Đồng Phụng Việt
29-10-2023
Tờ Tuổi Trẻ vừa kể chuyện Garmex Sài Gòn – doanh nghiệp lâu đời, nổi tiếng trong lĩnh vực dệt may, cổ phiếu đã được đưa ra giao dịch từ 2006… Theo đó, quý rồi (quý 3/2023), doanh thu hợp nhất của Garmex Sài Gòn chỉ có 73 triệu đồng. Khoản thu khiêm tốn đến mức đáng ngại này không phải nhờ sản xuất – sản phẩm mà là từ dịch vụ. Garmex thua lỗ suốt năm quý vì không có đơn đặt hàng. Cuối năm 2021, nhân sự của Garmex Sài Gòn là hơn 3.700 người nhưng tới cuối tháng vừa rồi, nhân sự chỉ còn… 37 người (1).
Garmex Sài Gòn không phải là trường hợp cá biệt. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp dệt may. Tháng trước, tờ Tuổi Trẻ từng đề cập đến việc ngoài chuyện thiếu đơn đặt hàng, những doanh nghiệp này còn bị đe dọa vì thiếu công nhân. Thiếu việc, thu nhập giảm, chỉ làm việc cầm chừng, không đủ tiền trang trải các nhu cầu thiết yếu nên công nhân bỏ việc hàng loạt (2). Vì thiếu nhân lực, doanh nghiệp không thể hoàn tất các đơn đặt hàng vốn rất hiếm hoi, cả doanh nhân lẫn công nhân cùng hấp hối.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5634816185597865&output=html&h=280&adk=4056935226&adf=2849926985&pi=t.aa~a.1499601400~i.18~rp.4&w=696&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1698650057&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=2456782217&ad_type=text_image&format=696×280&url=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2F2023%2F10%2F30%2Fdai-bieu-quoc-hoi-se-cuoc-gi-nua%2F&fwr=0&pra=3&rh=174&rw=696&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&dt=1698650057263&bpp=6&bdt=2427&idt=-M&shv=r20231025&mjsv=m202310250101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Ded944372362aa3c9-221690120cd8009f%3AT%3D1667620831%3ART%3D1698650038%3AS%3DALNI_MbSYds0M-xRZfVfscXf7L84_PcmOw&gpic=UID%3D00000c0150dfb6e4%3AT%3D1683146545%3ART%3D1698650038%3AS%3DALNI_MboQsQi-42hfGysUOqQp0WMVNNgEA&prev_fmts=0x0%2C300x250%2C300x250%2C1200x280&nras=3&correlator=3038042164661&frm=20&pv=1&ga_vid=126875456.1698650057&ga_sid=1698650057&ga_hid=1873567440&ga_fc=0&u_tz=660&u_his=35&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&adx=418&ady=2054&biw=1903&bih=899&scr_x=0&scr_y=306&eid=44759875%2C44759926%2C31079082%2C31079085%2C44805933%2C44806738%2C31078297%2C31079247%2C44806140&oid=2&psts=AOrYGsm-Y0tNkOp7qGIebLiazYGoAAc-_Dtl26jWMU9TKYVCDVzQ4g8bSAwuf4lZgwWR5wuBdSpxGJCpH0QpaXY&pvsid=3395773687247921&tmod=690804654&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2F&fc=1408&brdim=-8%2C-8%2C-8%2C-8%2C1920%2C0%2C1936%2C1056%2C1920%2C899&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=6&uci=a!6&btvi=3&fsb=1&xpc=sgrDEQvBJ6&p=https%3A//baotiengdan.com&dtd=26
Con số doanh nghiệp phá sản, tạm ngưng hoạt động vẫn tăng không ngừng. Chẳng riêng những doanh nghiệp sản xuất như Garmex Sài Gòn ngắc ngoải, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng điêu đứng. Trong khi thất nghiệp tràn lan, tất cả các giới đều tuyệt vọng về tương lai, không những không đề ra được giải pháp nào để giúp dân chúng nói chung và doanh giới nói riêng sinh tồn, chính phủ còn liên tục dùng các chỉ số để… báo công đã thúc đẩy… tăng trưởng! Quốc hội – cơ quan giám sát cũng vậy!
Thay vì thảo luận để xác định nguyên nhân khiến kinh tế – xã hội càng ngày càng bi đát, tìm kiếm giải pháp cải thiện tình hình, quốc hội tiếp tục dành thời gian để xem nên đặt tên cho loại giấy tờ tùy thân, giúp nhận dạng từng cá nhân là… “căn cước công dân” (CCCD) hay… “căn cước” (3). Thay vì xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Công an, trực tiếp xử lý ông Tô Lâm bằng phiếu bãi nhiệm hay yêu cầu Thủ tướng xử lý nhân vật từng nằng nặc đòi thông qua “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” – thường được gọi tắt là “Đề án 06” (4), từng tuyên bố việc cấp phát CCCD là “mệnh lệnh chiến đấu và kỷ luật công tác” (5), nhiều ĐBQH lại nhất trí với yêu cầu mới của ông Tô Lâm… sửa Luật CCCD thành Luật Căn cước, bất chấp sự thật hiển nhiên rằng: Điều đó tạo dư luận không tốt về công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội và quản lý nhà nước – trong tám năm buộc công dân phải đổi giấy tờ tùy thân ba lần (6).
