Kể từ khi Tổng thống Niger Mohamed Bazoum bị lực lượng cận vệ bắt giữ và quản thúc tại dinh thự trong cuộc đảo chính không tiếng súng đêm 26/7, tình hình nước này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Chính quyền Niger hôm 26/8 tuyên bố rằng họ đã ra lệnh cho Đại sứ Pháp rời khỏi quốc gia này trong vòng 48 giờ, do quan hệ với Pháp ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) bác bỏ giai đoạn chuyển tiếp kéo dài ba năm.
Chính quyền quân sự Niger trục xuất Đại sứ Pháp
Hãng thông tấn Reuters của Anh đưa tin, trong bối cảnh mối quan hệ giữa quốc gia Tây Phi Niger và cường quốc thuộc địa cũ của họ là Pháp ngày càng xấu đi, Bộ Ngoại giao Niger hôm 25/8 tuyên bố rằng Đại sứ Pháp tại Niger, ông Sylvain Itte, đã được lệnh phải rời khỏi nước này trong 48 tiếng sau khi quan chức ngoại giao Pháp từ chối phản hồi thư mời họp.
Bộ Ngoại giao do chính quyền Niger bổ nhiệm cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định trục xuất Đại sứ Pháp tại Niger là phản ứng trước những hành động của chính phủ Pháp “đi ngược lại lợi ích của Niger”.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Đại sứ Itte “từ chối phản hồi” thư mời họp của Ngoại trưởng Niger, cũng như “các hành động khác từ chính phủ Pháp đi ngược lợi ích của Niger”.
Bộ Ngoại giao Pháp đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của giới truyền thông.
Cùng ngày, những tuyên bố có vẻ chính thức được chia sẻ rộng rãi trên mạng, cho thấy Niger ra lệnh cho Đại sứ Mỹ và Đại sứ Đức rời khỏi đất nước với lý do tương tự.
Tuy nhiên, ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Niger đã thông báo rằng đó không phải văn bản mà họ đưa ra. “Không có yêu cầu nào như vậy được đưa ra cho Chính phủ Mỹ”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Theo một nguồn tin từ chính phủ quân sự Niger và một nguồn từ bộ an ninh Niger, chỉ có Đại sứ Pháp tại Niger được yêu cầu rời đi.
Giới chức Niger ra thời hạn 48 tiếng để đại sứ Itte rời khỏi quốc gia này. Bộ Ngoại giao Pháp sau đó tuyên bố không chấp nhận lệnh trục xuất, khẳng định chính quyền quân sự Niger “không có thẩm quyền yêu cầu điều này” và “chỉ có chính quyền dân cử hợp pháp mới có quyền công nhận đại sứ”.
Quyết định trục xuất được đưa ra sau khi giới chức Niger nhiều lần chỉ trích Pháp, trong đó cáo buộc Paris muốn can thiệp quân sự vào quốc gia này để khôi phục quyền lực cho tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Chính quyền quân sự Niger cũng cho rằng Pháp chi phối Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi.
Giống như các cuộc đảo chính gần đây ở nước láng giềng Burkina Faso và Mali, việc quân đội tiếp quản Niger diễn ra vào thời điểm làn sóng chống Pháp đang dâng cao, một số người dân địa phương cáo buộc các nước châu Âu can thiệp vào công việc nội bộ của nước họ.
Niger là quốc gia miền Tây châu Phi và từng là thuộc địa của Pháp. Giờ đây, cuộc đảo chính đã đẩy mối quan hệ lâu dài của Niger với Pháp đến điểm bùng phát, động thái mới nhất làm dấy lên nghi ngờ về triển vọng của một nỗ lực quân sự chung nhằm chống lại cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực Sahel.
Pháp đã kêu gọi phục chức cho Tổng thống Mohamed Bazoum sau cuộc đảo chính ở Niger và cũng ủng hộ các nỗ lực của Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi nhằm lật ngược cuộc đảo chính.
Paris cũng chưa chính thức công nhận quyết định của chính quyền quân sự Niger hồi đầu tháng 8 về việc thu hồi một loạt thỏa thuận quân sự với Pháp. Pháp khẳng định những thỏa thuận này đã được ký kết với “các cơ quan hợp pháp” của Niger.
Cuộc đảo chính ở Niger làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện ở châu Phi
Theo nguồn tin từ truyền thông châu Âu và Mỹ, ngày 7/8, chính quyền quân sự Niger vẫn bác bỏ tối hậu thư đòi khôi phục quyền lực cho Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum và đang chờ phản hồi từ ECOWAS. Cộng đồng này cho biết họ sẽ đưa ra tuyên bố về các bước tiếp theo nhằm đáp trả chính quyền của Niger.
Trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông ngày 7/8, Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani cho biết ECOWAS nên gia hạn thời hạn chót cho chính quyền quân sự Niger.
“Con đường ngoại giao là giải pháp duy nhất. Tối hậu thư của ECOWAS đã hết hạn vào nửa đêm qua (6/8), nhưng tôi hy vọng nó sẽ được gia hạn”, ông nói.
Thời hạn lựa chọn mà liên minh các quốc gia Tây Phi thiết lập vào hôm 6/8 để Niger trở lại chế độ dân chủ sắp hết hạn. Tối cùng ngày, chính phủ quân sự Niger thông báo do nguy cơ can thiệp quân sự nước ngoài ngày càng tăng, không phận nước này sẽ bị đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Chính quyền Niger đã đưa ra một tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước: “Như đã thấy từ sự chuẩn bị của các nước láng giềng, (Niger) đang phải đối mặt với xu hướng can thiệp (quân sự) ngày càng rõ rệt”.
Chính quyền quân sự Niger cũng khẳng định 2 quốc gia Trung Phi đã triển khai quân trước để can dự quân sự vào Niger, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
“Với sự ủng hộ kiên định của người dân chúng tôi, Lực lượng vũ trang Niger và tất cả các lực lượng quốc phòng và an ninh sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi”.
Theo tờ Newsweek của Mỹ, ngày 7/8, Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO châu Âu James Stavridis đã cảnh báo hôm 6/8 rằng cuộc xung đột ở Niger có thể dẫn đến một “cuộc chiến toàn diện ở châu Phi”.
Phát biểu trên X (tên cũ của mạng xã hội Twitter), Tướng Stavridis cho biết tình hình hiện nay có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Phi – một sự kiện quan trọng và tàn khốc.
“Điều này có dẫn tới chiến toàn diện ở châu Phi không? Chắc chắn là có thể, và đó sẽ là một thảm họa nghiêm trọng và bi thảm”, ông Stavridis cho biết.
Theo nguồn tin từ AP, France 24 và Euronews, tối hậu thư của ECOWAS sẽ hết hạn vào ngày 6/8 và chính quyền quân sự Niger đã liên hệ với công ty lính đánh thuê Wagner của Nga để được hỗ trợ.
“Wagner + Russia = Freedom” — Sign in Niger pic.twitter.com/X0d6GUuN4o
— Lord Bebo (@MyLordBebo) August 7, 2023
Ông Wassim Nasr, nhà báo và là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Soufan (TSC, trụ sở tại New York, Mỹ), nói với giới truyền thông rằng chỉ huy cuộc đảo chính quân sự của Niger Salifou Mody đang ở nước láng giềng Mali.
Huyền Anh tổng hợp