Vấn đề của Trung Quốc là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nó không chỉ phá hủy động lực phát triển của nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản mà còn tấn công và hủy hoại các doanh nghiệp quốc tế đang cố gắng đầu tư vào nước này, toàn bộ ngành tài chính của Hong Kong, và người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công, những người có thể có đã giúp đỡ Trung Quốc nếu họ được cho phép.
Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn nghiêm trọng.
Tăng trưởng chậm lại. Nạn thất nghiệp. Người tiêu dùng thiếu niềm tin. Giảm phát. Thuế quan. Kiểm soát xuất khẩu. Những thành phố ma. Những bất lợi về nhân khẩu học. Xuất khẩu và sản xuất thu hẹp. Cuộc đàn áp trong lĩnh vực công nghệ. Các chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp. Sự tháo chạy vốn và nguồn lao động. Chi tiêu và vay mượn của chính quyền lấn át đầu tư tư nhân.
Và giờ đây, cuộc khủng hoảng bất động sản xuất phát từ nợ nần đang gây bất ổn cho khu vực tài chính trị giá 58 nghìn tỷ USD của Trung Quốc và nguồn thu nhập của chính quyền địa phương.
Theo Bloomberg vào cuối tháng 10: “Các tỉnh đã cắt giảm lương công chức, bao gồm cả giáo viên, do đó làm bào mòn tinh thần”. “Các khu vực nghèo nhất đang vận động hành lang để có được một gói cứu trợ của chính quyền trung ương, với những mối đe dọa tiềm ẩn về việc vỡ nợ trái phiếu”.
Tất cả những người vay mượn dựa trên giả định giá trị bất động sản sẽ tăng lên đều đang gặp rủi ro. Tập đoàn tài chính Trung Quốc Zhongzhi Enterprise Group là công ty đầu tiên vỡ nợ. Nó đã công bố một bức thư vào ngày 22/11 làm rung chuyển niềm tin kinh doanh. Zhongzhi nợ ròng ít nhất 31 tỷ USD. Nợ phải trả của nó, ít nhất là 59 tỷ USD, vượt quá tài sản chỉ 28 tỷ USD, nhiều trong số đó do các khoản đầu tư bất động sản kém thanh khoản đã trở thành vấn đề.
Zhongzhi không trả được nợ, điều này sẽ khiến các tổ chức tài chính khác gặp rắc rối. Tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra ồ ạt, giống như vụ phá sản của Lehman Brothers năm 2008.
Vào ngày 23/11, tờ Wall Street Journal đã đề cập đến nỗi lo sợ về “khoảnh khắc Lehman” ở Trung Quốc. Tờ báo viết: “Các khoản thanh toán bị bỏ lỡ của công ty ủy thác đó, Zhongrong International Trust, đã tích lũy chồng chất”. “Kể từ tháng 8, ít nhất 16 công ty niêm yết công khai ở Trung Quốc đại lục đã cho biết trong hồ sơ giao dịch chứng khoán rằng họ không nhận được tiền lãi hoặc tiền gốc cho các sản phẩm do Zhongrong Trust quản lý”.
Tính đến cuối năm 2022, Zhongrong quản lý lượng tài sản trị giá 108 tỷ USD. Các nhà đầu tư của nó chắc chắn muốn lấy lại tiền ngay bây giờ.
Bất động sản và các ngành liên quan chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiều năm, rõ ràng là Trung Quốc không thực sự cần tất cả những tòa nhà mới đó. Toàn bộ nhiều siêu đô thị mới đều là những công trình phát triển “ma” không có con người. ĐCSTQ hiện đang cố gắng hướng các khoản vay mới sang lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc, nhưng điều đó cũng gặp rủi ro trước những nỗ lực quốc tế nhằm “giảm rủi ro” và “tách rời” khỏi Trung Quốc.
Giấc mơ tăng trưởng mãi mãi đã kết thúc
Để giải thích một cách đơn giản, trong những năm 2010, các nhà đầu tư đã rất phấn khích trước tốc độ tăng trưởng GDP 10% ở Trung Quốc. Chắc hẳn họ đã nghĩ rằng sự tăng trưởng nhờ nợ sẽ kéo dài mãi mãi. Nhưng mức tăng trưởng 10% không bao giờ có thể là mãi mãi và nợ thì phải trả.
Bắc Kinh cũng phấn khích và cho rằng chế độ độc tài của họ là câu trả lời cho tất cả các vấn đề kinh tế của thế giới. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình của ĐCSTQ đã tăng cường cam kết trong việc xây dựng chiến lược quân sự và kinh tế hướng ngoại (Sáng kiến Vành đai và Con đường) để ép buộc, mua chuộc và “khai sáng” thế giới, bắt đầu từ Hong Kong và Đài Loan.
Những ngày vinh quang đã không kéo dài. Theo một bài báo của giáo sư Hanming Fang tại Đại học Pennsylvania, “Kế hoạch kích thích 4 nghìn tỷ RMB được triển khai vào năm 2008, sau đó là sự bùng nổ đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở, đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức khoảng 10 [%] mỗi năm cho đến năm 2011”. “Tuy nhiên, những khoản đầu tư được tài trợ bằng nợ này cũng gieo mầm mống cho vấn đề nợ nần mà các nhà phát triển Trung Quốc và chính quyền địa phương hiện đang phải đối mặt”.
Khi ĐCSTQ xác định được các vấn đề trong nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như việc các nhà phát triển bất động sản vay mượn quá mức, họ lật sang trang 3 trong cuốn kịch bản của mình và bắt đầu đưa ra các mệnh lệnh. ĐCSTQ yêu cầu các ngân hàng lớn của mình tuân theo “ba lằn ranh đỏ” và không cho các nhà phát triển bất động sản có đòn bẩy tài chính quá cao vay thêm tiền. Điều đó khiến các nhà phát triển này ngừng xây dựng những ngôi nhà mà họ đã bán trước, làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và gia tăng bất ổn chính trị, bao gồm cả những cuộc biểu tình của những người mua nhà không nhận được nhà.
