Tung tích của ông Tần Cương (Qin Gang), người đã bị cách chức Ngoại trưởng Trung Quốc và Ủy viên Quốc vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc, vẫn đang là một bí ẩn. Theo tin tức mới nhất, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Andrey Rudenko đã mật báo cho ông Tập Cận Bình rằng ông Tần Cương đã cung cấp thông tin tình báo cho phương Tây và dính vào một vụ bê bối nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã không xuất hiện trước công chúng kể từ sau khi ông này gặp Ngoại trưởng Sri Lanka, Ngoại trưởng Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tại Bắc Kinh vào ngày 25/6 năm nay. Khi đó cả thế giới đều đặt câu hỏi: “Ông Tần Cương đã đi đâu?”.
Mãi đến ngày 25/7, chính quyền Trung Quốc mới chính thức tuyên bố cách chức Bộ trưởng Ngoại giao của ông Tần Cương, và đến ngày 24/10, ông này tiếp tục bị miễn chức Ủy viên Quốc vụ viện. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh vẫn chưa công bố lý do cách chức ông Tần.
Tờ Politico của Mỹ dẫn lời một số nguồn tin có thể tiếp xúc với các quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ rằng, nhiệm vụ thực sự của ông Rudenko khi tới Bắc Kinh là thông báo cho ông Tập Cận Bình việc Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương đã cung cấp thông tin tình báo cho phương Tây, cũng như việc một số quan chức cấp cao trong quân đội Trung Quốc đã bị các cơ quan tình báo phương Tây ‘khai thác’.
Sau khi ông Tần Cương biến mất, trên mạng lan truyền tin đồn về mối quan hệ giữa ông này với người dẫn chương trình trên Đài truyền hình Phượng Hoàng Hong Kong Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), rằng hai người này có một đứa con ngoài giá thú là công dân Mỹ. Câu chuyện này được lan truyền rộng rãi trên mạng với sự chấp thuận ngầm của cơ quan kiểm duyệt Internet của ĐCSTQ. Bà Phó Hiểu Điền và ông Tần Cương trong một cuộc phỏng vấn truyền hình. (Ảnh chụp màn hình)
Bắt đầu từ nửa cuối năm nay, các quan chức cấp cao trong hệ thống ngoại giao và quân sự của ĐCSTQ đã lần lượt xảy ra chuyện. Ngoài ông Tần Cương, còn có ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) bị cách chức Ủy viên Quốc vụ và Bộ trưởng Quốc phòng. Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao) và Chính ủy Lực lượng Tên lửa Từ Trung Ba (Xu Zhongbo) cũng đã lần lượt bị thay thế. Cả 4 người này đều là ủy viên của Trung ương ĐCSTQ khóa XX.
Nguồn tin tiết lộ với tờ Politico rằng, lý do thực sự khiến ông Tần Cương biến mất đột ngột là vì ông này dính líu đến một vụ bê bối còn nghiêm trọng hơn, liên quan đến Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và các tướng lĩnh chỉ huy của Lực lượng Tên lửa – cơ quan giám sát chương trình vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ.
Sau khi ông Tần Cương biến mất, gần như các tướng lĩnh trong Lực lượng Tên lửa cũng biến mất theo, bao gồm Tư lệnh Lý Ngọc Siêu, Phó Tư lệnh Lưu Quang Bân và Phó tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương (cựu Phó Tư lệnh Lực lượng Tên lửa) Trương Chấn Trung.
Theo bài báo trên Politico, một số sĩ quan cấp cao hiện tại và trước đây của Lực lượng Tên lửa cũng đã bị bắt giữ, và ít nhất một cựu phó chỉ huy (ông Ngô Quốc Hoa) đã qua đời vì một căn bệnh không rõ ràng.
