Bằng cách theo dõi bệnh nhân xuất viện trong hai năm, Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra 23 dấu hiệu “di chứng COVID-19 kéo dài”. Hiện tại mỗi ngày ở Thượng Hải có 6.000 trường hợp nhiễm COVID-19 mới, nhiều cư dân mạng trên mạng xã hội weibo cho biết bị dương tính lần 3, lần 4 thậm chí lần 5, lần 6.
23 dấu hiệu “COVID-19 kéo dài” lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc Đại Lục
Theo Nhật báo Bắc Kinh đưa tin hôm 8/11, Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản, Bệnh viện Hiệp hòa Bắc Kinh, Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán gần đây đã phát hiện ra 23 dấu hiệu protein “di chứng COVID-19 kéo dài“, giúp xác định sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao nhận biết “di chứng COVID-19 kéo dài”, và cung cấp manh mối ở cấp độ phân tử cho nghiên cứu cơ chế “di chứng COVID-19 kéo dài”. Nghiên cứu này gần đây đã được công bố trên tạp chí y khoa quốc tế The Lancet.
Nhóm của ông Tào Bân (Cao Bin) từ Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc – Nhật Bản, nhóm của bà Hoàng Siêu Lan (Huang Chaolan) từ Bệnh viện Hiệp hòa Bắc Kinh và nhóm của ông Trương Định Vũ (Zhang Dingyu) từ Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán đã cùng nhau thực hiện một nghiên cứu, bao gồm 181 bệnh nhân COVID-19 đã xuất viện từ Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán từ tháng 1 – 5/2020, và đối chiếu theo độ tuổi, giới tính với một nhóm 181 người không bị nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra protein trong mẫu máu của các bệnh nhân mắc COVID-19 đã xuất viện sau 6 tháng, 1 năm và 2 năm kể từ khi bệnh phát hiện, cũng như trên mẫu máu của nhóm người không mắc COVID-19 trong cộng đồng để làm nhóm so sánh.
Họ phát hiện ra rằng có 4 mô hình phục hồi quá trình sinh học chính ở bệnh nhân mắc COVID-19 sau 2 năm kể từ khi phát bệnh, bao gồm các con đường liên quan đến quá trình tạo và biệt hóa tế bào thần kinh, liên tục bị ức chế 2 năm sau khi nhiễm bệnh. Cuối cùng, qua việc sử dụng các hình thái đa hệ thống, nhóm nghiên cứu đã xác định được 23 chỉ số protein “di chứng COVID-19 kéo dài” có tiềm năng ứng dụng lâm sàng trong 4 con đường phục hồi quan trọng. Các chỉ số protein này có liên quan đến chức năng phổi, các triệu chứng cốt lõi của “di chứng COVID-19 kéo dài”, v.v.
Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng Đại Lục phàn nàn:
“Trước đây cái gì đã nói dối sẽ không có di chứng?”
“Sau 3 năm chật vật, vẫn là kết quả như vậy!”
“Nước ngoài từ lâu đã nói rằng có di chứng, và những chuyên gia trước đây vẫn luôn phủ nhận.”
“Cái bóng tâm lý sẽ không bao giờ bị xóa bỏ!”
“Nó đã ở đây được 3 năm, khắp nơi hỗn loạn, thuốc vẫn chưa được phát triển, và COVID-19 vẫn tồn tại!”
Nhiều cư dân mạng phàn nàn cay đắng. Một cư dân mạng Sơn Đông cho biết: “Các triệu chứng của dương tính lần 2 khá nhẹ, nhưng sau đó tôi bắt đầu đổ mồ hôi nhiều, các hạt mồ hôi hình thành trên một vùng rộng trên cánh tay. Đổ mồ hôi vào ban ngày, tháng 8 mà không cảm thấy nóng khi mặc 3 chiếc áo, một ngày quần áo 5 lần. Ban đêm ngủ mà như nằm trên nước, tình trạng này liên tục 1 tháng, nhưng kiểm tra các chỉ số thì vẫn bình thường. Bây giờ tôi vẫn cảm thấy yếu, thỉnh thoảng đổ mồ hôi, thật thảm!”