***
Các ĐBQH khóa này đổ về Hà Nội tham dự Kỳ họp thứ sáu sau khi Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam công bố “Kết quả khảo sát về đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023” với nhiều số liệu mà bất kỳ ai có lương tri cũng choáng váng: Thu nhập của 75,5% người lao động không đủ sống và điều này buộc 53,7% phải cân nhắc về việc kết hôn, 72% phải cân nhắc về việc sinh con. Chỉ 37% đủ khả năng bảo đảm 100% nhu cầu học hành của con cái.
Tỉ lệ người lao động có thể ăn thịt, cá mỗi ngày chỉ là 26,2%. Có tới 10,3% cho biết với thu nhập hiện tại, họ chỉ có thể ăn thịt, cá trong bữa ăn với gia đình một lần/tuần. Chỉ có 40% đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản khi đau bệnh. 6,3% cho biết thu nhập hiện tại đủ để khám bệnh, mua thuốc, chữa bệnh và 6,5% cho biết không làm gì cả và để bệnh tự khỏi. Thu nhập không đủ sống nên 17,3% thường xuyên vay nợ, 45,2% người vay nợ lo lắng, bất an và hơn 3% thường xuyên bị dọa dẫm, khủng bố vì nợ nần.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5634816185597865&output=html&h=280&adk=4056935226&adf=1441585113&pi=t.aa~a.1499601400~i.28~rp.4&w=696&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1698650057&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=2456782217&ad_type=text_image&format=696×280&url=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2F2023%2F10%2F30%2Fdai-bieu-quoc-hoi-se-cuoc-gi-nua%2F&fwr=0&pra=3&rh=174&rw=696&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&dt=1698650057263&bpp=5&bdt=2427&idt=5&shv=r20231025&mjsv=m202310250101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Ded944372362aa3c9-221690120cd8009f%3AT%3D1667620831%3ART%3D1698650038%3AS%3DALNI_MbSYds0M-xRZfVfscXf7L84_PcmOw&gpic=UID%3D00000c0150dfb6e4%3AT%3D1683146545%3ART%3D1698650038%3AS%3DALNI_MboQsQi-42hfGysUOqQp0WMVNNgEA&prev_fmts=0x0%2C300x250%2C300x250%2C1200x280%2C696x280&nras=4&correlator=3038042164661&frm=20&pv=1&ga_vid=126875456.1698650057&ga_sid=1698650057&ga_hid=1873567440&ga_fc=0&u_tz=660&u_his=35&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&adx=418&ady=3270&biw=1903&bih=899&scr_x=0&scr_y=306&eid=44759875%2C44759926%2C31079082%2C31079085%2C44805933%2C44806738%2C31078297%2C31079247%2C44806140&oid=2&psts=AOrYGsm-Y0tNkOp7qGIebLiazYGoAAc-_Dtl26jWMU9TKYVCDVzQ4g8bSAwuf4lZgwWR5wuBdSpxGJCpH0QpaXY&pvsid=3395773687247921&tmod=690804654&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2F&fc=1408&brdim=-8%2C-8%2C-8%2C-8%2C1920%2C0%2C1936%2C1056%2C1920%2C899&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=7&uci=a!7&btvi=4&fsb=1&xpc=tBDope2i3R&p=https%3A//baotiengdan.com&dtd=37
Bà Phạm Thị Thu Lan – Viện phó Viện Công nhân và Công đoàn, một trong những nơi thực hiện cuộc khảo sát vừa đề cập, kể với báo giới: Rất nhiều người lao động bày tỏ mong muốn được làm nhiều giờ hơn. Thật đáng buồn khi nghe người lao động cho biết sau nhiều năm làm việc họ vẫn không thể tích lũy nên phải tìm việc làm thêm. Một đất nước có thu nhập trung bình mà người lao động vẫn phải sống như vậy thì theo chúng tôi đó là sự tồn tại hơn là cuộc sống có chất lượng (7)…
“Kết quả khảo sát về đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023” chỉ cung cấp các số liệu cụ thể về thực trạng mà ai cũng biết và trong vài năm gần đây, mức độ tệ hại càng ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên các ĐBQH – những cá nhân tự nhận là những người đại diện cho “ý chí, nguyện vọng của toàn dân” hoàn toàn không bận tâm. Năm trước, sau khi dành rất nhiều thời gian để bàn bạc, các ĐBQH khóa này ra “Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số xe ô tô” (Nghị quyết 73/2022/QH15)! Thừa thắng xông lên, năm nay, các ĐBQH khóa này bắt đầu thảo luận về việc phân nhóm số điện thoại để xác định đúng giá trị tiềm năng của “số điện thoại đẹp” và tổ chức đấu giá “số điện thoại đẹp”, tăng thu ngân sách (8)! Đây là bất trí hay vô tri? Rất khó xác định! Có người phỏng đoán, có thể vì thấy dân chúng như vậy, doanh giới như vậy, lại hoang mang vì không biết giải quyết “quốc kế, dân sinh” thế nào nên các ĐBQH nhắm vào “số đẹp” để… cuốc. Chẳng may phỏng đoán đó đúng, hết “số đẹp” các ĐBQH sẽ nhắm vào gì để cuốc?
Tham khảo
(2) https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-det-may-thieu-don-hang-thieu-ca-lao-dong-20230921151257208.htm