Bài báo này đề cập rằng, những chỉ huy đã mất tích kia của Lực lượng Tên lửa cuối cùng đều bị cách chức và được thay thế bởi các sĩ quan của Hải quân và Không quân. Đây là một tình huống rất hiếm gặp vì trước đó các chỉ huy cấp cao nhất của Lực lượng Tên lửa hầu như đều là người thuộc đơn vị này được đề bạt lên.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình, người lãnh đạo hiện tại của ĐCSTQ, đã thanh trừng hàng triệu quan chức dưới danh nghĩa chống tham nhũng. Theo thuật ngữ trong giới quan trường Trung Quốc thì các quan chức tham nhũng ở cấp cao được gọi là “hổ”, ở cấp thấp là “ruồi”.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XX của ĐCSTQ vào năm ngoái, cựu lãnh đạo đảng Hồ Cẩm Đào đã bị buộc rời khỏi hội trường, đánh dấu việc phe Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc bị “tiêu diệt” và đội quân nhà ông Tập nắm quyền lực cốt lõi. Nhưng trong một năm qua, bộ máy quan chức của ĐCSTQ đang trở nên hỗn loạn.
Điều đáng chú ý là, các quan chức bị thanh trừng gần đây không phải là thành viên của các phe phái chính trị đối địch mà lại là những thân tín của ông Tập. Điều này khiến giới quan sát không khỏi đặt câu hỏi về về sự ổn định của chính quyền Trung Quốc.
Tới ngày 27/10, cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, 68 tuổi, đột ngột qua đời khi đang “nghỉ dưỡng ở Thượng Hải”. Sự việc này khiến thế giới bên ngoài không khỏi bàng hoàng, do còn nhiều điểm nghi vấn xung quanh cái chết của ông Lý.
Những sự việc trên cho thấy ông Tập đang gặp khủng hoảng về quản trị và cầm quyền.
Phó giáo sư Phùng Sùng Nghị (Feng Chongyi) tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc, trước đây từng nói với The Epoch Times rằng chính quyền độc tài ĐCSTQ dựa vào các cuộc thanh trừng chính trị liên tiếp để tồn tại. Người lãnh đạo hiện nay của ĐCSTQ không chỉ cảm thấy lo sợ về xã hội, mà còn không dám tin tưởng vào những người xung quanh.
Gần đây, nguồn tin thân cận với Trung Nam Hải tiết lộ rằng chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng đổ trách nhiệm về vấn đề kinh tế của Trung Quốc cho ông Lý Khắc Cường. Cái chết của ông Lý Khắc Cường đã đặt ông Tập dưới áp lực to lớn, và tình trạng vô phương cứu chữa của nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đặt ông Tập vào thế bí.
Ông Vương Hách (Wang He), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cho rằng cái chết của ông Lý Khắc Cường đã trở thành một sự kiện mang tính bước ngoặt, là một cú hích để các lực lượng chính trị ‘chống Tập’ trong ĐCSTQ liên hợp lại, người dân Trung Quốc cũng đang thức tỉnh.
Theo NTD tiếng Trung
Minh Lý biên dịch
8-12-2023
“Tất cả” ở đây tôi muốn tới nhiều nguyên nhân cùng hợp lại để tạo nên một sự việc đau lòng, khiến cộng đồng mạng dậy sóng buồn, phẫn nộ, lo lắng…
Có bạn trách tôi bênh bên này, lên án bên kia, hay viết không rõ ràng. Xin thưa rằng những gì mà chúng ta biết được rồi viết lên, chỉ phản ánh một phần của thực tế. Một sự việc phức tạp thì một bài viết không thể đưa ra một kết luận nào rõ ràng. Đây chính là lý do mà phải có những phiên toà diễn ra nhiều ngày, bên nguyên, bên bị cãi nhau kịch liệt, có quan toà, bồi thẩm đoàn cùng đưa ra bản án.
Ở đây, chúng ta chỉ có thể tiếp cận được thực tế chứ không bao giờ nắm trọn được thực tế. Một sự việc phức tạp khiến chúng ta phải mất nhiều thời gian, đau đầu viết, đau đầu đọc, đau đầu phán đoán. Chúng ta không tránh khỏi phiến diện và hồ đồ và đến ngay cả người trong cuộc cũng chưa chắc đã hiểu hết được câu chuyện.
