Thảo Hương
Năm 2023, 19 quan chức tham nhũng tiền tỷ ở Trung Quốc đại lục đã bị xét xử hoặc kết án tại tòa án. Những quan tham tiền tỷ này là ai? Họ đều có một điểm chung bất ngờ.
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Từ năm 2020 đến năm 2022, ĐCSTQ đã thực hiện ba năm “Không Covid cực đoan” trong thời gian đại dịch, dẫn đến nguy cơ kinh tế nghiêm trọng, mức sống của rất nhiều người dân giảm sút đáng kể.
Tuy nhiên, các tham quan của ĐCSTQ vẫn tiếp tục các giao dịch quyền – tiền, quyền – sắc quy mô lớn, các chủng các loại tham quan vẫn cứ tầng tầng sinh sôi không ngừng.
Theo thống kê sơ bộ từ tiến sĩ Vương Hữu Quần, cựu quan chức của ĐCSTQ, năm 2023, tổng cộng có 19 quan chức tham nhũng tiền tỷ đã bị xét xử hoặc kết án tại các tòa án Trung Quốc.
Những quan chức tham nhũng tiền tỷ này là ai? Chúng ta hãy điểm qua tất cả bọn họ và tìm hiểu xem họ có điểm gì chung.
Danh sách quan tham bị xét xử năm 2023
1. Từ Quốc Tuấn: 4 tỷ tệ (chưa công bố phán quyết)
Vào ngày 17 tháng 5, Từ Quốc Tuấn, cựu chủ tịch Chi nhánh Khai Bình của Ngân hàng Trung Quốc, đã bị xét xử tại Pháp viện Trung cấp Giang Môn của tỉnh Quảng Đông với tội danh tham nhũng và biển thủ công quỹ. Ngày 13/12, ông ta bị kết án tù chung thân sơ thẩm, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân và thu hồi số tiền do phạm tội mà có.
Từ Quốc Tuấn bị buộc tội biển thủ 62,22 triệu đô la Mỹ, 363 triệu đô la Hồng Kông và 1,461 triệu mác Đức, đồng thời biển thủ công quỹ hơn 355 triệu nhân dân tệ, 20 triệu đô la Hồng Kông và khoảng 126 triệu đô la Mỹ.
Vụ án này được gọi là vụ tham nhũng ngân hàng lớn nhất trong 74 năm kể từ khi ĐCSTQ đoạt chính quyền. Số tiền liên quan là hơn 4 tỷ nhân dân tệ dựa trên tỷ giá hối đoái hiện hành.
Từ Quốc Tuấn trốn sang Mỹ qua Hồng Kông và Canada vào tháng 10 năm 2001. Vào tháng 11 năm 2021, ông ta bị trục xuất về Trung Quốc sau 20 năm trốn chạy.
2. Tôn Đức Thuận: 979 triệu tệ (tử hình treo)
Ngày 10/11, Tôn Đức Thuận, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung Tín, bị Pháp viện Trung cấp thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông kết án tử hình hoãn chấp hành hai năm vì nhận hối lộ 979 triệu nhân dân tệ. Sau đó án tử hình giảm xuống chung thân, không giảm hình hoặc ân xá.
3. Trịnh Kiến Hoa: 858 triệu tệ (chưa công bố phán quyết)
Ngày 19 tháng 4, Trịnh Kiến Hoa, cựu chủ tịch Tập đoàn Điện khí Thượng Hải Holding, bị xét xử tại Pháp viện trung cấp số 1 Thượng Hải vì nhận hối lộ 156 triệu nhân dân tệ, tham ô 2,15 triệu nhân dân tệ, biển thủ công quỹ 700 triệu nhân dân tệ, lạm dụng chức quyền gây tổn thất đặc biệt nặng nề cho lợi ích quốc gia.
4. Vương Đại Vĩ: 555 triệu nhân dân tệ (chưa công bố phán quyết)
Vào ngày 19 tháng 10, Vương Đại Vĩ, cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh kiêm Giám đốc Sở Công an, bị xét xử tại Pháp viện Trung cấp Tương Dương của tỉnh Hồ Bắc vì nhận hối lộ 555 triệu nhân dân tệ.
