Viên Minh
Vào ngày 16/10, cuốn sách lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc có tựa đề “Sùng Trinh: Vị vua vong quốc chăm lo chính sự” đã bị cấm lưu hành khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Cuốn sách cũng bởi vì vậy mà càng được nhiều người tìm kiếm hơn. Vì sao một quyển sách lịch sử nói về một vị đế từ thời nhà Minh của Trung Quốc lại bị chính quyền Bắc Kinh cấm lưu hành?
Quyển “Sùng Trinh: Vị vua vong quốc chăm lo chính sự” được tái bản bởi nhà sử học Trần Ngô Đồng, cố vấn của Hiệp hội Lịch sử nhà Minh Trung Quốc, và là giáo sư nổi tiếng tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Trước đó nó có tên là “Sùng Trinh vãng sự”. Nguyên nhân khiến nó bị cấm lưu hành được giới chức Trung Quốc thông báo rộng rãi là “có vấn đề về in ấn”, tức là lỗi về mặt kỹ thuật chứ không phải do nội dung.
Sự việc này một lần nữa đã vạch trần hai bí mật lớn của Bắc Kinh: Thứ nhất, chính quyền sợ mọi người sinh ra liên tưởng nên không dám ra mặt. Thứ hai, ông Trần Ngô Đồng đã qua đời vào ngày 31/5 năm nay và cuốn sách được xuất bản lần cuối vào năm 2016, nên chắc chắn bản thân bản thảo không có vấn đề gì. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phiên bản là dòng chữ trên bìa cuốn sách có nội dung: “Nếu mắc hết lỗi này đến lỗi khác, càng siêng năng thì đất nước càng sớm diệt vong”.
Về việc cấm cuốn sách, có nhiều ẩn dụ và hoài nghi khác nhau trong các nhóm trên WeChat. Có người nói: “Tất nhiên, chăm lo chính sự có thể vong quốc. Điều đáng sợ nhất là chăm lo mà không có năng lực, mỗi bước đi đều là sai đường. Nhưng sẽ là quá ngu ngốc nếu lấy cuốn sách này ra khỏi kệ. Bản thân chỉ thị này đã là một ví dụ điển hình về việc điều hành chính sự không mang lại hiệu quả gì. Thật là mỉa mai”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là ám chỉ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Tại sao cuốn sách trước đó đã bị phát hành lại bị loại bỏ khỏi kệ khi ông Tập Cận Bình dường như đang ở đỉnh cao quyền lực? Điều này tiết lộ một bí mật ẩn giấu trong lòng Tập Cận Bình: Ông ngày càng cảm thấy hoang mang về tương lai của mình và sợ trở thành người cuối cùng chết vì đảng.
Trước đây, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Tập Cận Bình rất yêu thích văn hóa truyền thống Trung Quốc, bao gồm Phật giáo, khí công và tiên tri. Năm 2015, khi Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu gặp nhau, tờ báo “Nhân dân Nhật báo” đã trích dẫn một câu trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Thôi Bối Đồ” rằng: “Song vũ tứ cước”, tạo ra một làn sóng dự đoán tiên tri khắp mọi nơi.
Sau đó, rất nhiều người cũng dùng quẻ tượng số 53 của Thôi Bối Đồ giải thích thêm một chút rằng, nguyên quán của Tập Cận Bình là ở Thiểm Tây, chính là hoàng đế mới của Trung Quốc trong dự ngôn:
Sấm viết:
Quan trung thiên tử, Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh, Bán lão hữu tử
Tạm dịch:
Vua ở Quan Trung, lấy lễ hiền với kẻ sĩ ở dưới
Thuận lòng trời sai khiến mệnh lệnh, đến gần già mới có con.
“Bán lão hữu tử” (半老有子): Câu đố chữ, một nửa trên của chữ “lão” (老) cộng với chữ “tử” (子), chính là chữ “hiếu” (孝) trong chữ Hiếu thuận, điều này cũng phù hợp với cách ông Tập đối xử với cha mẹ.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc từng đưa tin rằng, trong văn phòng của Tập Cận Bình thường treo nhiều ảnh ông chụp chung với cha mẹ và người nhà, một trong những bức ảnh có bức ghi lại khoảnh khắc ông nắm tay mẹ đi dạo trong công viên rất thân mật.
Trong phần Tụng của quẻ tượng số 53 cũng có nhiều phần phù hợp với ông Tập, trong đó ông cho rằng, bản thân mình có tài năng hơn so với Mao Trạch Đông, người cũng sinh ra ở Thiểm Tây. Mao Trạch Đông trước đây không dám tới Tử Cấm Thành, nhưng ông dám. Mao không dám công khai ngồi vào long y, sử dụng đồ sứ hoàng gia, nhưng Tập lại dám.