Mỗi người sẽ có một góc nhìn riêng, kết luận và phán xét riêng.
Nếu cô giáo là một người có bản lĩnh và cương quyết thì khi hiệu trưởng nhiều lần từ chối giúp đỡ, cô sẽ phản ánh lên phòng giáo dục, đưa câu chuyện lên mạng xã hội hay kêu gọi báo chí giúp đỡ.
Nếu cô giáo có bản lĩnh thì đã không để sự việc đi quá xa, khiến lũ học trò biến thành một lũ quỷ mất dạy.
Rồi hoàn cảnh của những đứa trẻ, sự quan tâm của bố mẹ chúng, giáo dục gia đình, phim ảnh, internet, lỗi của cả hệ thống… vô cùng nhiều tham số, nên không thể chỉ vào một đối tượng để kết luận lỗi từ đâu.
Theo nhà báo Đào Tuấn: “Học sinh quây vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt cô giáo. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống dưới đất dọa nạt. Có bạn chửi. Có bạn còn chọc gậy vào bộ phận sinh dục của cô. Khi hết giờ thì các em đóng cửa và dồn cô giáo vào góc lớp – Lời kể của cô giáo H.
Nhét rác vào cặp; ném tạ vào đầu, vai; quây đấm tập thể… thậm chí cô H còn bị đuổi, chửi, đấm ngay giữa sân trường… Một cách thường xuyên.
Tại sao tình trạng mà tôi phải gọi thẳng là “khủ.ng b.ố” này diễn ra liên tục mà không được ngăn chặn?
Theo cô H: Ngày nào bị nhốt, cô cũng đều báo cáo với hiệu trưởng. Tuy nhiên hiệu trưởng không những không xử lý mà còn đe dọa: “Không dạy học được thì nghỉ đi đừng báo cáo tôi, nếu còn báo cáo tôi sẽ xử lý cô”.
Hết trích.
Mỗi đứa trẻ đều ẩn chứa trong nó một thiên thần hay ác quỷ. Những đứa trẻ sẽ bị đám đông bạn bè tác động và tính thiên thần hay ác quỷ của nó sẽ được kích hoạt.
Chính vì vậy mà trong trường hợp này, tôi coi hiệu trưởng là có lỗi nhiều nhất. Bởi hiệu trưởng đã buông mặc, không giúp đỡ cô giáo, đã để một phụ nữ kém bản lĩnh phải đương đầu với một đám đông trẻ em hư hỗn, để sự việc leo thang lên cấp độ có thể nói là ghê tởm.
Hiệu trưởng trường này lên được chức là do năng lực hay do chạy vạy? Một nhà giáo thực thụ sẽ nhìn thấy đây là một nguy cơ tiềm ẩn sinh chuyện lớn và sẽ có biện pháp dập tắt ngay từ đầu.
Tôi nghĩ sự việc này rất nên được quan tâm sâu sát và quyết liệt của công luận. Sau hai tuần tạm đình chỉ công tác, vị hiệu trưởng này rất cần được xem xét nghiêm túc xem có xứng đáng bị cách chức hẳn hay không.
Tôi tin rằng với nạn buôn quan bán chức, tình trạng tương tự như thế này sẽ diễn ra nhiều trong ngành giáo dục. Đây chưa phải là đáy của bi kịch giáo dục. Chúng ta, những người dân có lương tri, biết lo lắng cho thế hệ tương lai không làm được gì nhiều nhưng các bạn hãy tin rằng mỗi một ý kiến, một cái like, share đúng chỗ, đúng lúc, cùng với một con tim và khối óc thực tâm lo lắng thì mọi việc sẽ tốt dần lên.
______
Mời xem lại ba clip liên qua đến vụ việc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/12/Co-giao.mp4?_=3