Lãnh đạo tình báo Ngũ Nhãn cảnh báo nạn ‘ăn cắp’ tài sản trí tuệ của ĐCSTQ

Liên Thành

Lãnh đạo tình báo Ngũ Nhãn cảnh báo nạn ‘ăn cắp’ tài sản trí tuệ của ĐCSTQ. (Ảnh: AFP/THE STRAITS TIMES).

Những người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia của liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) đã đưa ra một tuyên bố chung hiếm hoi vào ngày 17/10, cáo buộc ĐCSTQ đánh cắp tài sản trí tuệ và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tiến hành các cuộc tấn công mạng, và hoạt động gián điệp chống lại nhiều quốc gia khác nhau.

Theo Reuters, các quan chức của liên minh Ngũ Nhãn, một liên minh chia sẻ thông tin tình báo bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand, đã đưa ra tuyên bố trên sau cuộc gặp với các công ty tư nhân ở Thung lũng Silicon, một trung tâm đổi mới ở California, Hoa Kỳ.

Giám đốc FBI, Chris Wray, cho biết, lời kêu gọi chung “chưa từng có” này nhằm mục đích chống lại “mối đe dọa chưa từng có” do ĐCSTQ gây ra cho các ngành công nghiệp khởi nghiệp toàn cầu.

Các quan chức liên quan cho rằng ĐCSTQ đang đánh cắp bí mật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ lượng tử và robot đến công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo.

Ông Wray nói: “Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã sử dụng một trang web công nghệ để tấn công các công ty: xâm nhập mạng, hoạt động gián điệp, các khoản đầu tư và giao dịch dường như vô hại của các công ty. Mỗi một yếu tố trong mạng lưới đó đã trở nên táo bạo hơn và nguy hiểm hơn”.

Mike Burgess, Giám đốc Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO), cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đang nhúng tay ăn trộm tài sản trí tuệ và chuyên môn mang tính quy mô và tinh vi nhất trong lịch sử loài người”.

“Hành vi mà chúng ta đang nói ở đây vượt xa hoạt động gián điệp truyền thống”.

Giám đốc FBI, Chris Wray cho rằng Trung Quốc có “một chương trình xâm nhập mạng lớn hơn mọi quốc gia lớn khác cộng lại”, cùng với hoạt động gián điệp thực sự của Bắc Kinh (Beijing) và ăn cắp bí mật thương mại từ các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nghiên cứu đã mang lại cho nước này sức mạnh to lớn.

Đáp lại, phát ngôn viên Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu) nói rằng, Bắc Kinh cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Lưu nói: “Chúng tôi kiên quyết phản đối những cáo buộc vô căn cứ và bôi nhọ Trung Quốc và hy vọng các bên liên quan có thể nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc một cách khách quan và công bằng”.

Tuy nhiên, trong nhiều vụ trộm cắp tài sản trí tuệ bị Mỹ truy tố trước đây liên quan đến Trung Quốc, những người bị truy tố đều đã nhận tội. Chẳng hạn, cựu giáo sư Đại học Emory, Lý Tiểu Giang (Xiao-Jiang Li), người đã nhận tội vào tháng 5 năm 2020, và cựu giáo sư chủ nhiệm khoa hóa, Đại học Harvard, Charles Lieber, người đã bị kết án vào tháng 4 năm nay, v.v.

Vào tháng 1 năm ngoái, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết, cứ sau 12 giờ FBI sẽ lập một vụ án chống lại ĐCSTQ. 

Ông nói: “Hoạt động gián điệp kinh tế của chính phủ Trung Quốc không chỉ là cho phép các công ty của họ đi trước chúng ta thông qua công nghệ có được một cách bất hợp pháp từ chúng ta, mà còn là việc đuổi các công ty và công nhân của chúng ta ra khỏi thị trường sau khi họ đi trước. Hành vi này đã xảy ra, gây ra sự thất bại trong hoạt động kinh doanh của các công ty chúng ta và tình trạng thất nghiệp của công nhân. 

Vấn đề này đã tích lũy hơn mười năm, dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngành công nghiệp của chúng ta. Chúng ta nhận thức được thiệt hại ngày hôm nay, và cả đất nước chúng ta cũng nhận thức được điều thiệt hại đó, người lao động thuộc mọi tầng lớp xã hội trên cả nước đều nhận thức được tác hại này”.Vào tháng 3 năm nay, tại phiên điều trần do Ủy ban Tư pháp Hạ viện về các tòa án, sở hữu trí tuệ, và Internet tổ chức, một chuyên gia đã làm chứng rằng ĐCSTQ đã ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trong nhiều năm, khiến người Mỹ phải chịu trách nhiệm. Thiệt hại lên tới 600 tỷ USD, tương đương thiệt hại cho mỗi hộ gia đình 6.000 USD mỗi năm.

Related posts