“Ba lằn ranh đỏ” của ĐCSTQ đã gây ra cuộc khủng hoảng thanh toán cho một số tổ chức tài chính lớn, bao gồm cả Zhongrong [vốn nằm dưới Zhongzhi Enterprise Group], tổ chức lớn đầu tiên đang trên đà sụp đổ. Khi các ngân hàng ngừng cho các chủ đầu tư gặp khó khăn vay, các chủ đầu tư ngừng xây dựng, doanh thu của họ chấm dứt và họ không thể trả được các khoản vay cũ. Niềm tin của người tiêu dùng và quốc tế đối với toàn bộ lĩnh vực bất động sản, và nói rộng hơn là nền kinh tế Trung Quốc suy sụp.
Theo ông Fang: “Ngay cả trước khi đất nước đóng cửa vì Covid, tăng trưởng đã bắt đầu chững lại trong bối cảnh có những cơn gió ngược về nhân khẩu học, sự suy giảm đang nổi lên trong lĩnh vực bất động sản và sự tái xuất hiện của cơ chế hoạch định chính sách kinh tế do nhà nước lãnh đạo”. “Việc tập trung quyền lực đã khiến mối quan hệ với các đối tác phương Tây của Trung Quốc ngày càng thêm xấu đi, càng đe dọa triển vọng tăng trưởng của đất nước”.
Giờ đây, các “thiên tài” kinh tế của ĐCSTQ đã tự đảo ngược mọi việc. ĐCSTQ đang gây áp lực buộc các tổ chức tài chính Trung Quốc phải bắt đầu thực hiện cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn. Họ thậm chí còn đang xem xét một “danh sách trắng” gồm 50 nhà phát triển đáng được vay vốn, những tổ chức sẽ được các ngân hàng hỗ trợ dưới áp lực của chính quyền để tiếp tục đốt tiền. Do đó, các nhà đầu tư và người gửi tiền tại ngân hàng có thể phải gánh nhiều khoản nợ xấu hơn. Sự “sửa chữa” của ĐCSTQ thực ra chỉ là chuyển chi phí và rủi ro của việc đầu tư bất động sản tồi tệ và các chính sách còn tồi tệ hơn của ĐCSTQ từ các công ty bất động sản sang ngân hàng.
Hỗn loạn kinh tế do đâu?
Hỗn loạn kinh tế của Trung Quốc rõ ràng là do ĐCSTQ. Sau khi yêu cầu các ngân hàng ngừng tài trợ cho các nhà phát triển bất động sản và tạo ra nhiều vấn đề khác làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp ở Trung Quốc, ĐCSTQ đang cố gắng nhưng vẫn đang thất bại trong việc đảo ngược tình hình. Đã quá muộn và nền kinh tế đang trì trệ. Động lực phát triển của Trung Quốc đã không còn. Dân số của nước này đang giảm so với thế giới và nền kinh tế của nước này cũng vậy. Hàng nghìn người Trung Quốc đang tỏ thái độ bằng cách rời khỏi đất nước, hoặc bằng cách không có con.
Ông Fang cho biết: “Xu hướng gần đây trong việc nhanh chóng thiết kế việc đảo ngược chính sách của chính quyền Trung Quốc đã làm tổn hại đến niềm tin”. “Khả năng này khiến các doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và trở thành rào cản chính đối với việc mở rộng thị trường quốc tế của các công ty Trung Quốc như TikTok và Huawei”.
Vấn đề của Trung Quốc là ĐCSTQ. Nó không chỉ phá hủy động lực phát triển của nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản mà còn tấn công và hủy hoại các doanh nghiệp quốc tế đang cố gắng đầu tư vào nước này, toàn bộ ngành tài chính của Hong Kong, và người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công, những người có thể có đã giúp đỡ Trung Quốc nếu họ được cho phép.
Thay vào đó, ĐCSTQ đã cố gắng đồng hóa họ bằng các chính sách diệt chủng. Việc làm này đã thu hút sự chỉ trích gay gắt một cách đúng đắn của cộng đồng quốc tế và gây ra nỗi sợ hãi cho các doanh nghiệp quốc tế, những đối tượng không muốn mạo hiểm khiến danh tiếng của mình bị ảnh hưởng. Họ đang quay lưng lại với Trung Quốc và tìm kiếm cơ hội ở nơi khác, như Ấn Độ, Mexico và Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Tập đang mù quáng và vẫn tiếp tục con đường kỳ quặc và tự hủy hoại đối với Trung Quốc. Vào ngày 15/11, ông Tập được cho là đã đưa ra một lời đe dọa chiến tranh ngầm khác chống lại Đài Loan trước mặt Tổng thống Joe Biden tại San Francisco trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC.
Đài Loan là nhà đầu tư lớn vào Trung Quốc. Không có ví dụ nào rõ ràng hơn về việc ĐCSTQ không chỉ là thảm họa về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị đối với Trung Quốc, tất cả đều sinh ra từ sự ngạo mạn rằng hệ thống của ĐCSTQ là vượt trội.
Các nhà đầu tư từng cho rằng Trung Quốc phát triển rất tốt trong những năm 2010 giờ đây đang phải cân nhắc kỹ lưỡng và cố gắng rút lui. Dòng tiền và dòng người chảy ra nói chung đang làm suy yếu thị trường bất động sản và nền kinh tế Trung Quốc, khiến mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn đối với tương lai của Trung Quốc.
Theo The Epoch Times
Bảo Nguyên biên dịch
Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics Inc. – nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).