Tuy nhiên, mọi người cũng có thể cảm nhận rằng mặc dù một dạo ông Tập có chí hướng cao xa, hy vọng là người đứng đầu trong việc phục hưng, mở ra sự nghiệp vĩ đại trong trăm năm tới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên những năm qua, dù ông có chăm chỉ cần mẫn tự mình chỉ huy tự mình sắp xếp, kết quả cũng giống như Hoàng đế Sùng Trinh, mọi việc thường kết thúc tồi tệ, cuối cùng trong ngoài khó khăn dồn dập.
Đặc biệt là hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc bước vào tình trạng suy thoái kéo dài. Về mặt quân sự, chính sách của ông Tập đang gây ra sự thù hận khắp nơi, và gần như đối lập với tất cả các nước láng giềng và các nước phương Tây, áp lực ngày càng gia tăng.
Những cuộc thanh trừng không ngừng trong đảng, khiến mọi người đều sợ hãi, hầu hết quan chức đều căng thẳng. Vì cách nhìn người và dùng người kém cỏi, nên ông Tập cũng là người đích thân nâng đỡ lại cũng đích thân cho rớt đài Bộ trưởng ngoại giao Tần Cương và Bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc… điều này càng trùng hợp đến ngạc nhiên trong phần dẫn nhập của cuốn sách: “Từ các góc độ tài chính, tranh giành đảng phái, quân sự, dùng người… Lật mở cuốn sách này và hiểu được Hoàng đế Sùng Trinh đã từng bước khiến đất nước bị tiêu vong như thế nào”.
Chính vì vậy, Tập Cận Bình ban đầu từ chỗ tự mãn mong muốn bình định thiên hạ trở thành hoàng đế, thì nay nên nơm nớp lo sợ, thời thời khắc khắc đều lo bản thân bị ám sát, dấn thân vào con đường lo sợ mất nước, mất đảng.
Tâm lý lo sợ ngày tận thế này khiến ông ngày càng lo lắng, đó là lý do tại sao ông tiêu diệt hoàn toàn lãnh đạo của Lực lượng tên lửa, từ chối ra nước ngoài trừ khi cần thiết, ở trong nước và làm điều hiếm thấy là cấm xuất bản sách lịch sử. Mặc dù sách sử có thể cấm, tuy nhiên quy luật lịch sử có cấm được không?
Tất nhiên, Tập Cận Bình vẫn rất chăm lo cho việc chính sự. Ví dụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây đã lần đầu lên tiếng về cuộc xung đột Israel−Hamas, từ ban đầu giả vờ trung lập đến công khai ủng hộ Hamas. Nhiều người cho rằng nguyên nhân đằng sau sự thay đổi này không phải là Vương Nghị không hiểu mà cần phải có lệnh của ông Tập.
Trung Quốc đã công khai đắc tội với Israel. Tại sao Tập Cận Bình làm điều này? Giới quan sát cho rằng ông Tập đã tính toán rất kĩ lưỡng về lợi ích:
Trước hết, ông Tập cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng leo thang, Israel, với tư cách là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, không thể đứng về phía Bắc Kinh được nữa. Vì vậy, dù Israel là một trong những quốc gia đã giúp đỡ Trung Quốc nhiều nhất và hiện có mối quan hệ không rõ ràng với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn muốn “‘qua cầu rút ván”.
Thứ hai, Tập Cận Bình tin rằng việc xúc phạm Israel có thể nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước Hồi giáo, đây là một việc tốt. Vào ngày 15/10, Vương Nghị nói trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Iran rằng: “Trung Quốc ủng hộ các nước Hồi giáo tăng cường đoàn kết và phối hợp trong vấn đề Palestine và lên tiếng bằng một tiếng nói thống nhất”.
Bài phát biểu của Vương Nghị rõ ràng không chỉ dành cho Iran. Hiện nay, Liên đoàn Ả Rập có 22 quốc gia thành viên, trong đó có Ai Cập, một nước lớn ở Trung Đông và các nước sản xuất dầu mỏ lớn. Dân số Hồi giáo toàn cầu thậm chí còn lớn hơn, vượt quá 1,9 tỷ người vào năm 2020, chiếm khoảng 1/4 tổng dân số thế giới. Vì đạo Hồi tuân thủ sinh sản tự nhiên và không cho phép ngừa thai nên ước tính dân số sẽ đạt 3 tỷ người vào năm 2030. Đồng thời, nhiều nước châu Âu đang ngày càng trở thành người Hồi giáo.
Vì vậy, Tập Cận Bình đang chơi một ván cờ lớn và đang đánh một canh bạc lớn. Ông đặt cược rằng Bắc Kinh có cơ hội chiến thắng.
Tuy nhiên, mưu đồ như vậy đã được định sẵn sẽ thất bại, bởi vì: Trước hết, xét về thực lực quốc gia, Israel và các quốc gia chủ yếu theo đạo Thiên Chúa tốt hơn nhiều so với các quốc gia Hồi giáo. Trong số đó, Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm GDP lớn của thế giới và có sức mạnh quân sự và công nghệ tiên tiến nhất. Sau khi Trung Quốc đắc tội với Israel, chắc chắn sẽ phải hứng chịu thêm những đòn kinh tế và công nghệ, các nước Hồi giáo sẽ không trực tiếp giúp đỡ gì cho Trung Quốc.