“Cơ thể dễ kiệt sức, dễ mệt mỏi và cảm thấy ngột ngạt trong lồng ngực một cách khó hiểu.”
Nhiều cư dân mạng đã đề cập đến nhiều di chứng khác nhau:
“Sau khi mắc bệnh COVID-19, hạch bạch huyết ở nách hai bên của tôi bị sưng to và bây giờ cứ 3 tháng phải kiểm tra lại một lần.”
“Xung quanh tôi có rất nhiều người mắc bệnh ung thư. Tôi chưa bao giờ nghe nói bị như vậy trước đây. Bắt đầu từ năm nay, 3 người thân xung quanh tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.”
“Sau COVID-19, nhiều người có các nốt ở phổi và các nốt tuyến giáp.”
“Di chứng của một số người thực sự là AIDS.”
“Khứu giác về cơ bản đã bị mất.”
“Sau khi dương tính, tôi bị bị viêm tai giữa nhiều lần, tôi đã suy sụp…”
Một số cư dân mạng nghi ngờ bệnh viêm phổi do mycoplasma có phải là virus corona mới:
“Chúng tôi đặc biệt kiến nghị mở chuyên khoa hậu di chứng COVID-19, di chứng sau khi dương tính và phục hồi quá khó chịu, đến bệnh viện khám thì có một số bác sĩ không cho rằng nó liên quan đến bệnh COVID-19.”
“Với rất nhiều người, bệnh viêm phổi do mycoplasma không thể tách rời khỏi mối quan hệ với virus corona mới.”
Một số cư dân mạng chế giễu: “Thật ra điều mọi người sợ không phải là COVID-19, mà là sự im lặng.”
“Dám nhắc đến COVID-19? Làm tổn thương tình cảm dân tộc!”
Thượng Hải ghi nhận 6.000 ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày
Hôm 9/11, một bài viết ký tên “Xiao hai 1lyj” trên Baidu có tựa “Số ca nhiễm COVID-19 ở Thượng Hải nước ta đã tăng lên nhanh chóng, đạt con số đáng kinh ngạc là 6.000 ca mỗi ngày”. Bài viết nói, số ca nhiễm ở Thượng Hải gần đây tăng nhanh, số ca mới tăng lên mỗi ngày, số ca mắc tăng lên đáng báo động, lên tới 6.000, chính quyền địa phương đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan thêm.
Tương tự, Tây An và các nơi khác cũng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tương ứng để ứng phó với dịch bệnh.
Bài báo cũng cho biết các trường hợp viêm phổi do mycoplasma đã xuất hiện ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Dương, Tô Châu, Hàng Châu, Nam Kinh, Ninh Ba, Vũ Hán và Trùng Khánh, căn bệnh này có khả năng lây lan mạnh từ người sang người và nhiều gia đình đã bị nhiễm bệnh, số người bệnh triệu chứng nặng tương đối nhiều. Theo các nguồn tin chính thức, tháng 11 có thể là mùa cao điểm của bệnh viêm phổi do mycoplasma.
Tài khoản weibo “Zhong yi Liu Rui” hôm 24/10 cho biết: “Gần đây có rất nhiều triệu chứng dương tính ở các phòng khám ngoại trú. Hãy đeo khẩu trang, nói rằng không có ai xung quanh đeo trong khi bản thân đeo thì không thực tế, cảm thấy ngại.”
Có cư dân mạng nói: “Đã bao nhiêu năm rồi? Kể từ khi dịch bệnh được mở cửa vào cuối năm ngoái, vẫn liên tục có người dương tính lần 3 lần 4, còn có người vì thế mà qua đời.”
Một số cư dân mạng hét lên “dương tình lần 3, lần 4”:
“Dương tính lần thứ nhất, cơn sốt sẽ khỏi sau 3 ngày. Dương thứ hai và dương lần thứ ba, về cơ bản không có triệu chứng. Dương tính lần thứ tư, 3 lần cấp cứu, nằm viện trong 6 ngày 5 đêm.”
