà 18 người bị kết án.
7. Hiện nay, người dân trong làng phải đi đường vòng 72 km
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Một bài báo trên China Digital Times có tiêu đề “Yến Sơ Lầu/ Một gia đình 18 người tự ý xây cầu phao bị kết án: Lòng người biến thành xấu, chính là bắt đầu từ việc người tốt không được đền đáp”. Sông Thao mang đến sự bất tiện cho sự đi lại của người dân, rõ ràng là lộ trình mười mấy phút, đi tới đi lui bằng đường vòng cũng phải 7, 8 chục cây số. Trước năm 2014, nhiều người vì thế mà chết đuối, bao gồm cả người thân và bạn bè như học sinh và chú của giáo viên Hoàng Đức Nghĩa tại địa phương.
“Khi người ta xây cầu thì các người im lặng, khi người ta thu phí thì các người phạt, người ta không nộp nổi tiền phạt thì các người ra lệnh tháo dỡ, người ta tháo dỡ xong thì lại nói người ta gây gổ và gây rối trật tự, lại còn liên lụy đến 18 thành viên trong gia đình họ. Đây là năm 2023 sau Công nguyên phải không?”
Bài viết nói rằng điều khiến mọi người buồn là ông Hoàng Đức Nghĩa đã xây dựng một cây cầu phao để thuận tiện cho dân làng đi lại, không chỉ phải nộp tiền phạt, mất việc mà còn còn liên lụy đến 18 người trong gia đình ông, trừ 2 người con nhỏ, 17 người còn lại đều bị kết án.
Bài báo chỉ ra rằng việc gây rối trật tự thực sự là một tội bỏ túi, và mọi thứ đều có thể nhét vào đó.
“Các người nói ông Hoàng Đức Nghĩa kinh doanh bất hợp pháp thì tôi còn có thể hiểu, chứ đừng nói người ta gây rối trật tự, tìm ai gây rối việc gì? Lẽ nào thực sự là vì ông ấy đã bỏ ra 130.000 nhân dân tệ để thu về 1,3 tỷ?” Vụ án này nếu xử lý không tốt, có thể sẽ lại là việc “có nên giúp đỡ chính nghĩa hay không” trong lịch sử tư pháp.
Một số cư dân mạng Twitter bày tỏ sự tức giận:
“Ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc cai trị, sửa chữa cầu đường không có ai chết, nhưng giết người phóng hỏa lại đeo đai vàng! Chính quyền ĐCSTQ không làm việc tốt, cũng không cho người dân làm việc tốt, nếu không thì sẽ cho thấy ĐCSTQ rõ ràng không phải là người tốt!”
“Nếu chính phủ còn chút nhân tính, trước tiên hãy xây xong cây cầu, rồi hãy dỡ cây cầu tự xây cũng được. Hành động của chính quyền chỉ là phô trương quyền lực, không có tác dụng gì.”
“Cắt đứt con đường tài chính của các quan chức địa phương.”
“Điều này và việc liên đới thời cổ đại có gì khác biệt?”
“Quốc gia hùng mạnh, giúp đỡ người khác lại bằng như gây rối!”
“Định nghĩa của tội ác đã bị đánh cắp, kẻ ác làm luật bảo vệ kẻ ác, chèn ép thiện lương, thiên lý khó dung, Cộng phỉ tội ác chồng chất, trời sẽ hủy diệt ngươi.”
“Trong vấn đề này, mọi người đều chưa hình dung ra một sự thật cơ bản nhất: Người dân Đại Lục là nô lệ của Cộng phỉ! Các bạn là nô lệ thì phải tuân thủ quy định của nô lệ, bảo bác bạn làm gì thì hãy làm theo, không bảo làm thì nhất định không thể làm! Đạo lý đơn giản thế này mà không hiểu sao? Còn cần phải tranh cãi nữa sao? Không lật đổ chế độ nô dịch của Cộng phỉ thì những chuyện như thế này sẽ liên tục xảy ra!”.
Lý Mộc Tử, Vision Times