5. Lý Văn Hỷ: 540 triệu nhân dân tệ (tử hình treo)
Ngày 6/1, Lý Văn Hỷ, nguyên phó chủ tịch Chính hiệp tỉnh Liêu Ninh, Sở trưởng Công an, bị cáo buộc nhận tài sản của người khác với tổng giá trị hơn 540 triệu nhân dân tệ, bị Pháp viện Trung cấp thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, phán án tử hình, hoãn chấp hành 2 năm; Sau đó án tử hình được giảm xuống chung thân không giảm hình, ân xá.
6. Thái Ngạc Sinh: 519 triệu nhân dân tệ (chưa công bố phán quyết)
Ngày 13/7, Thái Ngạc Sinh, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Giám đốc Quản lý Ngân hàng Trung Quốc, bị xét xử tại Pháp viện Trung cấp Trấn Giang, tỉnh Giang Tô vì nhận hối lộ 409 triệu tệ; lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân từ các đơn vị và cá nhân liên quan, nhận tài sản phi pháp trị giá 110 triệu nhân dân tệ;
7. Đặng Chân Hiểu: 380 triệu nhân dân tệ (chưa công bố phán quyết)
Ngày 6/12, Đặng Chân Hiểu, nguyên thị trưởng Bạc Châu, tỉnh An Huy, bị xét xử tại Pháp viện trung cấp Vu Hồ tỉnh An Huy vì tội nhận hối lộ 21,25 triệu nhân dân tệ, và lạm dụng chức quyền “gây tổn thất đối với tài sản đất đai thuộc sở hữu nhà nước” 359 triệu nhân dân tệ.
8. Vương Tân: 335 triệu nhân dân tệ (tử hình)
Vào ngày 12 tháng 9, Vương Tân, cựu chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc, đã bị Pháp viện Trung cấp Tế Nam của tỉnh Sơn Đông kết án tử hình hoãn chấp hành hai năm vì tội nhận hối lộ 325 triệu nhân dân tệ, và che giấu số tiền gửi ở nước ngoài 56,42 triệu nhân dân tệ; Án tử hình được giảm xuống chung thân, không được giảm hình, ân xá.
9. Triệu Trung Hậu: 290 triệu nhân dân tệ (chưa công bố phán quyết)
Từ ngày 15 đến 16/5, Triệu Trung Hậu, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Y tế của Đại hội Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang, vì nhận hối lộ 170 triệu nhân dân tệ, tham ô 19,47 triệu nhân dân tệ, rửa tiền 40,84 triệu nhân dân tệ, không giải thích được nguồn gốc hợp pháp của 67,98 triệu nhân dân tệ khác, bị xét xử tại Pháp viện trung cấp Thái Hà.
10. Lưu Ngạn Bình: 234 triệu nhân dân tệ (tử hình treo)
Vào ngày 10 tháng 1, Lưu Ngạn Bình, nguyên thứ trưởng Bộ Công an kiêm bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Bộ An ninh Quốc gia, bị kết án tử hình hoãn chấp hành, và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân vì tội nhận hối lộ 234 triệu nhân dân tệ. Sau đó án tử hình được giảm xuống chung thân, không giảm hình hoặc ân xá.
11. Tào Quảng Tinh: 226 triệu nhân dân tệ (chưa công bố phán quyết)
Vào ngày 26 tháng 10, Tào Quang Kinh, nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc, bị xét xử tại Tòa án trung cấp thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô vì nhận hối lộ 216 triệu nhân dân tệ và làm rò rỉ thông tin nội bộ để trục lợi cho người khác 10,42 triệu nhân dân tệ.
12. Điền Huệ Vũ: 210 triệu nhân dân tệ (chưa công bố phán quyết)
Vào ngày 9 tháng 11, Điền Huệ Vũ, cựu chủ tịch Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, bị kết tội nhận hối lộ tổng cộng 210 triệu nhân dân tệ, lạm dụng quyền lực “gây thiệt hại đặc biệt nặng nề cho lợi ích quốc gia” và sử dụng thông tin không công khai để giao dịch, giao dịch nội gián, rò rỉ thông tin nội bộ, “tình tiết đặc biệt nghiêm trọng”, bị xét xử tại Pháp viện Trung cấp thành phố Trường Đức, tỉnh Hồ Nam.
13. Tôn Viễn Lương: 187 triệu nhân dân tệ (chưa kết án)
Ngày 30/11, Tôn Nguyên Lương, nguyên phó Chủ tịch Chính hiệp Tỉnh ủy Liêu Ninh, bị xét xử tại Pháp viện Trung cấp thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc vì tội nhận hối lộ 159 triệu nhân dân tệ, lợi dụng ảnh hưởng để nhận hối lộ 28,16 triệu nhân dân tệ.
