Trang phục và văn hóa Việt

Trương Nhân Tuấn

13-12-2023

Nói về “biểu tượng” thì có nhiều chuyện để nói, trong buổi diện kiến giữa Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình và giữa hai phu nhân.

Về tổng bí phu nhân: Theo tôi phu nhân cần phải qua một lớp học về trang phục “vợ lãnh tụ”. Bà vợ ông Thưởng đã có tiến bộ rõ rệt sau vài tháng học hỏi (vợ tổng thống Nam Hàn). Chấm 7 điểm trên 10.

Ảnh: Bà Phan Thị Thanh Tâm (phải), vợ ông Võ Văn Thưởng và Bành Lệ Viện, vợ ông Tập Cận Bình, đang đến đại học Quốc gia Hà Nội. Nguồn: Báo SGGP

Theo tôi, khi nào mấy phu nhân chịu bỏ cái áo dài thêu hoa hòe thì lúc đó mấy bà có tiến bộ. Hoa hòe là biểu tượng của sự quê mùa. Màu sắc là thể hiện sự nghèo nàn. Càng nghèo người ta càng chuộng màu sắc chói chang.

Về màu sắc: Không ai bận áo đen (như Trọng phu nhân) khi tiếp quốc khách. Nếu bận thì phải có áo ngoài (áo vest) màu dịu.

Cũng không ai già cả mà bận áo thêu hoa hòe, nhứt là hoa sen bự tổ chảng trước ngực. Cũng cần phải biết chút ít văn hóa của đối tượng đón tiếp. Việt Nam bày vẽ ra các ý nghĩa tốt đẹp về hoa sen nhưng Trung Quốc có quan niệm riêng của họ về hoa sen. Không phải lúc nào hoa sen cũng có ý nghĩa tốt đẹp đâu.

Ảnh: Bà Ngô Thị Mận (phải), vợ ông Nguyễn Phú Trọng; tiếp bà Bành Lệ Viên, vợ Tập Cận Bình ngày 12-12-2023, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Nguồn: TTXVN

Về ý nghĩa cây tre thấy trong tiệc trà của hai cụ Trọng và Tập. Cây tre biểu tượng cho người quân tử. Đây là quan niệm chung của Việt Nam cũng như Trung Quốc. Cây tre quân tử là cây tre thẳng. Người ta tin tưởng bậc quân tử vì sự “chính trực”, không cong vẹo ngả nghiêng.

Cây tre trên bàn trà của cụ Trọng là cây tre “bonsai”, tuy gốc to nhưng ngoằn ngoèo không ra hình dáng phải có của một cây tre “quân tử”. Nếu cây tre này thể hiện Việt Nam thì Việt Nam là đối tác không thể tin cậy được.

Việt Nam có “ngoại giao cây tre” nhưng cây tre ở đây là cây trẻ mọc thẳng.

Theo tôi dân Hoa sẽ đánh giá thấp “trình” của phía Việt Nam về vụ này.

______

Mời xem thêm:

Ảnh: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và vợ ông, bà Ngô Thị Mận, cùng mọi người vào viếng đền Ngọc Sơn dịp Tết 2019. Nguồn: VietNamNet
Bà Ngô Thị Mận (phải) vợ ông Nguyễn Phú Trọng, tiếp bà Juliana Awada, vợ tổng thống Argentina hồi tháng 2-2019. Nguồn: TTXVN

Related posts