“Cái quái gì vậy! Toàn dương tính, người khác đều dương tính, nhưng tôi không bị dương tính.”
Một số cư dân mạng tỏ ra tuyệt vọng về dương tính lần 5 lần 6, “Vị kia dương tính 6 lần. Trong 5 lần dương tính trước đó, hầu hết đều là bị sốt và có triệu chứng. Đến lần thứ sáu thì ho ra máu.”
“Dương tính lần 5 thì bị sốt đến dị ứng trong cơ thể. Tôi muốn hỏi làm thế nào mới buông tha cho tôi!”
“Tôi hiếm khi bị cảm lạnh và tôi bị nghẹt mũi, có nhiều đờm và ho. Tôi nghĩ tôi lại dương tính rồi, cũng không nhớ là dương tính lần 4 hay lần 5, loại virus này không thể diệt trừ được.”
Cư dân mạng đặt câu hỏi về sự bùng phát của bệnh viêm phổi do mycoplasma, COVID-19 cơ bản không biến mất
Truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, số bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do mycoplasma pneumoniae gần đây đã gia tăng ở nhiều nơi tại Trung Quốc, không chỉ trẻ em nhiễm virus mà người lớn cũng lần lượt nhiễm bệnh, đặc biệt, các khoa ngoại trú và cấp cứu nhi khoa đều “đầy ắp” và thậm chí “rất khó tìm được giường trống”.
Một số cư dân mạng thốt lên: “Dịch bệnh viêm phổi này quá nặng! Tôi đã ho suốt một tuần và nó gần như giết chết tôi!”
Nhiều cư dân mạng Đại Lục thẳng thừng nói rằng virus corona mới thực chất đang “thay áo”.
8月份后中国🇨🇳多地爆发了所谓“支原体肺炎”(中共病毒又改名了?),很多孩子不幸中招,多地儿科医院爆满。有些家长称:原以为小孩只是普通的发烧,结果两天后又出现了肺炎。由于该病来势汹汹,就连很多大人都没能幸免。据悉该病的只要症状为:发热高烧不退,肺部实变,其主要通过飞沫传播 pic.twitter.com/oxjNuTAn2a
— 文北 (@wenbei2022) August 30, 2023
看看,够严重吗?这次主要是感染孩子的。孩子们大白肺。死亡率很高。
— 润🇺🇸塞班🇲🇵(不必偷渡) (@otis202101) October 31, 2023
这是目前北京儿童医院的现状,现在医院已经收不下支原体感染的住院了。
也就是说有钱也不好使。
北京儿童医院都是支原体肺炎。门诊楼更多 pic.twitter.com/aRH12l7Mx0
Một số cư dân mạng Đại Lục cho biết:
“Tôi dương tính lần 5 lần 6 rồi, các triệu chứng của tôi vẫn giống như trước đây khi mắc COVID-19. Nhưng bây giờ không ai dám nói đó là COVID-19, họ chỉ nói đó là cảm lạnh, hoặc bệnh cảm cúm…”
“Tôi cũng dương tính vào tháng 10. Tôi cảm thấy yếu toàn thân, giống như loại virus corona mới trước đây, nhưng giờ tôi không thể nói đó là COVID-19.”
“Gần đây nhiều người ở đây đã có các triệu chứng dương tính, nhưng bây giờ mọi người không nói là COVID-19, chỉ nói là bệnh cúm thôi. Cảm giác như COVID-19 chưa hề biến mất vậy”.
Bệnh viện nhi Thường Hải, ngày 23/9:
9月23日半夜的上海儿童医院 支原体肺炎 pic.twitter.com/4Wi878iDkO
— 开眼实验室 (@kaiyan_1) September 24, 2023
近期,多家医院急诊已出现
— 偷得富盛半日闲 (@junyin2001) November 6, 2023
支原体肺炎、新冠病毒、诺如病毒……混合感染,多地发布提醒:戴口罩! pic.twitter.com/hDAOlxh2kT
Lý Mộc Tử, Vision Times