Hội An
Vì sao người dân vẫn liên tục đặt hoa trước nhà Cố thủ tướng Trung Quốc – Lý Khắc Cường mặc dù không có hoạt động tưởng nhớ.
Sau cái chết bất ngờ của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường vào ngày 27/10, ĐCSTQ đã nhanh chóng kiểm duyệt các thông tin từ cư dân mạng cũng như kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tưởng niệm.
Tuy nhiên điều kỳ lạ là có đông người đã đến nơi ở cũ của Lý Khắc Cường để đặt hoa. Các nhà phân tích cho rằng, dư luận không hề tưởng nhớ đến Lý Khắc Cường mà chủ yếu lợi dụng cơ hội đặt hoa để trút bỏ sự bất mãn với xã hội.
Trên Weibo, hầu hết các cuộc thảo luận về “cái chết của Lý Khắc Cường” đều đã được lọc hoặc xóa, chỉ còn lại những biểu tượng như “ngọn nến”, “mặt khóc” và những từ đơn giản như “Chúc một hành trình tốt lành”.
Bắt đầu từ ngày 27/10, rất đông người dân đã tự phát đến nơi ở cũ của Lý Khắc Cường để đặt hoa bên ngoài tòa nhà của ông nằm trên đại lộ Huệ Châu, thành phố Hợp Phì.
Đêm hôm đó, con đường tràn ngập hoa cúc vàng và trắng, cùng nhiều bó hoa kèm theo thiệp có nội dung “chúc anh một chuyến đi vui vẻ”. Trong số đó có những người gửi hoa có những cái tên rất lạ như là “Nữ sinh trung học số 8” và “Sinh viên đại học Ann”.
Sang ngày 28, rất đông người dân tiếp tục đến đặt hoa, tưởng niệm, lực lượng chức năng đường phố và cảnh sát áo xanh phải túc trực tại hiện trường. Một số người có mặt tại hiện trường treo biểu ngữ có dòng chữ: Tưởng nhớ Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Người phóng viên bút danh Vương Minh nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung rằng ông Lý Khắc Cường đã cố gắng nói sự thật bằng hết khả năng của mình khi ông còn nắm quyền.
Ví dụ, vào năm 2020, khi các phương tiện truyền thông đang ủng hộ những lời dối trá như những thành tựu to lớn của chính sách “xóa đói giảm nghèo” và “Trung Quốc là một quốc gia phát triển”, thì Lý Khắc Cường đã nói rằng, thu nhập hàng tháng của 600 triệu người dân ở Trung Quốc không vượt quá một nghìn nhân dân tệ.
Thật ra không đợi ông Lý Khắc Cường nói, người dân Trung Quốc cũng như thế giới đều biết ĐCS TQ luôn không nói thật. Nhưng vì việc dám nói lên thực trạng này mà Cố Thủ tướng này đã lấy được rất nhiều cảm tình từ người Trung Quốc, nhất là những người thuộc tầng lớp trung lưu và nhóm người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, bút danh Vương Minh cho biết: “Nhiều người đến nơi ở cũ của Lý Khắc Cường để đặt hoa tưởng niệm, không phải vì họ thương tiếc Lý Khắc Cường, mà họ muốn tận dụng cơ hội này để bày tỏ sự không hài lòng với thực trạng xã hội…”
“Dưới áp lực của chính quyền Trung Quốc hiện tại, sự bất mãn của người dân âm ỉ rất lâu, Cộng với kinh tế đang trở nên không tốt, nhiều người thất nghiệp, ai ai cũng không có cảm giác an toàn, cả xã hội giống như một cái nồi áp suất lớn”.
Hiện tại ĐCS TQ đang lo lắng về một tình huống có thể xảy ra, đó là việc có một phong trào sinh viên tưởng nhớ Lý Khắc Cường, đặc biệt là sinh viên Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Họ có thể nhân cơ hội này để tổ chức một số hoạt động.
Nhiều nguồn tin cho hay, các trường đại học ở Trung Quốc hiện đã được yêu cầu giám sát chặt chẽ việc di chuyển của sinh viên đại học để ngăn chặn tình trạng bất ổn. Một số người dân đã nhận được cuộc gọi từ đồn cảnh sát địa phương, yêu cầu không in những lời chia buồn về Lý Khắc Cường.
Một số ý kiến cho rằng, trong vài ngày tới, có thể sẽ diễn ra các hoạt động quy mô lớn ở Trung Quốc để tưởng nhớ Lý Khắc Cường. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay lúc này đã lên kế hoạch ngăn chặn các buổi lễ tang hoặc diễu hành quy mô lớn.
Một luật sư giấu tên tại Trung Quốc cho rằng, việc Trung Quốc lo ngại diễn ra các cuộc biểu tình là điều dễ hiểu, bởi vì sự kiện sau cái chết của cựu lãnh đạo Hồ Diệu Bang vào năm 1989 vẫn còn luôn ám ảnh ĐCSTQ.
Vì vậy mà bây giờ chính quyền đã sử dụng tất cả các công nghệ và phương tiện kỹ thuật có thể để kiểm soát tình hình.
Chính ĐCS TQ cũng ý thức được rằng, hiện tại Kinh tế đang suy thoái, nhiều người lâm cảnh nợ nần, nhiều người rơi vào hoàn cảnh sống không bằng chết, nên rất dễ dẫn đến nguy cơ lợi dụng đám tang của Lý Khắc Cường để bày tỏ sự bất bình với chế độ hiện tại, gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội.
Tuy nhiên, có Ý kiến chuyên gia cho rằng: “Tình hình hiện tại ở Trung Quốc không giống như thời Hồ Diệu Bang, vì lúc đó có nhiều người dám hành động, và Hồ Diệu Bang thực sự là một nhà cải cách, và người dân đã đặt hy vọng vào ông. Còn Lý Khắc Cường thì không thể so sánh được, mặc dù tỷ lệ tín nhiệm của ông Lý Khắc Cường cao hơn ông Tập Cận Bình nhưng rất nhiều người vẫn tỏ ra thất vọng với 10 năm nắm quyền của ông, họ nhận thấy ông chưa đạt được thành tích gì đáng kể.”