Thứ hai, đại đa số thế giới Hồi giáo không ủng hộ Hamas mà chỉ thông cảm với nỗi đau khổ của người Palestine, lo lắng về thảm họa của chủ nghĩa nhân đạo, hoặc chỉ vì cùng trong một đội không thể không lên tiếng ủng hộ mà thôi.
Hiện tại, các nước Ả Rập láng giềng chỉ hỗ trợ bằng lời nói. Ngay cả các quốc gia trong liên minh chống Israel cũng có chương trình nghị sự riêng và không thể làm gì được. Trong số đó, Hezbollah ở Lebanon và Syria chỉ bắn một vài phát súng mang tính biểu tượng vào Israel. Iran cũng hạ thấp thái độ của mình khỏi màn ăn mừng sôi nổi ban đầu về cuộc tấn công thành công của Hamas, phủ nhận sự liên quan của họ trong việc lập kế hoạch và tổ chức, sau đó ám chỉ rằng miễn là Israel không tấn công, Iran sẽ không gửi quân.
Hơn nữa, cuối tuần trước, Hội đồng Imam toàn cầu (GIC) cũng ra tuyên bố lên án các cuộc tấn công khủng bố của Hamas vào Israel và ủng hộ phán quyết chống lại tổ chức khủng bố này. Tổ chức này bao gồm 1.470 “imam” Hồi giáo trên khắp thế giới. “Imam” là danh hiệu kính trọng dành cho người lãnh đạo và người được kính trọng của đạo Hồi, từ Ba Tư cổ có nghĩa là “thầy giáo” hay “học giả”.
Thứ ba, Tổng thống Palestine Abbas gần đây tuyên bố rằng chỉ có họ là đại diện hợp pháp duy nhất của Palestine. Đây là tính bất hợp pháp của Hamas khi chiếm đóng khu vực Gaza, là một đòn đả kích rất nặng nề.
Tất nhiên, nhiều người có thể chú ý tới, sau khi Abbas đưa ra tuyên bố trên trong cuộc điện đàm với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, trang web của hãng thông tấn chính thức Wafa đã xóa văn bản gốc, vì vậy nhiều người cho rằng Abbas đã rút lại bài phát biểu.
Nhưng thực tế là họ chỉ điều chỉnh về mặt văn bản mà không hề có sự thay đổi căn bản nào xảy ra.
Trong báo cáo ban đầu, thông tấn xã Wafa viết: “Tổng thống Abbas nhấn mạnh, các sách lược và hành động của Hamas không đại diện cho người dân Palestine. Các chính sách, kế hoạch và nghị quyết của Tổ chức Giải phóng Palestine mới là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine”.
Văn bản sau đó đã sửa thành: “Tổng thống Abbas nhấn mạnh, các chính sách, kế hoạch và nghị quyết của Tổ chức Giải phóng Palestine mới là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine chứ không phải là bất kỳ tổ chức đoàn thể nào khác”
Thứ tư, đó là liệu Israel có thể giáng một đòn chí mạng vào Hamas mà không gây ra thảm họa nhân đạo quy mô lớn hay không. Nếu có thể, thì với việc Mỹ và châu Âu ủng hộ mạnh mẽ Israel, thế giới Hồi giáo sẽ chấp nhận kết quả một cách chủ động hoặc thụ động.
Ông Tập hiện đang tiến vào Trung Đông và Tây Á, nơi được mệnh danh là “Nghĩa địa của các đế quốc”. Và liệu việc ông đơn phương đặt cược vào Hamas, bản thân ông có tưởng tượng ra kết quả?
Ngoài ra, còn một sự kiện lớn khác có thể khiến Trung Nam Hải gào thét lúc nửa đêm đó là: Tại sao lần này Hamas lại có sức mạnh lớn đến vậy để phát động các cuộc tấn công leo thang chưa từng có vào Israel, đây thực sự là một nghi vấn. Ai đứng sau Hamas, ai hỗ trợ Iran và ai cung cấp vũ khí, dù lượn, mô tô và các công nghệ khác cho họ? Hiện tại, có nhiều manh mối chỉ ra đó là Trung Quốc.
Vậy thời gian trôi qua, liệu Mỹ và Israel có phát hiện thêm bằng chứng gì không? Nhiều chuyên gia cho rằng khả năng đó là rất, rất cao. Trung Đông và Tây Á, nơi thường được gọi là “nghĩa địa của các đế quốc”, không dễ để một nước có tư duy quản lý cấp hai như Trung Quốc dễ dàng đùa giỡn, nếu không hoà giải được, kết quả có thể càng bi thảm hơn hiện nay.
Theo Epochtimes
Viên Minh (biên dịch)