TT Biden tới Israel, bình luận không rõ ràng về vụ bệnh viện Gaza bị oanh tạc

Ông Biden và Netanyahu ôm nhau thắm thiết tại sân bay, thể hiện tình hữu nghị nhiều năm của hai nhân vật đứng đầu quốc gia. (Ảnh chụp màn hình video)

Sau khi tới Israel, Tổng thống Mỹ Biden nói với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng vụ oanh tạc bệnh viện là do “nhóm kia” làm, dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Vụ bệnh viện đã dẫn tới làn sóng phẫn nộ của những người ủng hộ Palestine trên thế giới.

Hôm thứ Tư 18/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt chân tới Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đón ông tại sân bay. Có thể thấy được trên video, cảnh hai ông Biden và Netanyahu ôm nhau thắm thiết, thể hiện tình hữu nghị nhiều năm của hai nhân vật đứng đầu quốc gia.

Ông Biden nói gì về bệnh viện Baptist ở Gaza bị oanh tạc?

Bệnh viện Baptist (Al-Ahli Arab) bị oanh tạc vào đêm trước với khoảng 500 người chết. Ngay sau đó hai phe đổ lỗi cho nhau.

Đoạn video dưới đây được lưu hành rộng rãi trên mạng xã hội bởi cả 2 phe:

Có thể thấy trong video, Tổng thống Mỹ Joe Biden với bộ dạng mệt mỏi, nói với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trên truyền hình:

“Tôi rất buồn và phẫn nộ về vụ nổ ở bệnh viện tại Gaza hôm nay. Theo những gì tôi thấy, thì dường như nó được thực hiện bởi “nhóm kia” (other team), chứ không phải ông [Netanyahu].”

Phe phản đối Hamas thì diễn đạt rằng ông Biden rõ ràng đã khẳng định Hamas là thủ phạm, vì ông Biden đã nói đó không phải là do [nhóm của ông] Netanyahu.

Phe phản đối Israel thì nói rằng trong cách dùng từ của Mỹ, người ta không dùng từ “other team” để nói về quân địch, mà là để nói về đồng đội. Tức là ông Biden khẳng định đồng đội nào đó của ông Netanyahu là thủ phạm.

Bất kể thế nào, câu nói không đủ minh bạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được lưu hành ra như vậy.

Đây là do quân đội Israel (IDF) oanh tạc bệnh viện, theo như phe Palestine nói? Hay đây là do tên lửa của phe “khủng bố” đã gặp sự cố nên rơi vào bệnh viện ở sân nhà, như truyền thông và quan chức Israel nói? Hiện chính là vẫn chưa rõ ràng.

Các nhóm ủng hộ Palestine trên thế giới phản ứng kịch liệt

Theo RT đưa tin, những người ủng hộ Palestine trên thế giới đã tỏ ra phẫn nộ sau khi biết tin bệnh viện ở Gaza bị không kích, và những hình ảnh khốc liệt ở bệnh viện được loan tin ra thế giới.

RT cho hay, các biểu tình bạo động nhỏ đã xuất hiện ở những nơi có đông cư dân Hồi giáo, ví dụ như ở Lebanon (Li-Băng), Thổ Nhĩ Kỳ, và Jordan.

Người Hồi giáo ở Lebanon biểu tình trước cửa Đại sứ quán Mỹ, đốt đám cháy nhỏ, và ném đá qua hàng rào. Sự việc diễn ra sau sự kiện bệnh viện bị nổ dẫn đến hàng trăm người mất mạng ở Gaza:

Theo Reuters đưa tin, nhóm Hezbollah ở Lebanon đã gọi đó là “một ngày tức giận chưa từng có” và biểu tình đã nổ ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thành phố Beirut (Lebanon). Cảnh sát đã phải dùng tới khói cay để giải tán.

Tương tự, những người ủng hộ Palestine cũng tổ chức biểu tình bạo động ở trước Đại sứ quán Israel ở Amman, Jordan. Cảnh sát vũ trang đã phải xuất động để giải tán biểu tình, dùng tới súng bắn hơi cay.

Hàng ngàn người ủng hộ Palestine đã tới công kích Đại sứ quán Israel tại Amman (Jordan):

Trước đó Jordan được lựa chọn là nơi tổ chức cuộc họp mặt thượng đỉnh giữa Mỹ, Jordan, Ai Cập, và Palestine. Tuy nhiên, sự cố bệnh viện đã được sử dụng làm lý do để nước chủ nhà Jordan hủy bỏ cuộc gặp mặt này.

Tại thành phố lớn Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, các đám đông tập trung bên ngoài Lãnh sự quán Israel. Có thể thấy có những người bắn pháo hoa, leo lên tường rào, hoặc có ý đồ đốt tòa nhà. Một số người ném gạch đá và đốt cháy cờ Mỹ.

Biểu tình bạo động ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ:

Cảnh sát chống bạo động cũng phải được huy động để xử lý tình trạng trị an.

Ông Fahrettin Altun, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, bày tỏ thông cảm với sự “phẫn nộ” của quần chúng về vụ bệnh viện, nhưng yêu cầu mọi người phải tôn trọng luật pháp và “duy trì hành xử thích đáng.”

Ngay cả truyền thông phương Tây cũng nghi ngờ Israel

Mặc dù vẫn chưa có kết luận rằng ai là thủ phạm, nhưng trên mạng xã hội lưu hành các đoạn video cho thấy chính truyền thông của phương Tây cũng tỏ ý nghi ngờ Israel.
(1) BBC:

Người dẫn chương trình BBC: “Quân đội Israel đã được [BBC] liên lạc rồi, và họ nói đang điều tra. Nhưng mà, các bạn biết đấy, rất khó mà có thể thấy [sự việc] là có thể khác.

Thật vậy. Với tầm cỡ của vụ nổ, thì ngoài tên lửa của Israel ra hoặc phải dùng nhiều tên lửa oanh tạc… Bạn biết đấy, chúng ta đã thấy các tên lửa bắn từ Gaza ra bên ngoài, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy chúng gây ra vụ nổ với tầm cỡ lớn như thế.

Có thể là dăm ba người, hoặc hơn vài người nữa bị chết. Nhưng chúng ta chưa bao giờ chứng kiến [tên lửa nào của Hamas] có được tầm cỡ nổ mạnh tới như trong đoạn video mà tôi vừa xem lúc trước.”

(2) Sky News:

Phóng viên Sky News: “Tôi muốn nói về vấn đề độ tin cậy, bởi vì IDF từng có vấn đề độ tin cậy rồi. Như lần trước chính phủ nói về vụ phóng viên bị chết, nhưng giờ mọi người chúng ta đều hiểu đó là không đúng. Thế thì tại sao bây giờ phải tin các ông?”

Người phát ngôn của IDF trả lời vòng vèo, ý tứ là lần trước chúng tôi nói không đúng, nhưng mà lần này thì nói đúng.

Nhật Tân

Related posts