14. Chu Giang Dũng: 182 triệu nhân dân tệ (tử hình treo)
Ngày 25/7, Chu Giang Dũng, nguyên ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Chiết Giang, bí thư Thành ủy Hàng Châu, vì nhận hối lộ 182 triệu nhân dân tệ, bị Pháp viện Trung cấp Trừ Châu, tỉnh An Huy kết án tử hình, hoãn chấp hành hai năm và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.
15. Trương Tân Khởi: 155 triệu nhân dân tệ (vô thời hạn)
Vào ngày 20 tháng 2, Trương Tân Khởi, cựu phó chủ nhiệm Đại hội Nhân dân tỉnh Sơn Đông, bị Pháp viện Trung cấp Nam Kinh tỉnh Giang Tô kết án tù chung thân vì nhận hối lộ 155 triệu nhân dân tệ, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.
16. Phí Thánh Anh: 130 triệu nhân dân tệ (tử hình treo)
Vào ngày 26 tháng 9, Phí Thánh Anh, cựu tổng giám đốc Công ty Điện lực Giang Tô, bị Pháp viện Trung cấp Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông kết án tử hình hoãn chấp hành hai năm, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân vì nhận hối lộ 105 triệu nhân dân tệ, tham ô 33,41 triệu nhân dân tệ.
17. Tiêu Nghị: 125 triệu nhân dân tệ (vô thời hạn)
Vào ngày 22 tháng 8, Tiêu Nghị, cựu phó chủ tịch Chính hiệp Tỉnh Giang Tây, đã bị Pháp viện Trung cấp Hàng Châu tỉnh Chiết Giang kết án tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân vì tội nhận hối lộ 125 triệu nhân dân tệ và lạm dụng chức quyền.
18. Khương Quốc Văn: 103 triệu nhân dân tệ (vô thời hạn)
Sáng ngày 29 tháng 8, Khương Quốc Văn, cựu chủ tịch Chính hiệp thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị Pháp viện Trung cấp Hulunbuir ở Nội Mông kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ 103 triệu nhân dân tệ, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.
19. Cao Tài Lâm: trên 100 triệu nhân dân tệ (vô thời hạn)
Vào ngày 2 tháng 9, Cao Tài Lâm, cựu phó tổng thư ký chính quyền tỉnh Cát Lâm, bị Pháp viện Trung cấp Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên ở tỉnh Cát Lâm kết án tù chung thân vì tội tham ô 100 triệu nhân dân tệ, nhận hối lộ 4,03 triệu nhân dân tệ, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.
Vừa thăng quan vừa tham nhũng
19 quan tham số tiền trị giá hàng tỷ nhân dân tệ này có một điểm chung, đó là vừa tham nhũng vừa được đề bạt trọng dụng, không có ngoại lệ.
Hãy lấy Lưu Ngạn Bình, “con hổ chính pháp” trong “băng đảng chính trị Tôn Lực Quân” làm ví dụ.
Theo phán quyết của pháp viện, Lưu Ngạn Bình phạm tội tham nhũng liên tục từ năm 2001 đến năm 2022, thời gian kéo dài tới 21 năm.
Trong 21 năm đó, ông ta trước sau được đề bạt trọng dụng làm phó cục trưởng, chính ủy, cục trưởng Cục Cảnh vệ Bộ Công an, ủy viên Đảng ủy, trợ lý bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên Đảng ủy, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Bộ Công an, tổ trưởng Tổ Thanh tra Kỷ luật của Bộ Công an, tổ trưởng Tổ giám sát kiểm tra kỷ luật Bộ Công an, tổ trưởng Tổ 14 Tổ kiểm tra số 5 Trung ương khóa 19, v.v.
Tháng 8 năm 2011, ông ta được đề bạt trợ lý bộ trưởng Bộ Công an, ủy viên Đảng ủy, được phong quân hàm thiếu tướng Cảnh vệ vũ trang, là cán bộ thuộc quản lý của Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ.
Từ đó trở đi, mỗi lần Lưu Ngạn Bình được đề bạt, Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ đều phải tiến hành khảo sát và đưa ra kết luận giám định. Cũng từ đó, ông ta đã trở thành đối tượng giám sát của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Nhưng điều kỳ quái là, trong 10 năm tiếp theo, cả hai cơ quan này không hề phát hiện ông ta có bất kỳ vấn đề tham nhũng nào.
Điều châm biếm hơn nữa là vào năm 2015, sau 14 năm liên tục tham nhũng, Lưu Ngạn Bình lại được đề bạt trọng dụng làm bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Bộ Công an với nhiệm vụ chống tham nhũng hủ bại. Từ năm 2015 đến năm 2022, ông ta tham gia công tác lãnh đạo phòng chống tham nhũng hủ bại, trở thành một “phần tử tham nhũng lãnh đạo chống tham nhũng” điển hình.
ĐCSTQ – Bộ máy chế tạo quan tham
Từ án tham nhũng của Lưu Ngạn Bình có thể thấy những vấn đề gì? Tiến sĩ Vương Hữu Quần, cựu quan chức của ĐCSTQ, đã đúc kết ra bốn điểm:
Thứ nhất, các quan tham của ĐCSTQ đều được lựa chọn thông qua cơ chế tuyển chọn và bổ nhiệm chính thức của ĐCSTQ, Lưu Ngạn Bình cũng vậy, các quan tham khác cũng đều như vậy. Cũng chính là nói, cơ chế tuyển chọn và đề bạt quan chức của ĐCSTQ là cơ chế tạo ra quan tham, là nơi ươm mầm quan trọng sản sinh các quan tham.
Thứ hai, quan tham của ĐCSTQ đều là trưởng thành trong quá trình “chạy không tải” của cơ chế kiểm tra, giám sát kỷ luật. Nói cách khác, cơ chế giám sát kiểm tra các quan viên của ĐCSTQ đã “giám sát như không” đối với các quan chức tham nhũng trong một thời gian dài, đây là chất xúc tác cho sự sinh sôi nảy nở của quan tham.
Thứ ba, phần tử tham nhũng hủ bại lãnh đạo chống tham nhũng hủ bại như Lưu Ngạn Bình hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt, bởi vì cơ chế bổ nhiệm và giám sát đối với quan viên chống tham hủ các cấp các loại trên toàn quốc là như nhau. Những phần tử hủ bại khác cũng đều có thể vươn lên đứng đầu, trở thành quan viên chống tham hủ các cấp các loại. Điều này tạo ra thổ nhưỡng màu mỡ cho các quan tham sinh sôi nảy nở.
Thứ tư, 19 quan tham này còn có một đặc điểm chung khác là nhận hối lộ số tiền đặc biệt khổng lồ. Lẽ nào họ chỉ nhận hối lộ mà không đưa hối lộ? Quan cao nhận hối lộ hàng chục năm như một ngày, họ ắt hẳn cũng là một quan cao đưa hối lộ. Tuy nhiên, đối tượng nhận hối lộ của họ lại hoàn toàn không bị điều tra.
Đây là một hiện tượng quái lạ nổi bật khác. Tại sao không tiếp tục truy tra những tên trùm hậu trường của những quan tham tiền tỷ này để có thể nhổ cỏ tận gốc?
Trên thực tế, lý do rất đơn giản: ĐCSTQ đang chống tham nhũng có tính chọn lọc, chứ không thực sự chống tham nhũng.
Người chủ trì chống tham nhũng tầng cao nhất có tiêu chuẩn làm việc như thế này: Bạn không phản đối tôi, tôi sẽ không điều tra bạn; nếu bạn phản đối tôi, tôi sẽ dùng biện pháp chống tham nhũng để trừng trị bạn.
Giải phẫu vụ án Lưu Ngạn Bình, có thể thấy thể chế của ĐCSTQ – bao gồm thể chế chọn người dùng người, thể chế giám sát kiểm tra, thể chế ra quyết sách chống tham nhũng tối cao – chính là một thể chế không ngừng nuôi dưỡng tham nhũng hủ bại. Khi một phần tử hủ bại rơi xuống, vô số phần tử hủ bại sẽ lập tức được sao chép ra.
Năm 2023, 19 quan chức tham nhũng trị giá hơn 100 triệu nhân dân tệ bị điều tra xử lý, người chưa bị điều tra xử lý vẫn còn nhiều hơn nữa, những quan tham tiền tỷ mới cũng đang sinh sôi. Căn bệnh ung thư hủ bại của ĐCSTQ không thuốc giải, trừ phi nó giải thể thì mới thôi.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch